Bỏ việc ngân hàng lương cao về trồng rau “5 không” lãi 100 triệu/tháng
Khu trang trại trồng rau an toàn “5 không”-không dùng phân hóa học, không dùng chất bảo quản, không dùng giống biến đổi gen, không dùng thuốc diệt cỏ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật của anh Lê Quốc Hải (khu phố 5, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đang ăn nên làm ra. Mỗi tháng, trừ chi phí vườn rau sạch mang về nguồn lãi 100 triệu đồng.
Bắt sâu bằng tay
Là thành viên Tổ hợp tác (THT) rau sạch, anh Lê Quốc Hải được vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để đầu tư mở rộng trang thiết bị sản xuất rau sạch công nghệ cao. Anh Hải một trong số những thành viên THT làm giàu từ nghề trồng rau sạch. Hiện nay anh sở hữu vườn rau rộng hơn 10.000m2 với mức thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 100 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho trên 10 lao động.
Một đoàn khách Hội Nông dân TP.HCM thăm quan trang trại trồng rau sạch của anh Lê Quốc Hải. Ảnh: Minh Hiếu.
Trải qua thời gian làm nhân viên ngân hàng đến năm 2015 anh nghỉ việc ở đây và bắt đầu công việc mới là trồng rau sạch trên diện tích đất nông nghiệp của mình. Số tiền tiết kiệm trong quá trình làm việc nhiều năm ở ngân hàng cộng với vay mượn thêm, anh đã sử dụng để mướn đất, xây nhà lưới, hệ thống tưới nước tự động…hình thành trang trại trồng rau theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Thời gian đầu anh luôn cố gắng tìm hiểu cách trồng rau sạch để cung ứng sản phẩm an toàn cho thị trường. Anh cho biết: “Lúc mới khởi nghiệp trồng rau sạch công nghệ cao khó khăn nhất là do chưa có đầu ra, mối tiêu thụ như ở các cơ sở sản xuất rau lâu năm…”.
Anh Lê Quốc Hải bên vườn rau sạch. Ảnh: Hoàng Phúc.
Mặc dù ngay từ ban đầu, trồng rau, tiêu thụ rau sạch hết sức khó khăn, nhưng vườn rau của anh Hải kiên quyết tuân thủ thực hành “5 không”. Đó là, không dùng phân hoá học, không dùng chất bảo quản, không dùng giống biến đổi gen, không dùng thuốc diệt cỏ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tất cả các công đoạn như gieo giống, xuống giống, bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân hữu cơ… đều dùng phương pháp thủ công. Anh Hải trực tiếp làm và thuê mướn thêm nhân công phụ giúp.
Anh cho biết tổ liên kết của anh đã liên kết cung cấp cho 20 cửa hàng, 15 trường học, 2 công ty và 10 cơ quan trên địa bàn. Ngoài ra, anh Hải còn tận dụng ưu thế, thế mạnh của internet, mạng xã hội để bán rau sạch online với khoảng 1 tấn rau/tháng.
Video đang HOT
Mọi công việc chăm sóc, bắt sâu, nhổ cỏ ở nông trại trồng rau sạch đều được anh Lê Quốc Hải làm bằng tay. Ảnh: QUỲNH NHIÊN.
Hiện nay, mỗi ngày vườn rau sạch của anh Hải đang cung cấp khoảng 250kg rau các loại, giá ổn định là 20.000 – 30.000 đồng/kg. Như vậy một ngày thu nhập từ rau sạch của anh Hải khoảng trên 5 triệu đồng, một tháng doanh thu trên 150 triệu đồng, trừ chi phí mướn nhân công chăm sóc, phân bón, giống, điện nước… lợi nhuận đạt hơn 100 triệu đồng.
Sẻ chia, lan tỏa
Không chỉ đơn thuần là trồng, kinh doanh rau sạch, mang lại việc làm, thu nhập cho chính mình, cho lao động địa phương, anh Hải quan niệm, làm nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn còn là sự sẻ chia, lan tỏa kiến thức, giá trị chung cho cộng đồng.
