Bộ xá xị dân chơi thèm, trộm nhìn chỉ biết… khóc
Bộ xá xị ( gù hương) của một “đại gia” quê lúa khiến dân chơi thèm muốn, còn trộm có lẽ chỉ… biết khóc vì… quá nặng, muốn lấy cũng không thể mang đi được.
Bộ gỗ lũa gù hương ngàn năm tuổi ở vùng quê lúa Thái Bình vừa được anh Nguyễn Xuân Bình (xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, Thái Bình) mang về từ Tây Nguyên khiến người xem chỉ biết trầm trồ.
Bộ gỗ lũa gù hương ngàn năm tuổi của “tay chơi” đất Thái Bình.
Chiếc bàn nguyên khối được đục đẽo từ gốc cây cổ thụ ngàn năm tuổi có hình tròn với đường kính hơn một mét, dày 70cm. Gốc cây gù hương này có lẽ nằm bên suối quá lâu năm, được nước bào mòn chỉ còn lại phần xương gỗ đã vô tình tạo cho nó một hình dáng cực kỳ đặc biệt.
Anh Nguyễn Xuân Bình – chủ nhân của bộ bàn lũa xá xị độc nhất quê lúa. Bộ lũa nguyên khối nặng cả tấn khiến dân chơi thèm muốn, còn trộm chỉ biết… khóc vì quá nặng, rất khó để có thể mang đi chỗ khác.
Ngoài những rãnh bên trong thân, trên mặt bàn có những lỗ tròn chạy sâu bên trong tựa như những điểm hóa trầm của loại cây kỳ nam được bao người săn tìm.
Nguyên chiếc bàn này đã nặng lên tới cả tấn, anh Bình phải nhờ hai mươi người mới đưa nó được vào trong nhà.
Bốn chiếc ghế nguyên khối được tách khéo léo từ gốc cây cổ thụ cũng có những hình dáng cổ quái, đặc biệt.
Chiếc ghế lớn cao hơn một mét, dài hơn hai mét được chạm khắc đầu rồng đang ở tư thế ngóc đầu.
Bìa ngoài của những chiếc ghế còn lại sần sùi như những nu nghiến. Một cháu bé hơn mười tuổi ngồi trên ghế cũng trở nên nhỏ bé vì chiếc ghế quá lớn.
Bộ gỗ lũa gù hương này cùng nguồn gốc với bộ bàn ghế xá xị độc nhất vô nhị của một người chơi xứ sương mù Đà Lạt. Tuy nhiên, xét về tuổi, có lẽ, bộ xá xị này còn lâu năm hơn nhiều.
Trang trí cho bộ bàn ghế lũa đặc biệt này, anh Bình còn sưu tập được những tiêu bản động vật hoang dã nhồi bông, nhìn sống động như thật.
Video đang HOT
Công việc liên quan đến vùng núi Tây Nguyên, thường xuyên sang Lào…, anh Bình đã may mắn gặp được món đồ quý.
Chưa nói đến số tiền bỏ ra để mua lại từ người bán, riêng đoạn trường vận chuyển về quê hàng ngàn km, nó cũng đã nâng giá trị của món đồ chơi bởi độ công phu, “chịu chơi” của người đi sưu tầm.
“Bộ lũa này nặng hàng tấn, nếu như không có mùi thơm đặc trưng, chắc chắn nhiều người sẽ nhầm sang những bộ lũa hóa thạch đang có ở Việt Nam. Có lẽ, những chiếc bàn độc nhất vô nhị như thế này, chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay” – anh Bình tự hào.
Bộ gù hương ngàn năm của “dân chơi” quê lúa:
Mặt sau của chiếc ghế sần sùi như nu nghiến.
Chiếc bàn gù hương nguyên khối với hình thù tròn trịa như chiếc bàn biết xoay ở Đà Lạt.
Chiếc ghế lớn được trạm khắc hình đầu rồng.
Mỗi một chiếc ghế mang một hình thù cổ quái, kỳ dị…
Đây là niềm tự hòa của anh Bình khi may mắn tìm và mang được về nhà sau cả ngàn cây số xa xôi.
Theo K.Trung
Kỳ lạ ngôi làng liên tục bị "trời đánh"
Chưa có thống kê đầy đủ nhưng chuyện sét đánh ở ngôi làng này nhiều "như cơm bữa", từ nhiều năm qua đã làm hàng chục người thương vong. Người dân Tân Hiệp (xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) sợ "thiên lôi" đến ám ảnh!
Căn nhà kho phơi lúa - nơi 12 người dân Tân Hiệp bị sét đánh .
Chuyện người dân bỏ đồng áng mà chạy vì sợ sét
Tân Hiệp là một trong 7 thôn của xã Ninh Thượng với đa phần người dân sống bằng nghề nông. Khi đến đây, chúng tôi có cảm giác vùng đất này tựa như một "lòng chảo" vì được rừng núi bao bọc xung quanh. Từ vị trí này, nhìn về phía Tây Bắc có núi "Vọng Phu" án ngữ cách hơn 30km; phía Đông Nam là núi "Ổ Gà", cách khoảng 8km.
Chuyện sét đánh chết người ở vùng này được các cụ kể lại là từng xảy ra hồi trước giải phóng. Kể từ vài chục năm trở lại đây, không rõ vì nguyên nhân gì mà vùng này bị "thần sấm", "thần sét" ghé thăm thường xuyên. Và vì thế, số người thương vong cũng tăng đáng kể.
Mới đây nhất, vào chiều ngày 30/4/2014, như thường lệ, người dân thôn Tân Hiệp ra đồng và phơi lúa ở khu nhà hợp tác xã cũ thì bất ngờ mưa giông ập tới. Thấy trời sắp đổ mưa, bà con hối hả cứu lúa, thu dọn quanh gánh rồi chạy nhanh vào kho thóc ở bên cạnh trú chân. Bất ngờ "một luồng ánh sáng" vụt qua và 12 thường dân ngã lăn ra đất. Khi người dân trong thôn bổ nhào chạy đến thì bà Đoàn Thị Kim Hoa (58 tuổi) đã tử vong, 11 người khác miên man ngất lịm, phải nhập viện cấp cứu. Dù sự việc xảy ra đã được vài tháng, nhưng đến tận bây giờ, người dân trong vùng vẫn chưa hết run sợ khi nhắc đến.
Ngoài vết thương trên cổ, chị Hạnh còn bị thủng màng nhĩ do bị sét đánh.
Kể lại giây phút hôm đó, chị Lê Thị Ngọc Hạnh (37 tuổi), một trong số 11 người may mắn thoát chết, chưa hết bàng hoàng: "Khi trời vừa đổ mưa thì mọi người chạy vào nhà kho trú. Em vừa mới chạy vô, chưa nghe tiếng sấm mà trong người đã có cảm giác bị điện giật. Khi dòng điện lên tới ngực thì em bất tỉnh và không còn biết gì nữa".
Nghe tin vợ đi phơi lúa bị sét đánh trúng, chồng chị Hạnh cùng người làng chạy tới thì các nạn nhân mỗi người nằm mỗi nơi, cảnh vật chung quanh tan hoang, mái ngói của nhà kho vỡ vụn.
Là 2 trong số 11 người bị thương nặng nhất, sau hơn 5 tháng điều trị tại bệnh viện, đến nay chị Hạnh vẫn phải "đánh vật" với di chứng do sét gây ra. Chị bị thủng màng nhĩ phải nên thính giác bị ảnh hưởng nặng nề. Trên cơ thể chị Hạnh bây giờ còn rất nhiều vết thương ở tay, chân. Rõ nhất là ở vùng cổ vẫn còn nguyên vết sẹo do sợi dây chuyền bị sét "đốt nóng" để lại.
"Lúc tôi chạy tới nhà kho thì vợ tôi nằm lăn ra đất, bất tỉnh, áo quần bị cháy, tay chân bị bỏng. Sợi dây chuyền trên cổ vợ tôi đứt rời ra mấy đoạn, nằm dính ở phần áo bị cháy thành nhựa", chồng chị Hạnh kể lại.
Đưa chúng tôi đến thăm khu nhà hợp tác xã nơi 12 người dân bị sét đánh, trưởng thôn Tân Hiệp - ông Võ Văn Ẩn - cho biết, ngoài chị Hạnh, một nạn nhân khác là chị Tô Thị Minh Lâm (39 tuổi) cũng bị di chứng rất nặng sau khi bị sét đánh. Khi chúng tôi đến, chị Lâm cũng đang phơi lúa ở đây. Chị kể không hề nhớ gì về hôm xảy ra sự việc. Sau này tỉnh dậy, chị mới nghe người làng kể lại là mình bị sét đánh "thập tử nhất sinh". "Bây giờ tay chân nhức mỏi dữ lắm, cơ thể yếu hẳn đi, việc đồng áng phải cố gắng lắm mới có thể làm nổi...", chị Lâm tâm sự.
Chị Lâm may mắn thoát chết sau khi bị sét đánh "thập tử nhất sinh".
