Bộ Xây dựng khuyến cáo hạn chế ho, khạc nhổ trong thang máy chung cư
Bộ Xây dựng vừa khuyến cáo người dân trong các khu chung cư có ý thức đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện, ho, khạc nhổ trong thang máy, thường xuyên sử dụng nước rửa tay kháng khuẩn và sử dụng các biện pháp phòng dịch Covid-19.
Bộ Xây dựng vừa ban hành công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống dịch Covid-19 tại nhà chung cư.
Theo Bộ Xây dựng, dịch Covid-19 đang lây nhiễm rất nhanh, nghiêm trọng và đã ở mức rất cao tại Trung Quốc. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Việt Nam có nguy cơ rất cao bùng phát dịch.
Trước diễn phức tạp ngày càng gia tăng của dịch bệnh, Bộ Xây dựng đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tuyên truyền, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan trong nhà chung cư thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, các khuyến cáo của ngành Y tế; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân trong các khu nhà chung cư; phải chủ động, bình tĩnh, xử lý kiên quyết, có phương án, kế hoạch cụ thể để kiểm soát tốt dịch bệnh không để lan rộng.
Chỉ đạo cơ quan y tế của địa phương phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tiêu độc, khử trùng phòng dịch cho các tòa nhà chung cư trên địa bàn; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Bộ Xây dựng yêu cầu tăng cường phòng chống dịch Covid-19 tại nhà chung cư.
Đồng thời, yêu cầu Ban quản lý, Ban quản trị tòa nhà dán thông báo tuyên truyền, hướng dẫn người dân đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách với xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn tại các điểm trong nhà chung cư như sảnh lễ tân hoặc thang máy.
Hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tránh tập trung đông người tham gia trừ trường hợp thực sự cần thiết và để phục vụ phòng, chống dịch.
Khuyến cáo người dân trong các khu nhà chung cư có ý thức đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện, ho, khạc nhổ trong thang máy, thường xuyên sử dụng nước rửa tay kháng khuẩn và sử dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Ngoài ra, yêu cầu các Ban quản lý, Ban quản trị tòa nhà phải nắm bắt tình hình đi lại của cư dân, đặc biệt là đối với các tòa nhà, chung cư có người nước ngoài; kịp thời phát hiện, theo dõi các trường hợp đi qua vùng dịch hay nghi ngờ mắc bệnh.
Thực hiện việc cách ly phòng chống dịch đối với các trường hợp cư dân đến từ hoặc đi qua các tỉnh, thành phố của Trung Quốc theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Trường hợp nghi ngờ có người nhiễm bệnh trong nhà chung cư thì phải khẩn trương thông báo ngay với cơ quan y tế địa phương để cách ly, theo dõi, điều trị kịp thời các trường hợp nhiễm bệnh; thực hiện việc khử trùng các điểm nghi ngờ dịch bệnh trong chung cư.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị cư dân trong nhà chung cư chủ động thực hiện các khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn về y tế, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Nghiêm cấm công bố thông tin sai lệch, không chính xác, gây hoang mang về diễn biến dịch Covid-19 trong chung cư.
Nhiều chung cư trang bị khẩu trang, nước rửa tay cho cư dân ra vào tòa nhà.
Video đang HOT
Thậm chí, tại nhiều chung cư tiến hành bọc nilon nút bấm cầu thang máy và tay nắm cửa của các căn hộ.
Trước đó, nhằm ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh, tại nhiều khu chung cư Hà Nội, Ban quản lý, ban quản trị các toà nhà đã chủ động phun thuốc phòng dịch, phát khẩu trang miễn phí từ sảnh, khuyến cáo cư dân hạn chế nói chuyện trong thang máy và sử dụng cồn và dung dịch sát khuẩn trước khi bấm thang… Thậm chí, nhiều tòa nhà đã có đưa ra biện pháp dán và bọc nilon tại các nút bấm thang máy và tay nắm cửa của các căn hộ.
Hay tại nhiều chung cư có người trở về từ vùng dịch được chính quyền địa phương thông báo cho cách ly y tế tại nhà theo dõi để phòng chống dịch bệnh.
Theo Tiền phong
Nông dân giỏi được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động
Ông là Phan Ngọc Anh, năm nay ông đã 65 tuổi, hiện trú xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam; là chủ lò gạch trên địa bàn huyện Duy Xuyên.
Từng là một người lính, sau giải ngũ ông về làm công nhân lò gạch trong thời kì bao cấp, được một thời gian thì ông nghỉ và ra làm chủ lò gạch. Không như ông tưởng, cũng "lên bờ xuống ruộng" và tay trắng vài bận ông mới đứng dậy. Và khi đã có của ăn của để, ông dành phần lớn lợi nhuận đi làm từ thiện.
Người có "trái tim" nhân ái
Ông Phan Ngọc Anh, năm nay ông đã 65 tuổi, hiện trú xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là người có nhiều đóng góp cho địa phương.
Ngôi nhà màu sơn còn mới của ông Trần Văn Phước (44 tuổi, ở thôn Nhuận Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên) được ông chủ lò gạch Phan Ngọc Anh hỗ trợ gạch và số tiền 50 triệu đồng. Nhìn ngôi nhà hoàn thành cuối năm 2018, ông Phước không nghĩ mình có đủ sức để xây nó như bây giờ.
Ông Trần Văn Phước (ở thôn Nhuận Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên) bên ngôi nhà còn mới được ông Phan Ngọc Anh hỗ trợ.
Ông kể, trước đây gia đình cha mẹ rất khó khăn, ông sinh ra buồn chán với cảnh nghèo khổ nên lao vào con đường hư hỏng, ăn chơi lêu lỏng và được "ăn cơm nhà nước" một thời gian. Khi ra tù, ông quyết tu chí làm ăn, muốn hòa nhập cộng đồng và với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ông có công ăn việc làm.
Những tuyến đường giao thông nông thôn được ông Anh hỗ trợ làm.
Dần dần, cuộc sống ổn định nhưng ngôi nhà trước đây của bố mẹ cho vẫn dột nát mà ông lại không có tiền để sửa chữa nhưng nhờ địa phương hỗ trợ, ông chủ lò gạch Phan Ngọc Anh tiếp sức, ngôi nhà đã được sửa chữa lại hoành tráng với chi phí hơn 100 triệu đồng.
"Tôi thì đang làm thợ hồ, vợ thì đi làm thuê cho người ta. Hiện tôi còn thiếu nợ một ít nữa thôi nhưng vợ chồng tôi cố gắng làm trả nợ, chăm lo con cái học hành đàng hoàng, cuộc sống như vậy là quá tốt với tôi rồi. Tôi không nghĩ mình có được như ngày hôm nay dù còn rất nhiều khó khăn", ông Phước chia sẻ.
Với những gì đã đóng góp cho xã hội, ông Phan Ngọc Anh đã được nhận Huân Chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Ông Trần Văn Phước là một trong hàng nghìn người dân của huyện Duy Xuyên được sự giúp sức của ông Phan Ngọc Anh có được cuộc sống ổn định, chăm chỉ làm ăn, tránh xa thói hư tật xấu.
Ông Nguyễn Ngọc Tiến - Chủ tịch UBND xã Duy Phú cho biết, ông Phan Ngọc Anh đã giúp đỡ rất nhiều hộ dân trên địa bàn thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Hộ nào khó khăn thì làm đơn lên xã xác nhận, tùy theo điều kiện của từng hộ mà xã vận động ông Phan Ngọc Anh hỗ trợ. Như có hộ cần chăn nuôi thì xã vận động ông Anh tặng bò, hay hộ nào nhà cửa dột nát thì ông Anh hỗ trợ gạch và tiền để sữa chữa lại.
Hàng nghìn người dân trên địa bàn được sự hỗ trợ của ông Phan Ngọc Anh.
Không những hỗ trợ cho người dân, ông Phan Ngọc Anh còn hỗ trợ xã làm đường giao thông nông thôn với chiều dài cả chục km, làm nhà văn hóa ở nhiều thôn của xã, làm kênh mương nội đồng. Theo Chủ tịch UBND xã Duy Phú, tuyến đường dài nhất và kinh phí nhiều nhất là tuyến từ trung tâm xã đi qua các thôn Mỹ Sơn, Trung Sơn và Bàn Sơn có chiều dài trên 4km, rộng 5,5m với tổng kinh phí ông Phan Ngọc Anh hỗ trợ trên 3 tỷ đồng.
"Trước đây tuyến đường này chỉ dài trên 3km, chiều rộng chỉ 2,5m. Khi mở tuyến đường này thì người dân đi lại rất thuận tiện. Ngoài đường giao thông thì trên địa bàn xã, ông Anh còn hỗ trợ rất nhiều cho bà con như xây tường rào cổng ngõ cho các trường, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất...", Chủ tịch UBND xã Duy Phú cho biết.
Hàng nghìn ND thoát nghèo nhờ ông Anh
Từ năm 2011 đến nay ông Phan Ngọc Anh đã hỗ trợ tổng cộng trên 16 tỷ đồng cho người dân với nhiều công trình phúc lợi của xã. Đó chỉ mới là phần hỗ trợ có "giấy tờ", còn rất nhiều khoản hỗ trợ khác của ông Anh mà xã không thống kê hết như tặng quà cho người nghèo ăn tết, ốm đau...
Tại xã Duy Thu, ông Phan Ngọc Anh cũng giúp đỡ rất nhiều cho người dân cũng như hạ tầng để xã tiến tới nông thôn mới. Ông Nguyễn Văn Kiên - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Thu cũng không thống kê hết số hộ và những công trình mà ông Phan Ngọc Anh đã hỗ trợ xã. Tổng số tiền ông hỗ trợ xã gần 10 tỷ đồng.
Ngoài giải quyết hàng nghìn lao động, ông Phan Ngọc Anh còn là người tiên phong trong công tác tự thiện.
Các công trình phục vụ người dân của xã như đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, nhà sinh hoạt thôn, nhà đại đoàn kết... đã được ông Phan Ngọc Anh hỗ trợ tiền cũng như gạch để xây dựng. Đối với các gia đình khó khăn thì hàng năm ông đều hỗ trợ mỗi dịp lễ, tết...
"Trên đường về đích nông thôn mới thì xã có một khu dân cư kiểu mẫu, ông Phan Ngọc Anh hỗ trợ xây dựng hội trường và khuôn viên nhà văn hóa ở thôn Phú Đa 1. Trên địa bàn 4 thôn của xã, ông Anh đều xây dựng nhà văn hóa thôn để cho người dân có chỗ sinh hoạt", Phó chủ tịch UBND xã Duy Thu cho biết.
Không những ở huyện Duy Xuyên, ông Phan Ngọc Anh còn giúp đỡ hàng nghìn hộ dân thoát nghèo khác ở các huyện Nông Sơn, Đại Lộc, Quế Sơn... với số tiền từ năm 2012 đến nay gần 40 tỷ đồng, chưa kể những khoản hỗ trợ mà không có giấy tờ.
Chia sẻ với phóng viên, ông Phan Ngọc Anh cho hay, ông đi du kích đến năm 1974 thì xuất ngũ. Sau năm 1975 ông đi làm công nhân nhà máy gạch An Hòa đóng tại huyện Duy Xuyên, thuộc Bộ Xây dựng. Phấn đấu mãi đến năm 1984 thì ông được đề bạt lên chức Phó Giám đốc nhà máy. Đến năm 1989 ông nghỉ việc vì quá khổ, thu nhập không đủ nuôi gia đình.
Đi làm đường, cầu cống một thời gian rồi ông về mở lò gạch riêng của mình vào năm 1997. Đời không như ông tưởng, nhà máy gạch của ông tiêu thụ không được, để tồn tại ông đi vay mượn tiền của nhiều người thân với số tiền gần 1 tỷ đồng.
"Số tiền gần 1 tỷ hồi đó lớn lắm nhưng làm ăn khó khăn quá rồi cũng phá sản, nợ nần chồng chất", ông Phan Ngọc Anh kể lại lúc ông ra làm "ông chủ" và làm ăn bị "bể". Không nản chí, đến năm 2001, ông tiếp tục vay mượn người thân và vay vốn theo đề án 120 "xóa đói giảm nghèo" mở nhà máy gạch. Dần dần, sản phẩm ông tiêu thụ được, trả được nợ và hoạt động đến ngày nay.
Nhà sinh hoạt văn hóa thôn Nhuận Sơn do ông Phan Ngọc Anh hỗ trợ xây dựng.
Khi làm ăn khấm khá, ông trích đến 80% số tiền lãi để làm từ thiện. Ông quan niệm làm từ thiện là giúp cho dân mình. "Mình có thu nhập mà những người xung quanh mình nghèo khổ thì không đành lòng, nên ai cần là tôi hỗ trợ, lúc thì vài nghìn viên gạch, có khi là con bò để họ phát triển kinh tế, thoát nghèo", ông bày tỏ.
Về trường hợp được giúp đỡ mà ông nhớ nhất là trường hợp của bà Én ở thôn Phú Đa 1, xã Duy Thu. Gia đình bà Én bị HIV cả nhà, thấy hoàn cảnh khó khăn ông hỗ trợ cho gia đình một ngôi nhà. Hiện gia đình bà Én vẫn còn mạnh khỏe và làm ăn bình thường. Đây là điều mà ông cảm thấy có ý nghĩa đối với mình.
Với những gì ông đóng góp cho xã hội, tháng 7/2019 ông đã được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng thưởng Huân Chương Lao động hạng Ba.
Ông Phan Xuân Cảnh - Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho biết, ông Phan Ngọc Anh đã đóng góp cho người dân trên địa bàn huyện rất nhiều. Hàng nghìn người dân của huyện cũng đã thoát nghèo nhờ sự giúp đỡ của ông. Địa phương cần gì là ông hỗ trợ mà không đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì.
Theo Danviet
Hàng loạt khe hở trong giá nước sạch Theo các chuyên gia, quy định về suất đầu tư của Bộ Xây dựng còn thiếu, chưa đầy đủ. Không phải cứ công nghệ tiên tiến thì đắt tiền. Bên cạnh đó, giá nước sạch cần minh bạch bởi đây là mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh, không phải thứ "xin- cho". Hồ lắng nhà máy nước Sông Đuống. ảnh: Mạnh Thắng Mỗi...