Chính vì quan niệm như vậy, nên anh Hải đã áp dụng mô hình tham quan nông trại và tham gia THT trồng rau sạch. Anh đã mạnh dạn liên kết với các trường học trên địa bàn thành phố để thuê thêm đất và trực tiếp trồng rau sạch tại chỗ cung cấp cho bữa cơm cho trường học, phụ huynh học sinh. Đồng thời vườn rau anh thuê mặt bằng sẽ làm môi trường xanh, sạch cho các em học sinh tham quan ngoại khóa, bổ sung kiến thức, kỹ năng mềm cho học sinh.
Nông trại trồng rau sạch của anh Lê Quốc Hải trở thành địa điểm thăm quan, trãi nghiệm của học sinh và đích thân anh là người giới thiệu về công việc trồng rau với các em học sinh. Ảnh: Hoàng Phúc.
Anh Hải cho biết, rau được trồng trong nhà lưới, tránh bị sâu bọ, thời tiết làm thiệt hại. Hiện tại, nhiều lúc anh không đủ rau để cung cấp cho bạn hàng. Rau được người tiêu dùng ưa chuộng vì có mùi vị thơm, ngon do không sử dụng phân bón hóa học.
Anh Hải chia sẻ kinh nghiệm đầu tư làm nhà lưới trồng rau sạch. Đó là nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cùng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Với nhà lưới kín thì có thể tăng vụ trồng được cả mùa mưa mà mẫu mã rau vẫn đảm bảo, sản phẩm rau vẫn an toàn.
Mô hình trồng rau trong nhà lưới công nghệ cao nghe “to tát”, nhưng theo anh Hải rất dễ làm, dễ ứng dụng cho từng hộ nông dân. Chỉ với 500m2 đất canh tác, nông dân đầu tư mô hình nhà lưới chỉ cần 50 triệu đồng. Vật tư làm nhà lưới gồm trụ bê tông, dây chì, lưới bao quanh và ống nước phun sương tự động. Trong quá trình sử dụng cần chú ý khâu chằng níu nhà lưới thật kiên cố để tránh gió lùa làm sập…
“Việc trồng rau sạch có kết quả tốt đòi hỏi người trồng phải có kiến thức, có tâm huyết và quan tâm đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Mô hình trồng rau sạch được nhiều bà con trong địa phương noi theo và hiện giờ đã dần dần hình thành một “Tổ hợp tác rau sạch” ở phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương…”, anh Lê Quốc Hải
Theo Danviet
Sự chồng chéo giữa các luật đang gây khó cho nông dân TP.HCM
Khó khăn về nguồn vốn, bất cập trong công tác quy hoạch, sự chồng chéo, xung đột pháp luật... đang là những khó khăn mà hội viên nông dân TP.HCM đang gặp phải trong quá trình phát triển nông nghiệp đô thị.
Ngày 26/11, báo cáo đề dẫn tại chương trình lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân năm 2019 do Thành ủy TP.HCM tổ chức, Ban Thường vụ Hội Nông dân TP.HCM cho biết, thành phố hiện có 114.580ha đất nông nghiệp, chiếm 54,68% tổng diện tích tự nhiên.
Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 66.001ha, đất lâm nghiệp 35.684ha, đất nuôi trồng thủy sản 10.798ha, đất làm muối 1.709ha và 386ha đất nông nghiệp khác. Hàng năm, diện tích đất nông nghiệp giảm trên 500ha để phục vụ quá trình đô thị hóa.
Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân năm 2019 ngày 26/11
Trên địa bàn thành phố hiện có 52.593 hộ có hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp. Năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng ổn định, mức bình quân 5,5%/năm giai đoạn từ 2011-2016 và các năm gần đây đạt mức tăng trưởng bình quân 6%/năm. Năm 2018, đóng góp của ngành nông nghiệp cho GRDP của thành phố đạt ở mức 0,7%/năm, đóng góp số tuyệt đối gần 21 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh kết quả đạt được, Hội Nông dân thành phố nêu lên những tồn tại, hạn chế. Công tác quy hoạch trên địa bàn thành phố còn những khó khăn cho người dân trong thực hiện quyền dân sinh.
Sự chồng chéo giữa Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Đất đai làm cho người dân chưa thực hiện được đầy đủ các quyền như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không thể xây dựng công trình trên đất nông nghiệp và không xin được chứng nhận VietGAP do không quy hoạch vùng sản xuất tại một số quận và hai huyện Cần Giờ, Nhà Bè.