Ông Võ Văn Ẩn cho biết, hơn 20 năm làm trưởng thôn, ông nhận thấy sấm, sét xuất hiện "dày đặc" ở vùng này, đặc biệt là vào tháng 3, tháng 4 hàng năm, khi trời có mưa giông. Ở Tân Hiệp, năm nào cũng bị sét đánh, nếu không có người thương vong thì nhà cửa, ti-vi, vật dụng... cũng bị mất mát, hư hỏng nặng nề. Cách đây chưa lâu, sét cũng đánh trúng nhà anh Trương Đình Huấn, Trần Văn Toàn khiến mỗi người bị hất văng mỗi nơi, làm cháy dàn điện, hư hỏng nhà cửa...
Ngược về trước đó, chúng tôi còn được kể rằng ở Tân Hiệp nói riêng và xã Ninh Thượng nói chung, còn nhiều trường hợp người dân bị sét đánh chết khi đang cày ruộng hoặc trên đường làm đồng về nhà. "Do nhiều người trong thôn bị sét đánh chết nên bây giờ người làng rất sợ. Giờ có mưa giông, trời đang có sấm, sét là không ai dám ra đồng; hoặc đang làm đồng mà gặp sấm, sét thì bà con không ai bảo ai vứt cả cày, cuốc, bỏ cả đồng áng, máy móc... mà chạy về nhà", ông Ẩn kể.
Câu chuyện "Hòn đá vàng" và những điều chưa thể lý giải
Ông Nguyễn Danh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Thượng khẳng định chuyện thôn Tân Hiệp bị sét đánh chết nhiều người trong nhiều năm qua là có thật. Ông Danh còn cho biết, ngoài thôn Tân Hiệp thì thôn Đồng Xuân ở bên cạnh cũng bị sét "hoành hành" rất dữ.
Hỏi từ trước tới nay trong xã đã có bao nhiêu người chết vì bị sét đánh, ông Danh cho biết do đây là tai nạn nên xã không có thống kê cụ thể. Song từ sau năm 1975 đến nay, xã Ninh Thượng đã có hàng chục người thương vong do sét đánh, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người dân trong vùng. "Bây giờ mà có mưa giông thì ai cũng sợ. Sấm, sét đánh đùng đùng như bom nổ! Có hôm chúng tôi làm xong việc, ngoài trời đang sấm sét mà không ai dám về nhà", ông Danh nheo mày kể.
"Hòn đá vàng" ở vùng bị sét đánh.
Về xã Ninh Thượng, chúng tôi còn được nghe câu chuyện khá kỳ bí: Trước kia thôn Đồng Xuân có tên gọi khác là "Hòn đá vàng" vì trên đường vào thôn có một hòn đá rất lớn nằm ở bên đường cái. Rằng, xưa kia có một ông khổng lồ đã gánh 2 quả núi đi ngang qua thôn này nhưng không may bị đứt gánh, một quả núi đã rơi xuống rồi để lại "Hòn đá vàng" như ngày nay. Và từ đó thôn này bị sét đánh liên miên. Hiện trên hòn đá này, người ta tìm thấy một dấu vết rất lạ mà họ cho rằng đó là "bàn chân" của ông khổng lồ do lúc bị đứt gánh đã dẫm lên hòn đá. Thực tế đây chỉ là câu chuyện truyền thuyết nhằm lý giải cho sự hiện diện của "Hòn đá vàng" ở thôn Đồng Xuân. Còn chuyện sấm, sét giáng nhiều phải được lý giải bằng cơ sở khoa học.
Phó Chủ tịch xã Ninh Thượng - ông Nguyễn Danh - cũng cho biết, mặc dù đây là vùng bị sét đánh nhiều, người dân thương vong cũng nhiều nhưng đến nay xã chưa ghi nhận có bất kỳ đoàn nghiên cứu nào đến đây để khảo sát, tìm hiểu. Hiện xã chưa có báo cáo chính thức nhưng sẽ sớm có kiến nghị lên UBND thị xã Ninh Hòa về việc làm "cột thu lôi" cho xã.
"Chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền với bà con trong xã là nhất quyết khi trời có mưa, xuất hiện sấm sét thì không cầm các vật dụng kim loại đi ra đường; hoặc trời đang có sấm, sét thì không nên cầm cuốc, xẻng làm đồng. Không trú mưa ở bãi đất trống hoặc dưới cây to...", ông Danh nêu biện pháp trước mắt.
Viết Hảo
Theo dantri
Phó Quản đốc và 2 tổ trưởng tử nạn trong hồ xử lý nước thải Nhận thấy Phó quản đốc và 2 tổ trưởng không có mặt để bàn giao ca trực, nhiều công nhân đổ xô đi tìm và sau đó đã phát hiện họ đều tử vong tại hồ xử lý nước thải ở những vị trí khác nhau. Rạng sáng ngày 7/9, cơ quan chức năng huyện Tân Biên và tỉnh Tây Ninh đã có...