Bộ Xây dựng đề xuất xây chòi chống lũ cho miền Trung
Trong buổi làm việc với đoàn giám sát của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cung cấp thông tin về mô hình chòi chống lũ và đề nghị Quốc hội ủng hộ triển khai.
Ngày 23-11, đoàn giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với đại diện Chính phủ và các bộ ngành có liên quan.
Nhà chòi chống lũ tại Hà Tĩnh
Tham dự có đông đảo thành viên Chính phủ là lãnh đạo các bộ ngành, các ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội là thành viên của đoàn giám sát.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cung cấp thông tin về mô hình chòi chống lũ cho đồng bào nghèo và đề nghị Quốc hội ủng hộ để chương trình này được nhanh chóng triển khai rộng khắp.
Ông Nam cho biết: “Vừa rồi chúng tôi thí điểm làm 700 căn cho đồng bào các tỉnh miền Trung. Làm xong thì lũ đến. Kết quả là toàn bộ 700 căn đều vững vàng, người dân an toàn. Chúng tôi dự kiến tiếp tục hỗ trợ làm cho 400.000 đồng bào miền Trung”.
Theo ông Nam, chi phí cho việc này không nhiều, chỉ hơn 1.000 tỉ đồng.
Video đang HOT
“Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung bình sau mỗi đợt mưa lũ chúng ta phải hỗ trợ đồng bào khoảng 2.000 tỉ đồng. Sau mỗi đợt lũ, người chết rồi, tài sản mất rồi, chúng ta còn phải xuất tiền. Như vậy, nếu chúng ta bỏ tiền ra trước mà đảm bảo an toàn cho dân vẫn tốt hơn” – ông Nam đề xuất.
Về kết cấu của chòi chống lũ, ông Nam cho hay chòi cao khoảng 3,6m, gồm 2 tầng, đổ cột bêtông, người dân có thể đưa cả gia đình, trâu bò lợn gà gạo nước lên được. Chòi có giá trị trên dưới 40 triệu đồng. Với đặc điểm của mưa lũ miền Trung thường lên rất nhanh thì loại chòi vượt lũ này rất phù hợp, người dân không phải di tản đi xa.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai nói bà rất quan tâm đến thông tin này và cho biết sắp tới sẽ đi tận nơi giám sát, nếu thật sự hiệu quả tốt như báo cáo của Bộ Xây dựng thì mô hình này rất đáng để nhân rộng.
Theo Tuổi Trẻ
Hàng chục người chết vì thủy điện xả lũ mà không ai chịu trách nhiệm?
"Cần điều tra, xử lý kỷ luật, thậm chí xem xét trách nhiệm hình sự chủ các thủy điện vi phạm việc xả lũ. Phải làm cho nghiêm, không thể để hàng chục người chết mà không ai chịu trách nhiệm" - Đại biểu Nguyễn Văn Phúc đặt vấn đề.
Mở đầu phiên chất vấn sáng 19/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận về việc thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn qua 3 kỳ họp gần đây, nhất là vấn đề thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng đã đăng đàn từ đầu nhiệm kỳ.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nêu thực tế, cơ bản các Bộ trưởng, trưởng ngành đã thực hiện nghiêm túc các nội dung được Quốc hội giao trong Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. Tuy nhiên vẫn còn những nội dung dù Nghị quyết của Quốc hội đã xác định cụ thể qua nhiều kỳ họp mà không được đề cập.
Ông Học dẫn chứng vấn đề xem xét hỗ trợ người nghèo ở các vùng thủy điện đã được nhiều đại biểu đặt ra trong nhiều kỳ họp khi vùng thủy điện vào mùa khô thì cạn kiệt nguồn nước, mùa mưa thì lũ lụt, như tình trạng miền Trung hiện nay. Ở khu vực này tỷ lệ người nghèo, hộ nghèo rất cao.
Đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) hiện là Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội.
Dẫn lại nguyên tắc, người dân sau tái định cư nhường đất cho thủy điện phải có cuộc sống tốt hơn hoặc bằng như cũ, cũng như gợi ý của Chủ tịch Quốc hội kỳ trước là trích 1 phần lợi nhuận của thủy điện cho những người dân mất đất, đại biểu nhắc lại, Bộ trưởng Công thương khi đó đã hứa sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để sớm ban hành chính sách về việc này.
"Cả 2 kỳ họp thứ 3 và thứ 4, Quốc hội đều ra Nghị quyết về chính sách cho đồng bào nghèo vùng thủy điện. Bộ Công thương xác định năm 2013 sẽ ra chính sách nhưng đến giờ vẫn chưa có. Đáng tiếc vừa rồi trả lời thắc mắc về việc này, Bộ trưởng Công thương lại cho là trách nhiệm thuộc Bộ NN&PTNT" - ông Học bày tỏ bức xúc vì đến lần thứ 2 gửi văn bản chất vấn, Bộ trưởng Công thương vẫn "đẩy" trách nhiệm qua Bộ NN&PTNT.
Ông Học nêu rõ, vấn đề được đưa ra nhiều kỳ họp vì các đại bểu ghi nhận ý kiến cử tri để chuyển đến cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, từ đó Quốc hội đã có Nghị quyết, người dân đã phấn khởi chờ thực hiện. Nhưng diễn biến vấn đề như này, đại biểu trăn trở vì không biết sẽ phải trả lời, báo cáo với cử tri thế nào.
Đại biểu yêu cầu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời lại việc này trước Quốc hội để cử tri nắm được, đồng thời đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm của người đứng đầu ngành công thương trong việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) xót xa, khi Quốc hội ngồi họp thì đồng bào miền Trung ngập tràn trong lũ, được cho là do thủy điện gây ra. Ông Đương cũng mong chờ câu trả lời từ Bộ trưởng Công thương.
Đáng ra trước bão phải xả hết nước để đón lũ về, tăng sức chứa của hồ. Không thể vì lợi ích nhỏ mà hi sinh lợi ích lớn của nhân dân vùng hạ du như vậy. Còn không thực hiện đúng nguyên tắc, phải truy cứu trách nhiệm hình sự một cách nghiêm khắc như "quy tội" cố ý làm trái.
Tuy nhiên, yêu cầu nhắm đến địa chủ cụ thể của các đại biểu không được đáp ứng vì như Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn thông tin, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đang công du nước ngoài.
Được điều động nói về vấn đề chính sách cho người dân nghèo vùng thủy điện, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội, Bộ NN&PTNT đã cùng Bộ Công thương tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình di dân tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện gửi tới Quốc hội. Bộ cũng đang lập thống kê, xây dựng chính sách để ổn định cuộc sống người dân. Dự kiến cuối 2013 (tháng 12) đề án xây dựng chính sách này sẽ nghiệm thu, trình Chính phủ để sớm khắc phục khó khăn tồn tại trong lĩnh vực công tác này. Trên cơ sở khảo sát tình hình, Bộ cũng đang chuẩn bị dự thảo để trình Chính phủ thông qua quy định sửa đổi về chính sách di dân tái định cư thủy điện, thủy lợi.
Đối với 2 thủy điện lớn trên bậc thang Sông Đà là thủy điện Sơn La và Lai Châu, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Bộ đang tiến hành đánh giá vấn đề di dân.
Cũng về việc thủy điện xả lũ gây khốn đốn người dân hạ du, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao chỉ đạo khẩn trương của Chính phủ, Thủ tướng khi đã trực tiếp cử 2 Phó Thủ tướng vào miền Trung để đối phó với bão lũ. Tuy nhiên, theo ông Phúc, vấn đề cần nhất là phải có giải pháp căn cơ để hạn chế tối đa hậu quả của bão lũ.
"Nếu không có giải pháp căn cơ thì có chỉ đạo quyết liệt việc phòng chống, cứu trợ người dân nhưng khu vực miền Trung năm nào cũng mấy tháng bão lũ, các Phó Thủ tướng vừa đi thì lũ mới lại về, đời sống của bà con chỉ ngày càng khó khăn, nghèo khó hơn" - ông Phúc day dứt.
Ông Phúc dẫn chứng, theo đánh giá của Bộ TN-MT, mỗi năm cả nước thiệt hại do bão lũ thiên tai đến 1,5% GDP. Cả vùng sau một thời gian nỗ lực khá lên đôi chút thì sau 1 trận bão lũ lại quay lại đói nghèo.
Đại biểu đề nghị trao đổi lại địa phương quy hoạch lại khu vực thường xuyên bão lũ gắn với đề án xây dựng nông thông mới. Ngoài ra, cần rát soát lại thủy lợi, thủy điện vì không thể chấp nhận việc thủy điện xả lũ mà chính quyền địa phương, người dân không biết.
Cùng quan điểm như ông Đương, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế cho rằng cần điều tra và xử lý kỷ luật, thậm chí xem xét trách nhiệm hình sự chủ các thủy điện vi phạm. "Phải làm vài vụ cho nghiêm chứ không thể để như hiện nay, hàng chục người chết, bao nhiêu người bị thương, tài sản thiệt hại khó kể hết mà không ai chịu trách nhiệm" - ông Phúc nhấn mạnh.
P.Thảo
Theo Dantri
Góp tiền ủng hộ miền Trung bão lũ: "Cán bộ" chê ít Tại Long An, đã xuất hiện những "cán bộ tỉnh", ăn mặc lịch sự, đi vận động nhân dân ủng hộ đồng bào chịu bão lũ ở miền Trung với mức tối thiểu 200 nghìn đồng. Nhiều địa phương ở miền Trung thiệt hại nặng sau những trận bão lũ vừa qua Ông Phạm Văn Tường, ngụ ấp 2, xã Long Sơn, huyện...