Bộ Xây dựng: “Không thể có chuyện xin lỗi dân”
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định: “Bộ Xây dựng ban hành đúng thẩm quyền, hợp lý thì không thể có chuyện xin lỗi”.
Tại cuộc họp báo chính phủ chiều 28/2, phóng viên đề cập đến việc thời gian qua, có rất nhiều hộ dân ở tòa nhà Keangnam (Hà Nội) kiện chủ đầu tư ra tòa vì họ mua phải căn hộ thiếu diện tích. Ra tòa, đại diện chủ đầu tư đưa ra Thông tư 16 của Bộ Xây dựng thể hiện cách tính căn hộ chung cư hoàn toàn khác so với Nghị định trước đó…
Tại phiên điều trần của Bộ Xây dựng trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các chuyên gia đều khẳng định Thông tư của Bộ Xây dựng trái luật, để chủ đầu tư hưởng lợi và người dân chịu thiệt.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên cho biết, chính phủ có chủ trương về vấn đề này lâu rồi. Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các bộ, ngành đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Những văn bản trái với pháp luật thì phải sửa chữa. Những văn bản liên quan đến người dân thì phải lắng nghe, tập hợp các ý kiến, sửa chữa ngay trong thời gian sớm nhất để đưa vào cuộc sống.
Tại cuộc họp báo, do có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Bộ trưởng Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên đề nghị Thứ trưởng Bộ Xây dựng trả lời cụ thể về vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam (Ảnh: Infonet)
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, trong phiên điều trần mới đây với UBPL của Quốchội về Thông tư 16, một số đại biểu nói thông tư 16 là trái luật. Đặc biệt, nội dung gây tranh cãi là quy định cách tính diện tích sàn căn hộ không đúng thẩm quyền.
“Tôi đại diện Bộ Xây dựng khẳng định việc ban hành Thông tư 16 đúng luật pháp, đúng thẩm quyền”, ông nói.
Thứ trưởng Nam giải thích Luật nhà ở 2005 đến thời này vẫn còn có hiệu lực, trong đó có quy định, Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết toàn bộ những vấn đề quy định trong luật mà chưa được chi tiết hóa.
Trong Nghị định 71 hướng dẫn luật, có quy định cụ thể về nội dung, hình thức hợp đồng về nhà ở, trong đó có hợp đồng chung cư.
Video đang HOT
Chính phủ quy định các bên tham gia hợp đồng phải ghi rõ một số nội dung như diện tích thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng, kinh phí bảo trì và cách tính diện tích căn hộ mua bán.
Tại Thông tư hướng dẫn Nghị định(Thông tư 16), Bộ xây dựng có đề cập đến cách tính diện tích sàn.
Bộ Xây dựng đã hướng dẫn cách tính sàn chung cư, hoặc theo nguyên tắc thông thủy, hoặc theo tim tường để chủ đầu tư và người dân lựa chọn.
Cách thứ 2 là tính diện tích sàn xây dựng, gọi là tim tường, cách này thông thường là diện tích sử dụng căn hộ cộng với 10 – 15%. Đây là cách đang được áp dụng bắt buộc ở Hàn Quốc, Trung Quốc.
Cách thứ 3, tính tổng thể, tính tất diện tích toàn bộ khối nhà, thường bằng diện tích căn hộ cộng 25%, áp dụng ở Úc, Malayxia.
Ông cho biết, có quốc gia bắt buộc tính một trong các cách, nhưng một số nước cũng cho phép lựa chọn 1 trong 3 cách tính này.
“Bộ Xây dựng ban hành đúng thẩm quyền, hợp lý thì không thể có chuyện xin lỗi”, ông nói.
Theo Khampha
Nhà ở xã hội: Có thể sẽ xây những căn hộ nhỏ hơn 30m2
Với những người có thu nhập thấp nhưng đủ khả năng vay ngân hàng, chúng ta phải có dải sản phẩm từ nhỏ tới lớn. Sắp tới có thể có các căn hộ nhỏ hơn 30m2 để đáp ứng nhu cầu của đối tượng độc thân hoặc những người có thu nhập quá thấp...
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý vừa được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam trao đổi với báo giới.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam
Thưa Thứ trưởng, có ý kiến cho rằng gói hỗ trợ 30.000 tỷ là quá nhỏ so với nhu cầu của thị trường hiện nay. Ông nghĩ sao?
Gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ là một chương trình dài hạn, hướng tới số đông người dân có thu nhập trung bình, thấp và có nhu cầu thực về nhà ở. Nếu nhìn vào nhu cầu về nhà ở xã hội, so sánh với gói 30.000 tỷ thì rõ ràng gói hỗ trợ tín dụng là nhỏ. Tuy nhiên, sức lan tỏa của gói hỗ trợ sẽ không chỉ dừng lại ở 30.000 tỷ.
Cụ thể, trong điều kiện hiện tại, khoảng 30% sẽ được cho chủ đầu tư vay để tạo nguồn hàng hóa là các dự án nhà ở xã hội vốn đã, đang thực hiện, nhưng thiếu nguồn lực. Mặt khác, dùng phần lớn nguồn lực gói 30.000 tỷ đồng để cho người dân vay thời hạn 10 năm hưởng lãi suất thấp 6% hoặc thấp hơn nếu có điều chỉnh.
Có thể thấy, vốn cho vay doanh nghiệp và người dân sẽ là vốn mồi để hấp dẫn các nguồn lực đối ứng của doanh nghiệp, hay đang tiềm ẩn của người dân.
Ngoài 5 ngân hàng tham gia vào gói hỗ trợ, các ngân hàng thương mại cũng phải cạnh tranh, hạ lãi suất, các doanh nghiệp xây lắp, sản xuất VLXD cũng sẽ ứng vốn và hàng hóa vào các dự án.
Vậy theo ước tính của Bộ Xây dựng, phải mất bao lâu nguồn cung nhà ở xã hội mới có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân?
Ngay tại các nước phát triển có nguồn lực kinh tế, chương trình phát triển nhà ở xã hội vẫn đang được tiếp tục. Tại các nước thu nhập bình quân đầu người cao hơn chúng ta hàng chục lần ví như Singapore, Hồng Kông, Mỹ..., giải quyết nhà ở xã hội vẫn là bài toán dài hạn.
Nhu cầu nhà ở của chúng ta còn rất lớn, hiện còn khoảng 1,7 triệu dân đô thị sống dưới 5m2/người; khoảng 2 triệu công nhân khó khăn về nhà ở. Chưa kể khoảng gần 10 triệu người sống dưới 10m2 đầu người.
Vì vậy không thể vội vã trong phát triển nhà ở xã hội, xác định đó là một chương trình dài hạn, chúng ta cần có chính sách, quy mô hàng hóa phù hợp để phát triển bền vững.
Thực tế, hiện nhà ở cho sinh viên, công nhân ở khu công nghiệp do người dân tự xây chiếm tới 70-80%. Vì vậy, việc xây nhà ở xã hội để đáp ứng các đối tượng được thụ hưởng sẽ phải kéo dài nhiều năm, với những chính sách phù hợp từng thời kỳ để giải quyết dần dần từng bước...
Trên thực tế, có rất nhiều hộ gia đình thu nhập thấp không thể có tích lũy và khả năng trả nợ. Chúng ta giải quyết bài toán này thế nào, thưa ông?
Chúng ta phải có nhiều giải pháp và nhiều gói sản phẩm để các đối tượng người thu nhập trung bình và thu nhập thấp ở đô thị ở các mức khác nhau đều có thể giải quyết được vấn đề nhà ở của mình.
Thứ nhất, với những người có thu nhập thấp nhưng đủ khả năng vay ngân hàng, thì chúng ta phải có dải sản phẩm từ nhỏ tới lớn. Ví dụ tiêu chuẩn nhà thu nhập thấp theo quy định là 30 - 70 m2. Sắp tới có thể có các căn hộ nhỏ hơn đáp ứng nhu cầu của đối tượng độc thân hoặc những người có thu nhập quá thấp.
Có ý kiến lo ngại rằng đây sẽ là những khu ổ chuột trong tương lai, nhưng thực tế ngay tại thành phố lớn như Hồ Chí Minh, có những hộ gia đình 24 người chen chúc trong diện tích vỏn vẹn 30m2. Vì vậy chúng ta cần thực tế, cần cân đo đong đếm từ nhu cầu đến khả năng của người dân một cách hợp lý
Với những đối tượng chưa có khả năng mua nhà thu nhập thấp dù với căn hộ có diện tích nhỏ nhất, chúng ta cần có chính sách phát triển và hỗ trợ nhà ở cho thuê. Chúng tôi tính toán để làm sao các hộ gia đình đi thuê căn hộ khoảng 40-45m2 chỉ mất khoảng 2 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó có thể phát triển một số dự án nhà ở thuê gói, tức là có thể thuê một hợp đồng 6 năm hoặc 12 năm. Nói cách khác, sở hữu nhà ở có thời hạn. Trong thời gian đi thuê nhà đó coi như nhà của người thuê, có thể cho thuê lại, thuê để kinh doanh hoặc chuyển nhượng hợp đồng nhưng giá cả ổn định trong suốt 6 hoặc 12 năm.
Vấn đề chất lượng nhà ở xã hội cũng không nằm ngoài mối quan tâm của người mua nhà. Điều gì có thể đảm bảo người dân sẽ an tâm khi mua nhà ở xã hội, thưa ông?
Có thể nói, nhà ở xã hội mà chúng ta đang xây dựng có chất lượng không khác gì nhà ở thương mại về yêu cầu kỹ thuật và an toàn, chỉ khác nhau về vật liệu hoàn thiện. Điều này thể hiện từ chất lượng kiến trúc, chất lượng cảnh quan môi trường đến chất lượng công trình, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân.
Nhà ở xã hội không phải là nhà cho không. Nhà ở xã hội không phải chỉ dành cho những người cả đời khó khăn, mà nhà ở xã hội vẫn phải cạnh tranh và người dân có toàn quyền lựa chọn mà không bị bắt buộc phải mua của dự án nào.
Trong khi đó, ngành Xây dựng Việt Nam trong những năm trở lại đây đang xuất hiện nhiều công nghệ xây dựng mới, thậm chí có công nghệ tiên tiến tương đương với trình độ của các nước phát triển.
Khu nhà ở xã hội Phú Sơn (Thanh Hóa) là ví dụ khi nơi đây đã áp dụng những công nghệ xây dựng tiến tiến từ Đan Mạch, Nhật Bản, giúp thi công nhanh, đảm bảo chất lượng và giảm giá thành.
Theo Dantri
Chủ tịch huyện xin lỗi dân vì... bụi mù mịt Cùng với lời xin lỗi vì để bức xúc của người dân kéo dài do tình trạng bụi đất mù mịt; ông Lê Văn Mùi, Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ cam kết sẽ chỉ đạo cho do đơn vị thi công khắc phục khẩn cấp tình trạng trên. Ông Mùi (người đứng bên trái), Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ xin lỗi...