Bỏ việc ngân hàng đi bán bán rong
15 năm làm ngân hàng lương cao, Elayne Ang quyết định bỏ việc để thoát khỏi áp lực doanh số và đấu đá nhau. Quán hàng rong cho cô đam mê mới.
Gian hàng của Ang, 40 tuổi và bạn đời Samuel Tan, 36 tuổi nằm ở Marine Parade Central. Mới sau 1,5 năm hoạt động, quán của họ đã gặt hái được thành công bất ngờ, khi mới đây được giải thưởng của Singapore Hawkers Awards . Đây là giải thưởng đầu tiên ở “đảo quốc sư tử” với mục đích tôn vinh văn hóa bán hàng rong, vốn được Unesco đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, tháng 12/2020.
Ang kể, cô chưa từng nghĩ “sẽ có được vinh hạnh này khi bỏ việc đi bán rong”. Trước đây cô làm trong một ngân hàng, nhưng ở đó suốt ngày áp lực với doanh số và “đấu đá”. Ban đầu cô cũng băn khoăn giữa một công việc ổn định, thu nhập cao với việc buôn bán bấp bênh. “Tôi đã nghĩ: Mình có muốn tiếp tục điều này trong khi đến 40, 50 tuổi không?’ Tôi có được câu trả lời là không muốn làm công việc quá vất vả khi bước sang tuổi trung niên”, cô cho hay.
Ang và bạn đời với gian hàng ăn vặt vừa nhận được giải thưởng tôn vinh đóng góp cho văn hóa bán hàng rong của Singapore. Ảnh: Today.
Nhận được ủng hộ của bạn đời, cô nghỉ việc. Tháng 5/2019, họ mở một gian hàng bán bánh cà rốt và mì xào Phúc Kiến. Lúc đó người xung quanh đã liên tục hỏi liệu vợ chồng Ang “có bị điên không”.
Những tuần đầu tiên cô cảm thấy khá căng thẳng. Thức ăn không đạt tiêu chuẩn vì nhiều dầu mỡ, muối và không đúng công thức. Họ ghé thăm các quầy hàng rong khác nếm thử món và học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện công thức của mình.
Họ sớm cho ra đời món bánh cà rốt đen giòn đặc trưng và nó nhanh chóng trở thành món bán chạy trong thực đơn. Họ cũng coi trọng việc ngồi lại với khách hàng và nhận phản hồi của khách để hoàn thiện mình.
Video đang HOT
Ang khá vất vả khi bắt đầu sự nghiệp bán rong. Ảnh: Straitstimes.
“Không chỉ có buôn bán, chúng tôi có được tình bạn và tinh thần cộng đồng, luôn chấp nhận chúng tôi như một phần của gia đình lớn”, Ang vui vẻ nói.
Nhận được giải thưởng tôn vinh những người bán hàng rong triển vọng, Ang có thêm tự tin vào con đường mình chọn.
Du lịch Phú Yên chưa bứt phá, vì sao?
Thời điểm vài năm trước, sau hiệu ứng của bộ phim 'Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh' với nhiều cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ được quay tại Phú Yên khiến tỉnh này nổi lên như một hiện tượng về du lịch, lượng du khách đến đây tăng vọt.
Thế nhưng, vùng đất duyên hải Nam Trung bộ này đã không giữ vững được 'phong độ', lượng khách du lịch nhanh chóng chững lại.
Bãi Môn có hình vòng cung, nước trong vắt, bờ cát mịn sóng lăn tăn rất phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ. Ảnh: Bích Nguyên
Vẻ đẹp bình yên, hoang sơ và thơ mộng của Phú Yên khiến nhiều du khách tới đây đều cảm thấy ngỡ ngàng và lưu luyến, nhưng có điều lạ là du lịch Phú Yên vẫn chưa thể "cất cánh". Vị thế của Phú Yên trên bản đồ du lịch Việt Nam hiện nay khá khiêm tốn, nhất là so với 2 địa phương ngay sát vách. Chắc hẳn, những người làm du lịch ở Phú Yên không khỏi chạnh lòng khi nhìn sang "nhà hàng xóm" lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp khách ra vào.
Đó là một Khánh Hòa đã khẳng định được vị thế đẳng cấp và sang trọng trong bản đồ du lịch và một Bình Định khởi đầu muộn hơn nhưng đang trỗi dậy mạnh mẽ. Có thể nói, Phú Yên đang "mắc kẹt" giữa người láng giềng" dù tiềm năng du lịch không hề kém cạnh. Vì đâu nên nỗi như vậy? Để trả lời cầu hỏi này, tôi đã rong ruổi ở Phú Yên và không khó để nhận diện "yếu huyệt" của miền đất "hoa vàng trên cỏ xanh".
Điều đầu tiên cần khẳng định, Phú Yên được thiên nhiên ưu đãi có biển, có núi, có sông với nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp, mãn nhãn đối với bất cứ du khách nào. Đó là Ghềnh Đá Đĩa, Vịnh Vũng Rô, Cù lao Mái Nhà, Hòn Yến, Nhất Tự Sơn, Tháp Nhạn, Nhờ thờ Mằng Lăng, Mũi Đại Lãnh - Bãi Môn, Bãi Xép, Vịnh Xuân Đài...
Không chỉ có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, tiềm năng du lịch của Phú Yên còn nằm ở các di tích lịch sử, di tích tâm linh và kho tàng di sản văn hóa phi vật thể. Toàn tỉnh Phú Yên có gần 80 di tích được xếp hạng, trong đó có 1 di tích lịch sử quốc gia Vịnh Vũng Rô - một trong những bến quan trọng của đường Hồ Chí Minh trên biển.