Trong đó, tại Cần Giờ đã hơn 10 năm nhưng vẫn còn 968 hộ dân/1.280 hộ tại các khu vực sạt lở ven sông, ven biển vào tái định cư tại khu dân cư Cọ Dầu (xã Bình Khánh) và khu dân cư Cá Cháy (xã An Thới Đông) chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công tác đền bù giải tỏa gặp khó khăn, do chênh lệch giá đền bù của thành phố thấp so với giá chuyển nhượng đất trên thị trường hàng chục lần, làm cho việc khiếu nại diễn biến phức tạp và hộ nông dân không đủ nguồn lực để tái định cư, tái sản xuất.
Bên cạnh đó, nhiều dự án đã đền bù, giải tỏa nhưng không thực hiện mà để đất hoang vừa gây lãng phí đất sản xuất nông nghiệp vừa là nơi gây dịch bệnh từ muỗi, chuột, bọ, sâu, rầy.
Đất nông nghiệp TP.HCM giảm trên 500ha/năm do đô thị hóa
Việc phát triển hợp tác xã (HTX), nhất là HTX nông nghiệp tiên tiến, hiện đại chưa đạt theo yêu cầu. Sự liên kết giữa người dân với doanh nghiệp, HTX với doanh nghiệp còn hạn chế. Gần phân nửa diện tích trụ sở của HTX (49,9%) đang phải thuê, mượn của người dân hoặc được chính quyền địa phương cho mượn tạm.
Việc vay vốn để mở rộng sản xuất của các HTX gặp nhiều khó khăn do không có tài sản thế chấp và do định giá đất nông nghiệp thấp nên số tiền được duyệt vay không đủ đầu tư sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Năng lực quản lý điều hành của thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, kế toán trưởng các HTX còn hạn chế, gặp khó khăn khi tham gia vào kinh tế thị trường.
Cuối cùng, tình trạng đất sản xuất nông nghiệp tiếp tục giảm do quá trình đô thị hóa ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp, HTX, hộ dân đang có nhu cầu xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, như: nhà lưới, chuồng, trại chăn nuôi; nhà kho để vật tư, nông sản, nhà sơ chế, chế biến sản phẩm.
Tuy nhiên, do vướng quy định chỉ được xây dựng các công trình trên đối với "đất nông nghiệp khác" nên các công trình phụ trợ này chưa được cấp phép xây dựng. Một số HTX hoạt động có hiệu quả, muốn mở rộng quy mô sản xuất nhưng khó khăn.
Dự và chỉ đạo hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Võ Thị Dung ghi nhận những đóng góp của Hội Nông dân TP.HCM trong thời gian qua. Trong thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy đề nghị Hội Nông dân TP có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời, hiệu quả những kiến nghị, đề xuất và những vấn đề bức xúc, khó khăn, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân nói chung, hội viên, nông dân thành phố nói riêng.
Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Thị Dung đề nghị Hội ND tăng cường phối hợp với các cơ quan Nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, nông dân
Để tham mưu chuẩn bị chu đáo về nội dung trao đổi với lãnh đạo thành phố, các cấp Hội tăng cường nắm bắt tình hình, dư luận những nội dung, vấn đề hiện nay mà hội viên, nông dân quan tâm liên quan đến việc hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố, nhất là những vấn đề có nhiều bức xúc, những nội dung chính đáng, hợp pháp đã được cán bộ Hội, hội viên, nông dân kiến nghị, đề xuất nhiều lần nhưng chưa được giải quyết dứt điểm...
Trực tiếp làm rõ thêm nhiều vấn đề, Phó Bí thư Thành ủy Võ Thị Dung đề nghị các sở, ngành có liên quan đến các vấn đề mà hội viên, nông dân đặt ra phải tiến hành khảo sát và chỉ đạo thực hiện, nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc trong nhân dân, tạo niềm tin để hội viên, nông dân tiếp tục cùng với các ngành chức năng góp phần xây dựng và phát triển nông nghiệp đô thị thành phố.
Theo Danviet
Quảng Nam: Cả làng trồng rau, cả nhà làm giàu cũng từ rau Nhờ mạnh dạn áp dụng mô hình trồng rau sạch truyền thống mà hàng trăm hộ dân ở làng Hưng Mỹ (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) có thu nhập ổn định và vươn lên. Cũng nhờ trồng rau sạch mà nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Cả làng khấm khá nhờ trồng rau Ông...