Bộ Xây dựng không xin ý kiến Bộ Tư pháp về Ban quản trị Hapulico?
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ( Bộ Tư pháp) khẳng định chưa có ý kiến chính thức và cũng không nhận được văn bản đề nghị chính thức của Bộ Xây dựng về việc “hướng dẫn doanh nghiệp thành lập Ban quản trị ở khu chung cư cao cấp Hapulico không thông qua hội nghị nhà chung cư”.
Ông Đồng Ngọc Ba trả lời tại cuộc họp báo (Ảnh: Nguyễn Trường).
Tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra chiều 29/10, ông Đồng Ngọc Ba – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), cho biết văn bản số 26/BXD-QLN ngày 8/2/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thành lập Ban quản trị nhà chung cư cao cấp Hapulico ( phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) chỉ là văn bản hành chính cá biệt.
“Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật định nghĩa về văn bản quy phạm pháp luật, đối chiếu và xem xét văn bản 26/BXD-QLN của Bộ Xây dựng, chúng tôi thấy rằng nó không chứa quy phạm pháp luật. Vì vậy, văn bản này không thuộc thẩm quyền kiểm tra của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật” – ông Ba nói.
Liên quan đến thông tin Công ty CP Đầu tư bất động sản Hapulico viện dẫn văn bản được “chấp thuận” tổ chức Hội nghị chung cư theo hình thức lấy ý kiến bằng phiếu là không sai vì được Bộ Xây dựng hướng dẫn và Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chấp thuận, ông Đồng Ngọc Ba khẳng định: “Đến thời điểm này, chúng tôi chưa có ý kiến chính thức, cũng không nhận được văn bản đề nghị chính thức của Bộ Xây dựng hỏi về chuyện hướng dẫn doanh nghiệp thành lập Ban quản trị không thông qua Hội nghị nhà chung cư”.
Cũng theo ông Ba, việc hướng dẫn thành lập Ban quản trị nhà chung cư Hapulico thuộc phạm vi của Bộ Xây dựng. Vì vậy, Ban quản trị Hapulico được thành lập theo hình thức “lấy ý kiến chủ sở hữu căn hộ” là đúng hay sai, cũng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng.
Video đang HOT
Chung cư cao cấp Hapulico.
Đối với thông tin Công ty CP Đầu tư bất động sản Hapulico và Bộ Xây dựng đã làm việc với ông Phạm Văn Dũng – Phó Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, ông Ba sẽ cho kiểm tra lại.
“Khi còn công tác tại Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, đồng chí Dũng được giao kiểm tra các văn bản về kinh tế trong lĩnh vực xây dựng. Tôi là Cục trưởng quản lý cơ quan, chưa bao giờ giao cho đồng chí Dũng việc trả lời hay trao đổi chính thức với Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thành lập Ban quản trị nhà chung cư Hapulico” – ông Ba nói và cho biết hiện ông Phạm Văn Dũng đã chuyển công tác về tỉnh Lạng Sơn.
Trả lời đơn thư của công dân đang sinh sống ở Hapulico trước đó, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, việc tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu Ban Quản trị nhà chung cư là yêu cầu bắt buộc. Việc thành lập Ban Quản trị thông qua lấy ý kiến bằng văn bản, thay vì tổ chức cuộc họp theo quy định của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn là chưa đúng quy định của pháp luật.
Nguyễn Trường
Theo Dantri
Phát hiện hơn 5.600 văn bản trái pháp luật: Trăn trở của cơ quan "tuýt còi"
Theo ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), việc phát hiện 5.639 văn bản trái pháp luật trong năm 2017 cho thấy công tác kiểm tra, xử lý văn bản ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên cũng cảnh báo tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật vẫn còn nhiều, thậm chí có chiều hướng gia tăng.
Báo cáo của Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá hậu quả, tác hại của việc ban hành văn bản trái pháp luật mới đây cho thấy, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã phát hiện 5.639 văn bản trái pháp luật trong năm 2017. Trong đó, 1.236 văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật về thẩm quyền ban hành và nội dung; 3.829 văn bản quy phạm pháp luật sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; 574 văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật.
Mặc dù các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương chưa thực hiện việc phân loại nội dung trái pháp luật của các văn bản trong từng lĩnh vực cụ thể, nhưng qua báo cáo có thể nhận thấy, số lượng văn bản trái pháp luật được phát hiện ở các lĩnh vực khác nhau khá lớn, gây ra những thiệt hại, tác động tiêu cực đến các quan hệ xã hội trong đời sống kinh tế, xã hội.
Riêng tại Bộ Tư pháp, trong năm 2017, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã kiểm tra, phát hiện và kết luận 157 văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền (gồm 26 văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và 131 văn bản của Hội đồng nhân dân và UBND cấp tỉnh).
Ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trả lời tại một cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp.
"Từ số liệu đã được phân loại nêu trên có thể nhận thấy, văn bản trái pháp luật được phát hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nội dung trái pháp luật đa dạng, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp cơ quan, tổ chức, cá nhân với các mức độ khác nhau. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số văn bản trái pháp luật là lĩnh vực kinh tế. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh của nước ta"- Bộ Tư pháp đánh giá.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (đơn vị xây dựng báo cáo trên) cho rằng, các con số trên phần nào phản ánh công tác kiểm tra, xử lý văn bản ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên cũng cảnh báo tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật vẫn còn nhiều, thậm chí có chiều hướng gia tăng.
Việc phát hiện một số văn bản trái pháp luật chưa kịp thời, có trường hợp văn bản trái pháp luật được áp dụng gây hậu quả tiêu cực về kinh tế - xã hội. Trong khi đó, việc xử lý một số văn bản trái pháp luật, nhất là khắc phục hậu quả, xử lý trách nhiệm của cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật còn hạn chế, vướng mắc....
Những hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nhận thức chưa đầy đủ của nhiều cơ quan về công tác xây dựng, kiểm tra văn bản; quy trình ban hành một số văn bản, nhất là đánh giá tác động, lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp còn được thực hiện chưa thực chất.
Ông Đồng Ngọc Ba khẳng định, thời gian tới sẽ ưu tiên kiểm tra các văn bản tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, môi trường đầu tư, kinh doanh, tiến tới hoàn thành việc kiểm tra ngay sau khi ban hành và trước thời điểm có hiệu lực thi hành của văn bản.
"Chúng tôi sẽ tăng cường xử lý văn bản trái pháp luật, nhất là những văn bản trái pháp luật xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, xã hội. Đôn đốc quyết liệt, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý dứt điểm những trường hợp chậm xử lý văn bản trái pháp luật. Kiến nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trong ban hành văn bản trái pháp luật,..."- ông Ba khẳng định.
"Nhờn luật", không nghiêm túc trong xây dựng văn bản
Do không có đầy đủ thông tin nên Bộ Tư pháp chưa đánh giá tổng thể, đầy đủ, toàn diện về hậu quả, tác hại của việc ban hành văn bản trái pháp luật trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra, xử lý từng văn bản trái pháp luật cụ thể, Bộ Tư pháp luôn yêu cầu cơ quan ban hành văn bản rà soát, đánh giá, xác định hậu quả, tác hại do việc thi hành văn bản trái pháp luật gây ra, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) và xem xét trách nhiệm của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và ban hành văn bản theo quy định của pháp luật.
Báo cáo Thủ tướng, Bộ Tư pháp đánh giá, văn bản vi phạm quy định về nguyên tắc xây dựng pháp luật, các hành vi bị nghiêm cấm, vi phạm thẩm quyền ban hành văn bản đã thể hiện sự "nhờn luật", không nghiêm túc trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản thể hiện đúng, đầy đủ, thống nhất, minh bạch các chính sách, pháp luật của nhà nước sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường lành mạnh, thu hút các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Ngược lại, văn bản trái pháp luật sẽ cản trở sự phát triển, ảnh hưởng đến các chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế...
Thế Kha
Theo Dantri
"Bộ phận quản lý giấy phép không muốn cải cách để tước bỏ quyền lợi của mình!" Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nêu nhận xét đó tại cuộc họp của Tổ công tác của Thủ tướng với các bộ ngành về việc cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và việc đơn đơn giản hóa, cắt giảm các điều kiện kinh doanh ngày 12/7. Cuộc họp do Bộ trưởng, Chủ nhiệm...