Bố vợ ngã bệnh mà chồng không cho động vào tiền tiết kiệm nhưng chỉ 30 phút sau anh hoảng hồn trước hành động táo bạo của cô vợ
“Mẹ em gần như suy sụp. Cả nhà túc trực trong viện lo đứng lo ngồi. Riêng chồng em điềm nhiên như không, chẳng hỏi han tình hình bố vợ…”, cô gái kể.
Nhiều người đàn ông vẫn nghĩ, trong gia đình vợ luôn phải là người nhún nhường. Thấy chồng nóng nảy phải dịu dàng “xuống nước” giống “cơm sôi bớt lửa” như thế cuộc sống hôn nhân mới ấm êm. Thế nhưng họ lại chẳng bao giờ nghĩ cảm giác của vợ mình, cứ nhịn nhục trước sự ngang ngược, vô lý của chồng mãi thì ai có sức. Khi “con giun xéo lắm cũng quằn”, đương nhiên sẽ có lúc người vợ phải “vỡ bờ” mà “vùng lên”. Giống tâm sự của cô vợ trẻ trong câu chuyện dưới đây.
Câu chuyện gia đình cô như sau: ” Bố mẹ em chỉ có 2 cô con gái, ông bà thương nên ‘rút gan rút ruột’ chăm lo cho đủ thứ. Chị em lấy chồng xa còn đỡ, chứ em ở gần ông bà có gì ngon cũng gọi sang chia. Lúc con em còn bé, toàn ông bà thay nhau sang bế ẵm. Thế mà chồng em lại vô tâm, dửng dưng với bố mẹ vợ lắm. Anh coi việc ông bà chăm cho con cho cháu là trách nhiệm của họ, chẳng bao giờ biết nói một lời cảm hơn hay tỏ thái độ cảm kích.
Bài chia sẻ của người vợ
Khổ nhất là cách đây 1 tuần bố em bị nghẽn mạch máu não dẫn tới đột quỵ. May mẹ em phát hiện kịp thời đưa ông vào viện cấp cứu nên giữ được tính mạng. Tuy nhiên bác sỹ chỉ định phải mổ để thông mạch máu não nếu không ông sẽ ch ết não thành người thực vật.
Mẹ em gần như suy sụp. Cả nhà túc trực trong viện lo đứng lo ngồi. Riêng chồng em điềm nhiên như không. Em giục vào thăm ông, anh kêu mệt để hôm sau vào chứ trong viện có người rồi, anh vào chẳng giải quyết được gì.
Thất vọng hơn, chi phí cho ca mổ của bố em dự kiến hết gần 200 triệu. Khoản tiền lớn như vậy, liền lúc mẹ không xoay kịp nên em bàn với chồng rút tiền tiết kiệm đưa mẹ lo cho bố. Không ngờ, vừa nghe em nói, anh trợn mắt quát: ‘Cấm cô động tới tiền của tôi. Cô là con gái đã đi lấy chồng, không có trách nhiệm phải lo mấy việc đó. Bố ốm có mẹ lo’.
Video đang HOT
Nghe chồng nói, em sốc thật sự. Biết rằng anh ấy vốn vô tâm nhưng không tưởng tượng được anh ấy lại có thể hẹp hòi, tính toán với nhà vợ như thế.
Nghĩ ức không chịu được, em nhìn thẳng mặt chồng đáp: ‘Được, tiền của anh tôi sẽ không bao giờ thèm động tới. Anh ôm lấy tiền mà sống cho thật sung sướng vào’.
Nói dứt lời, em về phòng mang hết 3 cây vàng cưới với ít đồ nữ trang mang đi bán. Chồng hỏi, em chỉ đáp cộc lốc rằng: ‘Của hồi môn nhà ngoại cho tôi lúc đi lấy chồng, tôi sử dụng thế nào là việc của tôi. Anh không có quyền can thiệp’.
Không chỉ vậy, em còn gọi người tới nhà khuân hết tủ lạnh, máy giặt, tháo luôn cả điều hòa chuyển về nhà ngoại. Đó toàn là đồ bố mẹ sắm cho em lúc hai đứa mới cưới chưa có tiền rồi tuyên bố: ‘Nhà tôi với anh từ nay không liên quan’.
