Bố vợ ốm nhờ vả con rể chăm nhưng bị hắt hủi ra mặt, ai ngờ mấy tháng sau anh ta phải “đứt ruột” khi biết mình đã để vuột khỏi tay cả tỷ bạc
“Nghe xong lão chồng em trợn trừng mắt suýt ngất. Chắc lão đã nhẩm ra tại sao mình không được bố vợ cho xu nào mà chú em đồng hao lại được cả tỷ bạc”, cô vợ kể lại.
Mối quan hệ bố vợ – con rể xưa nay thường không được nhắc tới nhiều bởi lẽ họ không sống chung nhà lại ít va chạm. Tuy con rể vẫn được ví như “khách” trong nhà nhưng không có nghĩa con rể không cần hiếu thảo, phụng dưỡng bố mẹ vợ. Đó vừa là đạo lý sống ở đời, đôi khi trong 1 số trường hợp việc hiếu thuận với bố mẹ vợ còn mang lại “lợi nhuận” kếch xù đấy!
Câu chuyện mà một người vợ chia sẻ lên MXH dưới đây là 1 ví dụ:
“Hôm nay có thời gian em kể cho các chị nghe chuyện này. Chuyện về lão chồng em, vừa tức vừa ghét vừa thấy bõ đời các chị ạ.
Bố mẹ sinh được em với em gái là hai cô con gái thôi. Hai đứa đều lấy chồng có con cái hết rồi. 7 năm trước mẹ em qua đời, thành ra còn mỗi mình bố em lủi thủi. Nhiều lúc nghĩ thương ông nhưng phận con gái đi lấy chồng, có phải muốn đón bố về chăm là đón được đâu. Ông cũng nhất quyết ở 1 mình, không cần đứa nào lo.
Mấy tháng trước bố em gọi điện đến, nói dạo này bố mệt quá không ở 1 mình được nữa. Đi khám bác sĩ nói ông bị suy nhược cơ thể, còn có bệnh dạ dày, bệnh khớp… đủ thứ bệnh. Em nghe mà nhói hết lòng, chưa bàn gì với chồng đã bảo bố về đây vợ chồng con chăm cho.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Chồng em biết chuyện thì lèm bèm mãi, bảo em vượt quyền tự quyết. Rồi ca thán ở chung với người già khó chịu, phiền phức nọ kia. Em bực lắm nhưng vẫn nhịn để đón bố về ở cho êm ấm.
Bố đến, chồng em không nói đuổi ông đi nhưng nhìn cái mặt là biết lão chẳng hoan nghênh gì bố vợ. Không thèm hỏi thăm, quan tâm ông câu nào, ra vào đá thúng đụng nia, ăn nói gắt gỏng, cau có đầy bất mãn. Em điên lắm nhưng có mặt bố ở đấy không tiện cãi nhau, lên giường ngủ mới quát lão một trận mà ngày hôm sau lão vẫn đâu vào đấy. Đánh không đánh lại, ăn thịt cũng chẳng ăn thịt được, điên tiết không tả được.
Cứ thế qua 1 tuần bố em chủ động bảo ông về nhà cho thoải mái. Nhìn ông em xót đứt cả ruột lại nghĩ chán mình vô cùng. Vì chồng mà để bố phải rơi vào hoàn cảnh này. Lúc ấy em chỉ muốn ly hôn quách cho xong nhưng bố cầm tay em an ủi, khuyên nhủ mãi. Sau đó ông nói ông sẽ đến nhà em gái em ở tạm một dạo. Em thấy thế cũng được nên đưa ông đến nhà đứa em.
Ông ở bên đó khá tốt, em rể quan tâm, săn sóc bố vợ lắm. Sau 2 tháng gặp lại thấy ông béo trắng ra, da dẻ hồng hào thấy rõ. Khỏe hẳn ông lại về nhà cũ ở 1 mình. Ít hôm sau ông gọi các con đến tuyên bố vài việc. Thứ nhất, ông đã tìm được một người bầu bạn, dự định đưa bà ấy về sống chung. Chúng em nghe thế cũng mừng cho ông, mẹ em mất hơn chục năm rồi, ông không thể lủi thủi như vậy cả đời.
Thứ hai, ông cho vợ chồng em gái mảnh đất trị giá hơn 1 tỷ, để làm gì thì tùy vợ chồng cô chú ấy. Vợ chồng em không được xu nào, có mỗi con gái em được ông tặng gói bảo hiểm trị giá khoảng 100 triệu. Bố mẹ em trước buôn bán tích góp được chút tiền, rồi ông bà có đôi mảnh đất nữa. Nhưng em không nói nên hẳn lão chồng em không biết bố vợ có của.
Ảnh minh họa.
Nghe xong lão chồng em trợn trừng mắt suýt ngất. Chắc lão đã nhẩm ra tại sao mình không được bố vợ cho xu nào mà chú em đồng hao lại được cả tỷ bạc. Ai bảo lão chăm bố vợ có vài ngày đã hắt hủi ông, giờ đòi ông chia tiền cái nỗi gì. Em dám chắc ruột gan lão đang tan nát vì tiếc của. Tài sản bạc tỷ vuột khỏi tầm tay trong một nốt nhạc, không tiếc mới lạ.
Lúc về em mới bảo lão: ‘Tiền của ông, ông quý ai thì ông cho người đấy. Sống trên đời phải thật tâm cho đi thì mới mong nhận lại, chuyện gì cũng thế thôi…’. Lão im im không nói câu nào nhưng có vẻ lão cũng suy ngẫm ghê lắm. Những ngày sau thấy lão trầm lắng hơn hẳn, cư xử với em nhẹ nhàng, từ tốn hơn nhiều.
