Bờ vực chiến tranh hạt nhân Mỹ – Liên Xô
Thế giới từng đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân, khi một cuộc tập trận của NATO vô tình kích hoạt nỗ lực chuẩn bị khai chiến của Liên Xô.
Một tên lửa đạn đạo tầm trung SS-4 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân từ thời Liên Xô – Ảnh: Reuters
Vào tuần trước, Thư viện An ninh quốc gia tại Đại học George Washington đã công bố một báo cáo mới liên quan đến hoạt động tình báo của Mỹ vào năm 1990 vừa được giải mật. Theo đó, các sử gia Mỹ phát hiện Mỹ và Liên Xô suýt nữa đã nổ ra cuộc chiến thực sự vào thập niên 1980, đánh dấu một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất thời Chiến tranh lạnh, theo trang tin Business Insider.
Tiếng trống trận
Có thể nói báo cáo của Thư viện An ninh quốc gia chứa đầy những tình tiết đáng sợ về tình trạng thế giới lúc đó. Vào tháng 11.1983, Mỹ và các đồng minh NATO triển khai cuộc tập trận quy mô lớn ở Trung Âu gọi là “Able Archer”, (tạm dịch “Cung thủ tài ba”). Cuộc tập trận thường niên này diễn ra giữa lúc quan hệ giữa Liên Xô và các nước phương Tây xấu đi nghiêm trọng, với việc NATO triển khai tên lửa hạt nhân Pershing II đến Tây Đức.
Trước đó 2 tháng, vào tháng 9.1983, Liên Xô bị tố cáo bắn rơi một máy bay chở khách của Hàn Quốc mà họ cho là đang thực hiện sứ mệnh do thám. Vào tháng 3.1983, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan lên án Liên Xô là “đế chế tội ác” trong khi Moscow cáo buộc Reagan và các cố vấn của ông là “điên rồ”, “cực đoan” và là “tội phạm”.
Trong bối cảnh vô cùng nhạy cảm đó, Moscow tưởng lầm cuộc tập trận nói trên chỉ là một động tác giả nhằm che giấu âm mưu tấn công phủ đầu bằng hạt nhân của Mỹ, thế là quân đội Liên Xô nhận lệnh vào vị trí chiến đấu. Báo cáo cho biết Liên Xô đã dàn quân vào vị trí nhằm giảm thời gian phóng tên lửa hạt nhân tấn công trả đũa từ tàu ngầm và tàu chiến, từ vài giờ xuống còn 20 hoặc 30 phút. Chỉ cần có chuyển động bất thường, tên lửa hạt nhân của Liên Xô sẽ rời bệ phóng.
Về phần vũ khí thường, Liên Xô bắt đầu triệu tập quân dự bị, gửi các lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz đến tiền tuyến ở Đông Âu, triển khai các khẩu pháo đến Đông Âu, thậm chí chuyển đổi công năng của các nhà máy sản xuất máy kéo thành sản xuất xe tăng.
Các phản ứng còn bao gồm đặt lực lượng không quân ở Đông Đức và Ba Lan vào tình trạng báo động và thực hiện các chuyến bay trinh sát với tần suất dày đặc. Các đặc vụ của Ủy ban An ninh quốc gia (KGB) và tình báo quân sự của Liên Xô trên toàn thế giới được lệnh rà soát mọi dấu hiệu về quá trình chuẩn bị tấn công hạt nhân của phương Tây. Cùng lúc, Khối Warsaw do Liên Xô dẫn đầu cũng ban hành lệnh ngưng mọi chuyến bay quân sự từ ngày 4 – 10.11, ngoại trừ các chuyến bay trinh sát, với mục đích được nhận định là nhằm “chuẩn bị tối đa số máy bay quân sự phục vụ chiến đấu”.
Theo báo cáo đề ngày 15.2.1990 của Ban Cố vấn tình báo đối ngoại thuộc Nhà Trắng, giới tình báo Mỹ hầu như không nắm bắt được bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Liên Xô hoàn toàn nghiêm túc trong việc chuẩn bị tham chiến để có thể ngăn chặn được cuộc tấn công sắp xảy ra. Những đánh giá lúc đó đưa ra kết luận sai lầm rằng sự chuẩn bị của Liên Xô chỉ phục vụ mục đích tuyên truyền. Do vậy, phương Tây không leo thang các nỗ lực ứng phó, vốn có thể khiến chiến tranh hạt nhân trở nên cận kề hơn.
