Bộ Xây dựng đề xuất: Xây dựng nhà ở xã hội diện tích 25 m2
Ngày 5.12, Bộ Xây dựng đã đưa ra lấy ý kiến dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH) trước khi trình Chính phủ ban hành.
Theo đó, doanh nghiệp (DN) phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới, không phân biệt quy mô, loại hình dự án tại các đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất đã hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng NƠXH. DN có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng NƠXH trên quỹ đất 20% (trừ trường hợp Nhà nước thu hồi quỹ đất 20% để đầu tư xây dựng NƠXH bằng nguồn vốn ngân sách).
Trường hợp dự án có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha thì DN có thể quy đổi quỹ đất 20% ra tiền theo khung giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành. Số tiền trên sẽ được bổ sung vào Quỹ phát triển nhà ở của địa phương dành để đầu tư xây dựng NƠXH. Khi bàn giao quỹ đất 20% cho nhà nước thì DN được hoàn trả (hoặc khấu trừ) các khoản chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các khoản chi phí hợp pháp khác mà chủ đầu tư đã thực hiện đối với quỹ đất 20%. Khi đầu tư NƠXH, DN được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án xây dựng NƠXH được duyệt được ưu đãi thuế VAT được miễn, giảm và hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập DN. DN cũng được vay vốn ưu đãi hoặc bù lãi suất, được được hỗ trợ từ nguồn ngân sách toàn bộ kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án theo điều kiện của địa phương…
Nguồn vốn để phát triển NƠXH được trích từ 30% nguồn thu từ tiền sử dụng đất trên địa bàn, ngân sách địa phương hỗ trợ hằng năm theo quyết định của HĐND cấp tỉnh phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, công trái nhà ở vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách T.Ư vốn trái phiếu Chính phủ vốn ODA…
Video đang HOT
Giá bán NƠXH do chủ đầu tư xác định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc tính đủ các chi phí để thu hồi vốn, kể cả lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư. Bộ Xây dựng đề xuất cho thí điểm xây dựng NƠXH có diện tích tối thiểu là 25 m2, thay vì 35 m2 như trước đây.
Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 25 m2
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín vừa ký quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 19/2009 quy định về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa. Theo đó, những hộ gia đình khi thừa kế, hòa giải tranh chấp, hoặc đặc biệt khó khăn có nhu cầu tách thửa, UBND quận, huyện căn cứ vào hạ tầng kỹ thuật, điều kiện hợp khối, quy chuẩn xây dựng và quy hoạch 1/2000 để xem xét giải quyết. (Đối với khu vực chưa có quy hoạch 1/2000, sẽ căn cứ quy hoạch sử dụng đất). Tuy nhiên, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đất ở không nhỏ hơn 25 m2 và diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đất nông nghiệp là 300 m2.
Theo TNO
Hà Nội la liệt khu đô thị "ma"
Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 40 khu đô thị mới đã xong các công trình nhà ở, trong đó chỉ có hơn 10 khu có dân cư đến sinh sống.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quy định về việc thực hiện dự án khu đô thị. Theo đó, các khu đô thị mới, dự án phát triển khu nhà ở phải được xây dựng đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội, công trình nhà ở và các công trình kiến trúc khác thuộc phạm vi dự án.
Thời gian gần đây, nhiều khu đô thị bỏ hoang đã xuống cấp nhanh chóng như khu đô thị Văn Phú (Hà Đông), Quang Minh (Mê Linh)...Nhiều biệt thự trong các khu đô thị này đã hoàn thành phần thô thì để mặc cho cỏ dại mọc đầy, có biệt thự đã hoàn thiện nhưng không có người ở nên các công trình tường rào nghiêng ngả, móng và thân nhà xuất hiện những đường nứt toác.
Nhiều khu đô thị ma xuất hiện giữa lòng Hà Nội
Theo thống kê cụ thể của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, trên địa bàn Thành phố có khoảng 40 khu đô thị mới đã xong các công trình nhà ở (trong đó có hơn 10 khu đã hoàn thành hệ thống hạ tầng và dân cư đã đến sinh sống) và khoảng 50 khu đô thị đang trong quá trình triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Việc Hà Nội quy định đồng bộ hệ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội những dự án khu đô thị, khu nhà ở sẽ xóa tình trạng trắng trường học tại các khu đô thị trong tương lai. Tuy nhiên hiện tại các khu đô thị đã đi vào sử dụng nhiều năm mà chưa đồng bộ hạ tầng xã hội chưa rõ sẽ bị xử lý thế nào.
Tại 10 khu đô thị mới đã đưa vào sử dụng, theo quy hoạch sẽ có 38 trường học từ bậc mầm non đến THPT được xây dựng. Nhưng tính đến cuối năm 2011, 10 khu đô thị này mới xây dựng và đưa vào sử dụng 27 trường, trong đó chỉ có 4 trường công lập, tỷ lệ 10,5%.
Nổi lên trong số những khu nhà thiếu trường học là Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, Khu đô thị Đại Kim - Định Công, Pháp Vân - Tứ Hiệp... Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì (huyện Từ Liêm), quy mô khoảng 9.000 dân, đã có trên 4.000 người tới ở nhưng thiếu cả 3 loại trường học (mầm non, tiểu học và THCS, THPT).
Theo Dantri
Nhà cho người thu nhập thấp giá quá cao Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa V đã khai mạc ngày 3.12. Theo báo cáo tại kỳ họp, hiện nay việc thực hiệnchính sách đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp tại địa phương còn nhiều hạn chế. Cụ thể, việc triển khai xây dựng rất chậm trễ, hầu hết các dự...