Phú Yên còn có 185 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là nghệ thuật hát Bài chòi, Lễ hội cầu ngư, nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm và Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê. Năm 2018, nghệ thuật Hát Bài chòi đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhờ được thiên nhiên ưu đãi, Phú Yên có nhiều sản vật nổi tiếng như sò huyết Ô Loan, ghẹ đầm Cù Mông, cá ngừ bò một nắng, ốc biển, tôm, mực tươi ngon...
Nói về cảnh đẹp của Phú Yên, chị Nguyễn Thu Hoa, một du khách đến từ Hà Nội mà tôi gặp tại Ghềnh Đá Đĩa không ngớt lời khen ngợi: "Trong 2 ngày lưu lại đây, tôi đã đến tham quan Nhất Tự Sơn, Hòn Yến, Vịnh Vĩnh Rô và Ghềnh Đá Đĩa. Phong cảnh ở Phú Yên tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, còn bãi biển thì rất sạch đẹp". Tuy nhiên, khi được hỏi giữa Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Định, chị sẽ lựa chọn địa phương nào cho những chuyến du lịch tiếp theo, chị Hoa không ngần ngại chia sẻ sẽ đi Khánh Hòa hoặc Bình Định, mặc dù đã tới 2 địa phương trên 2 lần.
Lý do chị Hoa đưa ra rất đơn giản: "Phú Yên trầm lặng quá. Các dịch vụ du lịch còn rất ít. Trong khi đó, dịch vụ du lịch tại Khánh Hòa và Bình Định chất lượng rất tốt, sản phẩm du lịch rất đa dạng. Bạn có thể ở Khánh Hòa cả tuần mà không chán vì dịch vụ du lịch rất đẳng cấp và phong phú, đáp ứng được tất cả nhu cầu của các du khách".
Điều chị Hoa nói cũng là cảm nhận chung của nhiều khách du lịch đã từng tới đây. Khi khám phá Phú Yên, điều dễ nhận thấy nhất là du lịch ở đây vẫn còn ở trạng thái manh mún, thiếu sự kết nối và thiếu tiện ích. Dù có nhiều điểm đến hấp dẫn, nhưng Phú Yên lại chưa chú trọng xây dựng các tour, tuyến du lịch. Do đó, các điểm đến của Phú Yên khá rời rạc, không có sự liên kết với nhau. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Phú Yên còn hạn chế, nhất là dịch vụ vận chuyển hành khách.
Ghềnh Đá Đĩa - một trong những điểm đến ưa thích của du khách khi tới Phú Yên. Ảnh: Bích Nguyên
So sánh với Khánh Hòa và Bình Định, Phú Yên còn thua xa về việc cung cấp các dịch vụ du lịch tiện ích. Nếu như ở Khánh Hòa, du khách chỉ cần nhấc một cuộc điện thoại là dễ dàng đặt tour đi bất cứ điểm du lịch nào. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ bố trí phương tiện vận chuyển đến đón khách, kể cả khách đoàn và khách lẻ tại khách sạn với hướng dẫn viên đi kèm, đảm bảo sắp xếp việc ăn, nghỉ, sử dụng các dịch vụ vui chơi, tham quan cho khách. Chi phí cho các tour du lịch trong ngày vô cùng hợp lý. Du khách đúng nghĩa chỉ cần xách ba lô lên và đi.
Còn tại Phú Yên, khách lẻ thường khó đặt tour hơn, chi phí phát sinh cũng nhiều hơn. Trong khi đó, cơ sở lưu trú lại chưa đáp ứng được khách đoàn lớn, khách hạng sang. Số khách sạn 4-5 sao ở Phú Yên rất ít, chủ yếu là khách sạn quy mô nhỏ.
Không chỉ vậy, sản phẩm du lịch của Phú Yên khá nghèo nàn, đơn điệu so với 2 "người hàng xóm". Phú Yên không có sản phẩm du lịch phụ trợ. Đây cũng là một trong số những lý do du khách hầu như chỉ coi Phú Yên là một điểm ghé chân, điểm đến phụ trong tour khám phá Trung Nam bộ. Phần lớn du khách lựa chọn lưu trú ở Bình Định, Khánh Hòa thay vì Phú Yên, bởi sự khác biệt trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch phụ trợ vô cùng phong phú.
Tại Khánh Hòa, du khách có thể dễ dàng tham gia các trải nghiệm thể thao cảm giác mạnh như dù lượn, chèo thuyền, lướt sóng hay trải nghiệm khám phá đáy biển như lặn ngắm san hô, tắm bùn... hoặc thưởng thức văn nghệ dân gian... Ngoài ra, Khánh Hòa còn có vô số loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí về đêm, các điểm trưng bày, bán hàng lưu niệm đa dạng, phong phú.
Nêu lên một vài sự so sánh như vậy để thấy rằng, du lịch Phú Yên muốn bứt phá phải xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng trên cơ sở dịch vụ du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng cao và cơ sở hạ tầng đảm bảo.
Kiến trúc độc đáo của tháp Ponagar Ponagar - công trình tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc của dân tộc Chăm được xây dựng từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13. Tháp Ponagar còn gọi là Tháp Bà nằm trên đồi Cù Lao, bên dòng sông của thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Thời điểm tháp được xây dựng cũng là thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ...