Bỏ việc lương nghìn đô về trồng dưa công nghệ Israel
Với khát vọng làm giàu và mong muốn góp phần vào xây NTM từ mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên quê hương, anh Lê Văn Long (ở thôn 1, xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) đã thử sức và bước đầu thành công với mô hình trồng dưa lưới kim hoàng hậu trong nhà màng.
“Bén duyên” dưa lưới công nghệ cao
Chúng tôi về thăm mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng bằng công nghệ Israel, của nông dân Lê Văn Long (SN 1976) và thực sự thán phục những gì mà anh đã xây dựng được từ mô hình sản xuất theo công nghệ cao này. Tất cả mọi thứ được anh điều khiển bằng điện thoại thông minh và lắp đặt hệ thống camera theo dõi khu vườn.
Trao đổi với phóng viên NTNN, anh Lê Văn Long cho hay, có được những thành công bước đầu như ngày hôm này, tôi đã phải trải qua rất nhiều áp lực từ gia đình, bạn bè… “Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, tôi về quê công tác cho một công ty sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Thọ Xuân với mức lương từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Mức lương ấy ở quê là không hề nhỏ, thế nên lúc tôi quyết định nghỉ việc về đầu tư xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, mọi người ai cũng phản đối kịch liệt và tìm cách ngăn cản” – anh Long kể lại.
Anh Lê Văn Long là người tiên phong đưa mô hình trồng dưa lưới kim hoàng hậu bằng công nghệ cao vào sản xuất ở huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa). Ảnh: Hữu Dụng
“Đây là mô hình điểm để các hộ dân trong xã mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích và cải thiện thu nhập”.
Ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa)
Để xây dựng mô hình, đầu năm 2020 anh Lê Văn Long đã thuê và cải tạo lại 2.000m2 đất hai lúa năng suất thấp, quanh năm mất mùa của bà con nông dân trong thôn, đầu tư xây dựng mô hình trồng dưa kim hoàng hậu trong nhà màng.
Với những kinh nghiệm có được từ lúc làm việc tại các khu sản xuất công nghê cao ở Thọ Xuân và trước đó, anh đã đi học hỏi một số mô hình trồng dưa ở Lâm Đồng. Sau 4 tháng cải tạo và đưa vào trồng thử nghiệm, kết quả vượt hơn mong đợt của anh. Những trái dưa vàng óng, căng tròn, mũm mĩm từ vườn cho thu hoạch với năng suất và hiệu quả cao, ngay vụ dưa đầu tiên anh Long thu về 120 triệu đồng tiền lãi.
Cầm trên tay trái dưa vụ thứ hai anh Long phấn cho biết, vụ này dự kiến với mức giá dưa đang bán tại vườn dao động từ 35.000 – 40.000 đồng/kg thì mô hình của anh sẽ thu về khoảng 160 triệu đồng/vụ.
Video đang HOT
2 vụ lãi gần 200 triệu đồng
Theo anh Lê Văn Long thì hệ thống nhà màng trồng dưa lưới của anh có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, đồng thời chủ động chế độ dinh dưỡng nên cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, trồng dưa trong nhà màng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất.
Trao đổi với phóng viên NTNN, anh Long chia sẻ: “Mô hình trồng dưa kim hoàng hậu của tôi được làm theo công nghệ Israel nên phải tuân theo quy trình chuẩn nhất định, được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, làm đất, theo dõi quá trình sinh trưởng, nước tưới cho đến khi dưa được thu hoạch. Việc trồng dưa trực tiếp xuống mặt đất gặp nhiều vi sinh vật có hại cho dưa nhưng ưu điểm của phương pháp này là cây phát triển tốt hơn, chất lượng quả dưa ngọt và to hơn…”.
Hiện mô hình trồng dưa kim hoàng hậu bằng công nghệ cao của gia đình anh Long đang giải quyết việc làm thường xuyên và thời vụ cho 20 lao động địa phương. Thời gian tới, anh Long dự kiến sẽ mở rộng thêm mô hình nông nghiệp công nghệ cao khoảng 3.000m2 tại địa phương.
Thanh Hóa: U70 trồng "vườn vàng", đã thu hàng trăm triệu, sểnh ra là có người đòi vào "sống ảo"
Hết trồng dưa, thanh long...rồi đến trồng hoa, hầu như lão nông U70 Mai Đức Mộc ở xóm 3, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) chẳng bao giờ chịu ngồi yên.
Khu "vườn vàng" của ông Mộc không chỉ cho thu hàng trăm triệu mà sểnh ra cái là có người đòi vô chụp ảnh "sống ảo".
Dù ở cái tuổi nghỉ ngơi, nhưng ông Mai Đức Mộc vẫn miệt mài làm kinh tế, cái máu làm nông nghiệp công nghệ cao dường như đã ăn vào máu của lão nông này. Bất kể ngày hay đêm ông vẫn cần mẫn cày cuốc, chăm bẵm, tưới tắm ...cho vườn trồng đủ thứ hoa, quả của mình.
Lão nông Mai Đức Mộc (70 tuổi) ở xã Nga Yên, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trồng đủ thứ, bỏ túi trăm triệu mỗi năm.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Mộc cho biết, nhà ông có khoảng hơn 3.000m2 đất và được ông chia ra từng khu để trồng các loại củ, quả khác nhau.
Bình Thuận: Trồng rừng mít không hạt, cây nào cũng đầy trái, thời dịch Covid-19 sao bán vẫn đắt hàng?
Ông bỏ ra hơn 1.000m2 để trồng 200 trụ thanh long ruột đỏ, đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng khu nhà màng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao rộng hơn 1.000m2, cùng các thiết bị phụ trợ khác.