Sau đó bố có gọi riêng em tới đưa cho em 1 sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu bảo em cất đi mà phòng thân đừng cho chồng biết. Ông muốn chia tài sản cho tụi em trước khi đón người phụ nữ đó về để tránh rắc rối sau này. Ông cũng nói rõ đã dặn dò vợ chồng em gái, sau này có gì anh chị em phải giúp đỡ lẫn nhau. Em chỉ biết gật đầu nén nước mắt, biết ơn và thương ông nhiều lắm”.
Những điều người vợ trong câu chuyện nói với chồng mình thật sự đúng đắn và thấu đáo. Có cho đi thì hãy mong nhận lại, chưa nói con cái chăm sóc bố mẹ là điều đương nhiên bất kể con dâu hay con rể, bố mẹ vợ hay bố mẹ chồng. Hy vọng sau chuyện này người chồng sẽ nhận ra được nhiều điều, sửa đổi tốt suy nghĩ, cách cư xử của bản thân với vợ và gia đình vợ.
Thược Dược
Theo Helino
7 năm chồng ra sức uốn nắn vợ theo khuôn mẫu của mẹ
7 năm là vợ anh, để chồng hài lòng, chị đã phải thay đổi hoàn toàn đến mức bạn bè không nhận ra. Thế nhưng, dù chị cố gắng bao nhiêu thì trong mắt anh chị chỉ là kẻ vô dụng. Mâu thuẫn liên miên khi chồng ra sức uốn nắn vợ theo khuôn mẫu của mẹ anh.
Chị luôn bị chồng mang ra uốn nắn theo khuôn mẫu của mẹ.Ảnh minh họa
Chị là mẫu người từ tốn, đủng đỉnh, mơ mộng. Trong khi mẹ anh lại là người phụ nữ xốc vác, mạnh mẽ và thực tế. Suốt 7 năm sống cùng anh, chị đã luôn cố gắng thay đổi. Bởi, chị làm bất cứ việc gì cũng khiến anh ngứa mắt. Từ việc đi chợ, anh cũng cằn nhằn khi chị lựa chọn đồ ăn không ngon, không tươi, không rẻ như mẹ anh. Đến việc đưa con đi bệnh viện, anh cũng không ngừng lải nhải khi vợ không nhanh nhẹn "làm việc" với bác sĩ. Thậm chí, ngay cả chuyện đi gặp họ hàng, bạn bè, anh liên tục nhìn chị với "ánh mắt hình viên đạn" khi thấy chị không nhanh nhẩu mồm miệng, khéo léo trong việc xã giao với mọi người...
7 năm ròng rã, chị luôn cố gắng thay đổi, đến mức mà bạn chị thấy thương vì chị không còn là chị nữa. Thế nhưng, dù chị có cố gắng bao nhiêu thì anh cũng không hài lòng. Bởi, anh luôn đòi hỏi chị phải là "khuôn mẫu" của mẹ anh. Chị làm việc gì cũng bị anh so sánh với mẹ. Rằng chị vô dụng, vụng về, ẩu đoảng, không làm gì nên chuyện. Nếu "vào tay" mẹ anh thì đã khác. Bà làm ngon ơ và đâu vào đấy. Anh không ngớt lời khen mẹ trong khi chê bai, coi thường, hạ thấp vợ đến cùng cực.
Nếu chị có thay đổi thế nào thì suốt cuộc đời này cũng không làm vừa lòng anh. Ảnh minh họa
Chị buồn, chị tủi nhục. Thế nhưng, chị vẫn chịu đựng và cố rướn thêm. Anh mỗi ngày một khắt khe, không ít lần anh gây gổ, đánh chị khi "mãi mà không giỏi bằng mẹ". Những lúc ấy, chị dằn vặt rất nhiều. Chị giằng xé giữa giữ và buông. Nếu giữ, chị không biết giữ thế nào khi sự đòi hỏi của anh không bao giờ dừng lại. Nếu chị có thay đổi thế nào thì suốt cuộc đời này cũng không làm vừa lòng anh. Còn nghĩ đến buông chị cảm thấy như bị bóp nghẹn trong tim. Người thiệt thòi nhất là con chị. Bố mẹ hai bên sẽ cảm thấy đau lòng. Nghĩ đến chuyện mất "thanh danh", rồi khi phải đối mặt với "búa rìu" dư luận, chị cảm thấy gợn gợn.
Sự dằn vặt ấy khiến chị mất ăn mất ngủ. Trong một lần đi công tác, chị tĩnh lặng nghĩ lại cuộc hôn nhân của mình. Chị nhận ra, ngay từ đầu anh đã chọn nhầm vợ. Và khi sống cùng nhau, anh đã ra sức uốn nắn vợ theo khuôn mẫu của mẹ anh.
Chị nhẹ nhõm nghĩ, nếu chọn nhầm thì mình chỉ cần bước ra khỏi cuộc hôn nhân là được, anh sẽ có cơ hội chọn người phù hợp. Còn chị, chị được sống đúng là con người mình, dù có chậm chạp, từ tốn cũng không sao, miễn là không biến thành con người khác.
Linh Đan
Theo phunuvietnam.vn
Đưa vợ 25 triệu tiền sinh hoạt mỗi tháng, nhưng bữa nào cũng chỉ có cá rô phi loại rẻ rán giòn, tôi càng ngao ngán khi nghe lời biện bạch từ vợ Ấy vậy mà lúc nào mâm cơm cũng chỏng chơ 1 đĩa cá rô phi loại 20 ngàn/kg rán giòn, đủ ăn cả 3 bữa, khiến tôi ngao ngán vô cùng. Tôi không dám nhận mình tài giỏi hơn người, nhưng với mức lương 30 triệu/ tháng tôi khá tự tin có thể lo cho vợ con ở mức sống tàm tạm. Sau...