Chưa bao giờ em dứt khoát tới thế. Dọn bán xong đồ, em mang tiền vào viện với mẹ. Tuyên bố thẳng với chồng sẽ ly hôn khiến mặt lão tím tái. Hôm sau lão vào thăm bố em rồi bảo muốn nói chuyện nhưng em gạt luôn bảo giờ chỉ tập trung lo cho bố, mọi chuyện tính sau. Thật sự là em quá thất vọng vì chồng”.
Ảnh minh họa
Quyết định của người vợ nhận được sự tán thành ủng hộ của rất nhiều người bởi trong cuộc sống hôn nhân, điều cốt lõi là vợ chồng phải tôn trọng lẫn nhau cũng như cùng quan tâm, săn sóc gia đình 2 bên nội ngoại. Anh chồng này quá ích kỷ khiến vợ không chịu đựng được thêm mà “vùng lên” là điều khó tránh.
Ai sinh ra trên đời cũng đều có bố có mẹ và phải thực hiện trách nhiệm, bổn phận báo hiếu của người làm con không riêng đàn ông hay phụ nữ và không ai có quyền cấm cản điều đó. Người vợ trong câu chuyện trên đã đúng khi quyết liệt thể hiện quan điểm, lập trường của bản thân. Có như vậy chồng cô mới hiểu 1 điều rằng, thế giới của cô không đơn giản chỉ có 1 mình anh mà còn có bố mẹ, gia đình cô nữa.
Người trẻ nên siêu âm mạch cảnh phòng đột quỵ
Chụp mạch máu não ít nhất một lần, hoặc siêu âm mạch cảnh hằng năm với chi phí 200.000 đồng là điều người trẻ nên làm để phòng đột quỵ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyến, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết để dự phòng nguy cơ đột quỵ ở cả người trẻ lẫn người già, điều đầu tiên và quan trọng là cần khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, phần lớn người dân ít đi khám, hoặc chỉ khám sức khỏe định kỳ tầm soát chức năng gan, thận, ung thư... Ít ai để ý đến yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.
Ở người trẻ tuổi, dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Dị dạng mạch máu não có thể bẩm sinh hoặc trải qua nhiều năm dị dạng mới hình thành. Có hai phương pháp khảo sát mạch não là chụp cộng hưởng mạch máu não và chụp cắt lớp vi tính mạch máu não. Nếu phát hiện dị dạng mạch, bác sĩ điều trị nút mạch chủ động trước khi dị dạng bị vỡ.
Bác sĩ khuyên không chỉ người cao tuổi cần chụp kiểm tra mạch máu não mà người trẻ cũng nên chụp tầm soát, tối thiểu một lần. Chi phí khoảng 1,9 đến 2,5 triệu đồng một lần, tùy chụp cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ.
Ngoài ra, siêu âm mạch cảnh cũng có thể tầm soát nguy cơ. Bệnh thiếu máu não do hẹp động mạch cảnh rất phổ biến nhưng ít người để ý để khám và điều trị. Nhiều trường hợp bác sĩ bỏ quên khi khám lâm sàng cho bệnh nhân. Tai biến mạch máu não xảy ra, 25-30% là do hẹp động mạch cảnh.
Động mạch cảnh có kích thước khá lớn, nằm ở cổ, gồm có động mạch cảnh trái và động mạch cảnh phải mà ta có thể sờ thấy được nhịp đập của chúng ở hai bên cổ. Động mạch cảnh có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não. Động mạch cảnh bị hẹp là do mảng vữa xơ phát triển dày lên từ thành mạch, làm giảm lưu lượng dòng máu não. Mảng vữa xơ có thể gây nên huyết khối tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển gây tắc mạch não. Hẹp động mạch cảnh là một trong các nguyên nhân quan trọng gây đột quỵ nhồi máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua.
Bác sĩ khuyến cáo siêu âm mạch cảnh ưu tiên kiểm tra hàng năm, giá chỉ 150-200.000.