Với 200 trụ thanh long, mỗi trụ cho thu nhập gần 30 kg trái/năm, tính ra ông thu về được khoảng hơn 5 tấn quả. Hiện giá thanh long giao động từ 15-20 ngàn đồng/kg, thu nhập từ thanh long cũng giúp ông Mộc bỏ túi số tiền không hề nhỏ.
Còn đối với khu nhà màng, hầu như đất ở trong đây chẳng bao giờ được nghỉ, hết vụ này sang đến vụ khác, chuyển từ cây này sang cây khác, xoay vòng vừa đủ một năm. Chính vì vậy khu nhà màng này mang về nguồn thu nhập lớn nhất cho gia đình ông.
Vì được đầu tư bài bản, hiện đại ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hầu như ông trồng cây gì cũng thắng. Trồng dưa thì dưa tốt, trồng hoa thì bông to đẹp, loại cây gì mà ông trồng cũng đều đẻ ra tiền.
Ở tỉnh Thanh Hóa, việc sản xuất nông nghiệp truyền thống trước nay gần như phụ thuộc vào "ông trời", được mùa hay mất mùa cũng phụ thuộc vào thời tiết, sâu bệnh. Chính vì vậy, nhiều người gọi khu vườn trồng hoa, quả của nhà ông Mộc là "vườn vàng" bởi cứ trồng là chắc chắn được mùa.
Mỗi vụ thanh long ông Mộc, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) thu về được khoảng hơn 5 tấn quả, hiện giá thanh long giao động từ 15-20 ngàn đồng/kg.
"Khu nhà màng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao này được tôi trồng 2 vụ dưa vàng và 1 vụ hoa bán Tết, cứ trồng như vậy là vừa hết một năm. Đất hầu như chẳng bao giờ được một phút nghỉ ngơi, đúng là tham như nông dân mà ", lão nông 70 tuổi này vui vẻ nói.
Ông Mộc chia sẻ, mỗi vụ dưa kéo dài khoảng 70 ngày, với hơn 1.000m2 ông thu về hơn 2,5 tấn dưa vàng/vụ, sau khi trừ hết chi phí lãi gần 50 triệu đồng. Mô hình trồng dưa vàng trong nhà màng theo công nghệ 4.0 giúp ông có thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.
Không chỉ cho thu nhập cao, khu "vườn vàng" của gia đình ông Mộc còn là địa chỉ ưa thích của nhiều người, nhất là đám thanh niên thích "sống ảo". Chụp được vài bức ảnh ở "vườn vàng" đúng độ dưa vàng chín hoặc vườn hoa cát tường đa độ ra nụ, ra hoa đẹp nhất thì ai mà chẳng thích, chẳng ham...
Mỗi vụ dưa ông Mộc, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) thu về hơn 2,5 tấn, bỏ túi gần 50 triệu đồng.
"Những quả dưa mà tôi trồng ra được chuyển vào tiêu thụ một số cửa hàng thực phẩm sạch trên Hà Nội, giá bán cũng tốt hơn bình thường. Nhưng đổi lại, người ta lại yêu cầu mình trồng với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn. Không chỉ trồng theo tiêu chuẩn an toàn, quả dưa mẫu mã phải đẹp mà phải đáp ứng đúng quy cách về kích cỡ, trọng lượng", ông Mộc vui vẻ nói.
Lạng Sơn: Một con trâu đẻ ra 1 con nghé 2 đầu gây sửng sốt
Cuối năm nhiệt độ xuống thấp không phù hợp cho cây dưa phát triển nên sau khi trồng xong 2 vụ dưa, ông Mộc lại chuyển sang trồng hoa bán Tết. Ông chọn trồng hoa cúc và hoa cát tường, đây là hai loại hoa được thị trường hoa Tết ưa chuộng.
Mỗi năm từ trồng thanh long, dưa, hoa... ông Mộc bỏ túi gần 200 triệu đồng.
Trồng hoa trong nhà màng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thì không còn gì phải lo lắng, cây mập, bông to đẹp có bao nhiêu người ta cũng lấy hết. Đặc biệt, trồng hoa trong nhà màng dễ căn chỉnh thời gian nở hoa, chính vì vậy mà năm nào ông Mộc cũng có hoa bán vào dịp Tết.
"Vụ hoa cuối năm nay, dự tính tôi trồng khoảng 5.000 cây hoa cát tường và hơn 1 vạn hoa cúc để phục vụ thị trường Tết. Thu nhập từ trồng hoa cũng tương đương như trồng dưa, nhưng vất vả hơn trồng dưa", ông Mộc tiết lộ.
Cận cảnh nhà màng rộng hơn 1.000m2 ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, đang được trồng dưa theo công nghệ 4.0 của gia đình ông Mai Văn Mộc, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa).
Ông Mộc tâm sự với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, khi đã xác định đầu tư vào mảng nông nghiệp mà muốn thành công thì phải biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là từng bước ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, trước những diễn biến thời tiết khó lường như hiện nay.
Theo ông Mộc, làm nông nghiệp công nghệ cao, trồng dưa vàng hay trồng hoa trong nhà màng tuy đầu tư ban đầu lớn nhưng hiệu quả mang lại tương đối cao, chắc ăn và đặc biệt sử dụng được trong một thời gian dài...
Đình chỉ Trạm trưởng Y tế xã vì không kịp thời cách ly trường hợp F1 với 2 ca mắc Covid-19 Do thờ ơ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, để một thanh niên là F1 với 2 ca bệnh Covid-19 số 620 và 748 trên chuyến xe Kim Chi trở về địa phương không khai báo y tế, Trạm trưởng Trạm Y tế Thọ Cường (Thanh Hóa) đã bị đình chỉ công tác 30 ngày. Sáng ngày 9-8, tin từ Ban Chỉ...