Ẩn số VRYAN
Video đang HOT
Theo báo cáo, Liên Xô thời đó bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi rằng Washington luôn chực chờ phát động cuộc tấn công nhằm vào nước này. Tuy nhiên, phần kỳ lạ nhất trong báo cáo chính là cách thức giới lãnh đạo Liên Xô tự thuyết phục bản thân rằng mình trong tình thế bất lợi và dễ bị tấn công. Nhờ vào báo cáo, giới phân tích mới biết hóa ra sự đánh giá trên của giới lãnh đạo Liên Xô một phần được nhào nặn thông qua chương trình máy tính do KGB vận hành có tên là VRYAN, viết tắt từ “Cuộc tấn công tên lửa hạt nhân bất ngờ”.
“Với nỗi ám ảnh rằng Mỹ sắp tấn công hạt nhân, Liên Xô phụ thuộc phần lớn vào chương trình máy tính này”, theo báo cáo của Mỹ. VRYAN sử dụng “một cơ sở dữ liệu dựa trên hơn 40.000 yếu tố được cân nhắc” để xác định “những tình huống chính trị vốn đã bất ổn, theo đó cho rằng một Liên Xô yếu đi có thể trở thành mồi ngon để Mỹ tấn công phủ đầu”. Hơn 200 đặc vụ KGB chịu trách nhiệm nạp dữ liệu mới vào hệ thống. Những dữ liệu này bao gồm các thông tin liên quan đến khía cạnh quân sự, chính trị, kinh tế, có thể biểu thị những điều kiện cần thiết để Mỹ tấn công hạt nhân. Hầu hết dữ liệu đều thuộc dạng thông tin mật thu thập từ mọi nguồn của Moscow.
Kích thước và quy mô của VRYAN cho thấy tầm quan trọng của nó trong số các công cụ dùng để phân tích mối đe dọa chực chờ đối với Liên Xô trong giai đoạn cực kỳ nhạy cảm vào thập niên 1980. Mục đích của chương trình là lọc ra trị số thể hiện sức mạnh của Liên Xô so với Mỹ trong môi trường đầy nhiễu động của các vấn đề thế giới và trong nước.
Năng lực của Mỹ được thể hiện ở mức 100 và VRYAN sẽ đưa ra một con số được cho là phản ánh thực lực của Moscow. Theo báo cáo, phía Liên Xô tin rằng nếu VRYAN cho ra một giá trị từ 60 trở lên, có nghĩa là Liên bang Xô Viết đủ mạnh để ngăn chặn Mỹ chủ động tiến hành chiến tranh hạt nhân, còn 70 là “mức trong mơ”. “Ngưỡng báo động” được xác định là 40 và dưới mức này, Liên Xô bị xem là thua thiệt ở mức nguy hiểm trước Mỹ.
“Nếu Liên Xô bị lọt qua ngưỡng 40, KGB và giới lãnh đạo quân sự sẽ báo động giới lãnh đạo chính trị rằng an ninh của Liên Xô không thể được đảm bảo”, theo báo cáo. Lúc đó, chính quyền Xô Viết gần như được bật đèn xanh để giáng đòn tấn công hạt nhân vào Mỹ. “Liên Xô sẽ tấn công phủ đầu trong vòng vài tuần kể từ khi rơi xuống ngưỡng nguy hiểm 40%”.
Sau khi suýt nữa đụng độ vào cuối năm 1983, đến năm 1984, trong lúc diễn ra chiến tranh tại Afghanistan, quan hệ với Mỹ trở nên đóng băng và nền kinh tế suy giảm, VRYAN đã cho kết quả 45%, gần sát điểm báo động mà chính phủ Liên Xô phải bắt đầu động não cho một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
7 vũ khí có sức mạnh khủng khiếp nhất của Hải quân Mỹ
Tạp chí We Are The Mighty vừa đăng tải danh sách 7 loại vũ khí có sức mạnh khủng khiếp nhất của Hải quân Mỹ; trong đó gồm tên lửa Tomahawk...
Tạp chí We Are The Mighty vừa đăng tải danh sách 7 loại vũ khí có sức mạnh khủng khiếp nhất của Hải quân Mỹ; trong đó gồm tên lửa Tomahawk, ngư lôi Mark-48, tên lửa đạn đạo Trident II, tên lửa dòng Standard, ngư lôi Mark-50, vũ khí laze và pháo đường ray điện từ.
1. Tên lửa Tomahawk
Tomahawk được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, là loại tên lửa có cánh đắt đỏ hàng đầu thế giới, mỗi quả tên lửa có giá 569.000 USD. Tomahawk có thể tăng tốc đến 880km/h và tiêu diệt mục tiêu ở cự ly từ 1.300km đến 2.500km.
Với trọng lượng 1.300 kg và chiều dài 5,56 m với phiên bản thường và trọng lượng 1.600 kg, chiều dài 6,25 m với phiên bản tăng cường, Tomahawk mang được đầu đạn nặng 450 kg hoặc đầu đạn hạt nhân W80.
2. Ngư lôi Mark-48 (MK-48)
Mark-48 là loại ngư lôi hạng nặng được trang bị trên tàu ngầm của Hải quân Mỹ và đồng minh, có thể dùng để chống cả tàu mặt nước và tàu ngầm nguyên tử hoạt động ở độ sâu lớn. -48 có thể tăng tốc đến 51 km/h và tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 8km.
Mk 48 có thể được dẫn hướng từ tàu ngầm bằng dây gắn trên ngư lôi, chúng cũng có các sensor chủ động hoặc thụ động riêng để tự tiến hành dò tìm, thực hiện quy trình bám và tấn công mục tiêu. Ngư lôi Mk 48 được thiết kế để nổ phía dưới các tàu mặt nước.
3. Tên lửa đạn đạo Trident II
Trident II có thể mang đồng thời 14 đầu đạn hạt nhân độc lập, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu khác nhau. Trident-II có chiều dài 13,41m, đường kính 1,85m, trọng lượng phóng 58,5 tấn.
Đây là tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn với tầm bắn thiết kế 11.000km. Tên lửa có khả năng mang theo 8 đầu đạn hạt nhân W88 với đương lượng nổ 475 Kt/đầu đạn hoặc 12 đầu đạn hạt nhân W76 với đương lượng nổ 100 Kt/đầu đạn.
Về các đặc tính kỹ thuật, các tàu ngầm của Mỹ có thể mang 24 tên lửa Trident II, nhưng theo Hiệp ước hạt nhân quốc tế, Mỹ có quyền trang bị cho các tàu của mình chỉ 20 tên lửa này.
4. Tên lửa dòng Standard
Dòng tên lửa này chủ yếu được sử dụng để phóng vào mục tiêu từ máy bay hoặc trực thăng. Ngoài ra, tên lửa có thể tiêu diệt các chiến hạm cũng như tên lửa có cánh và đạn đạo, thậm chí tiêu diệt vệ tinh.
Các phiên bản khác nhau của dòng tên lửa này đều có một nhiệm vụ riêng biệt. SM-2 có thể tiêu diệt các chiến hạm của đối phương, trong khi đó SM-3 có chức năng chủ yếu là tiêu diệt tên lửa đạn đạo. SM-6 có thể tiêu diệt tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, trong tương lai phiên bản này có thể sử dụng để tác chiến chống tàu mặt nước.
5. Ngư lôi Mark-50 (MK-50)
Ngư lôi MK-50 là một ngư lôi hạng nhẹ phát triển của Hải quân Hoa Kỳ, được sử dụng để chống lại các tàu ngầm hiện đại chuyển động nhanh hơn và ở độ sâu hơn.
Mk-50 có thể được phóng từ các máy bay chống tàu ngầm và từ các ống phóng ngư lôi ở trên tàu chiến. Mk-50 là loại thay thế ngư lôi MK-46. Ngoài ra, MK-50 có trọng lượng nhỏ hơn MK-48, tuy nhiên nó có thể tăng tốc đến 74km/h.
6. Vũ khí laze
Hệ thống pháo laser được trang bị trên chiến hạm USS Ponce đã tiêu diệt thành công các mục tiêu là tàu cao tốc trên biển và máy bay không người lái trên không, với khả năng xác định mục tiêu chính xác tới từng cm và thiêu rụi nhanh chóng mục tiêu bằng tia laser năng lượng cao.
Vũ khí laser sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai gần vì rất nhiều ưu điểm của nó, như độ chính xác cao, tiêu diệt mục tiêu nhanh chóng, chi phí cho mỗi lần sử dụng thấp. Dự kiến Hải quân Mỹ sẽ đưa loại vũ khí này vào sử dụng bắt đầu từ năm 2020.
7. Pháo đường ray điện từ (EM Railgun)
EM Railgun là sản phẩm nghiên cứu sáng tạo của Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ (Office of Naval Research, ONR), được trưng bày công khai lần đầu tại Triển lãm Khoa học và Công nghệ của Lực lượng hải quân tương lai (Naval Future Force S&T EXPO) ở Washington vào các ngày 4 và 5/2/2015.
EM Railgun là một loại vũ khí tầm xa sử dụng điện năng, chứ không dùng thuốc nổ hóa chất, để đẩy viên đạn đi. Từ trường tạo ra bởi dòng điện mạnh làm tăng tốc một vật kim loại hoặc một armature (phần cảm ứng), trượt giữa hai đường ray để bắn đầu đạn đi với tốc độ 7.242 km/h tới mục tiêu ở cách xa 110 hải lý.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ xác nhận Iran thử tên lửa có khả năng hạt nhân Vào hôm 16-10, Mỹ đã xác nhận loại tên lửa tầm trung mà Iran mới thử nghiệm có thể mang được đầu đạn hạt nhân, hành động hoàn toàn vi phạm quy định cấm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. "Mỹ quan ngại sâu sắc về việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo gần đây của Iran. Sau khi nhận được...