Ở người cao tuổi, dấu hiệu đột quỵ thường từ các cơn thiếu máu não thoáng qua, nhưng nhiều người bỏ qua. Khoảng 12% bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua bị đột quỵ trong vòng 3 tháng sau đó. Bác sĩ khuyến cáo cách tốt nhất để dự phòng đột quỵ là khi có những cơn thiếu máu thoáng qua, bệnh nhân không được chủ quan mà cần đến viện ngay để chẩn đoán, kịp thời điều trị.
Bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Quân đội 108. Ảnh: Thúy Quỳnh
Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết đột quỵ não là bệnh có thể dự phòng bằng các biện pháp chống yếu tố nguy cơ như điều trị rối loạn lipid máu, kiểm soát đường huyết, kiểm soát trị số huyết áp...
Đối với nhóm dự phòng cấp một chưa từng đột quỵ, bệnh nhân cần khám bác sĩ thường quy để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và kiểm soát sớm ngay từ đầu, nhất là những người đái tháo đường, huyết áp, mỡ máu nên đi khám một tháng một lần.
Đối với nhóm dự phòng cấp hai, đã từng bị đột quỵ, bác sĩ nhận định những trường hợp này nguy cơ cao tái phát. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định thăm khám, điều trị, không ngưng thuốc hay bỏ thuốc giữa chừng. Không sử dụng thực phẩm chức năng thay thế thuốc điều trị. Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo, kiểm soát cân nặng, ngăn tình trạng béo phì.
Thực hiện chế độ ăn muối và kali hợp lý, giảm ăn mặn để phòng ngừa tăng huyết áp. Mức độ ăn kiêng được khuyến cáo chung là không quá 6 g muối ăn mỗi ngày. Nên bổ sung kali bằng ăn thêm hoa quả và rau tươi. Giữ trọng lượng cơ thể trong giới hạn. Cai thuốc lá triệt để vì hút thuốc làm nguy cơ đột quỵ và bệnh mạch vành tăng, nhất là ở những người hút trên 40 điếu mỗi ngày.
Tập thể dục để làm giảm thấp các yếu tố nguy cơ như làm hạ huyết áp, giảm béo phì, hạn chế tiến triển tổn thương vữa xơ động mạch. Tập thể dục mức độ trung bình là đều đặn đi bộ 30 phút mỗi ngày. Có thể đạp xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút một lần một ngày, 5 ngày một tuần cũng rất hữu ích.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khác gây đột quỵ là thói quen hút thuốc lá, béo phì và lười vận động, tiểu đường, tăng huyết áp, uống rượu bia... Khoảng 50% số bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi hút thuốc lá . Thuốc lá chứa khoảng 7.000 chất độc hóa học như carbon monoxide, formaldehyde, arsenic và cyanide. Những chất độc này vào máu sau khi hấp thu vào phổi làm thay đổi và phá hủy các tế bào trong cơ thể, tăng nguy cơ vữa xơ, tổn thương mạch máu não.
Đột quỵ não là một trong những bệnh lý tạo ra gánh nặng cho gia đình, xã hội vì chi phí điều trị rất cao và tỷ lệ tàn phế rất nặng. Bệnh có thể phòng bệnh được khi chúng ta phát hiện và điều trị sớm các yếu tố nguy cơ. Các chuyên gia cho biết, một khi đột quỵ đã xảy ra, bệnh nhân cần được nhanh chóng đến bệnh viện vào các đơn vị (trung tâm) đột quỵ để điều trị kịp thời giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế. Bác sĩ khuyên mỗi người nên xây dựng lối sống lành mạnh tránh nguy cơ đột quỵ nói riêng và các bệnh lý khác nói chung.
Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ Theo số liệu của Bộ Y Tế, ở Việt Nam có hơn 200.000 ca đột quỵ mỗi năm, tỉ lệ tử vong còn cao do chưa nhận biết được các dấu hiệu về đột quỵ, cấp cứu muộn, bỏ lỡ "giờ vàng" trong điều trị. (Hình minh họa) 1. Đột quỵ là gì? Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu...