Bộ vi xử lý trên tiêm kích F-22 kém xa iPhone 6
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter vừa chính thức khẳng định nước này sẽ không nối lại việc sản xuất tiêm kích F22.
“Tôi sợ rằng, việc này sẽ chỉ hút mất kinh phí khỏi các chương trình quốc phòng quan trọng hơn. Đây sẽ không phải là cách hiệu quả nhất để tiến lên phía trước”, Bộ trưởng Carter tuyên bố.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho rằng, hiện tại, nên tập trung vào việc hiện đại hóa các máy bay hiện có.
“Nhiệm vụ của chúng ta là hoàn thiện các máy bay để trang bị vô tuyến điện tử của chúng sẽ vẫn đáp ứng những yêu cầu cao nhất”, ông Carter nhấn mạnh.
Theo nhận định của một số chuyên gia trong lĩnh vực hàng không quân sự, ngoài việc Mỹ cần tập trung nguồn lực cho việc phát triển những chương trình khác quan trọng như ông Ashton Carter tuyên bố, nguyên nhân đằng sau khiến nhà lãnh đạo của Lầu Năm Góc không nói ra chính là cỗ máy này đã trở nên lạc hậu so với công nghệ trên tiêm kích thế hệ 5 ngày nay.
Mỹ sẽ không nối lại sản xuất với F-22.
Hiện tại F-22 là tiêm kích tàng hình số 1 của Mỹ, nhưng nếu nối lại việc sản xuất F-22 sẽ khiến Không quân Mỹ gặp rắc rối trong tương lai. Một trong những vấn đề lớn với F-22 là công tác bảo trì. Gần đây, một cựu chỉ huy không quân tiết lộ rằng, ông cùng các cộng sự từng gặp rắc rối trong việc tìm kiếm linh kiện chính xác cho F-22. Nguyên nhân là vì dây chuyền chính đã đóng cửa, các công đoạn phụ khó lòng đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe trên chiếc tiêm kích này.
Do đó, nếu Không quân Mỹ muốn nối lại sản xuất F-22, họ phải đầu tư rất nhiều tiền để khôi phục dây chuyền. Nghĩa là, muốn nối lại dây chuyền Raptor cần khá nhiều thời gian chuẩn bị. Yếu tố thứ hai cần xem xét là hệ thống điện tử. Ngay khi Không quân Mỹ chính thức đưa F-22 vào hoạt động năm 2005, hệ thống điện tử trên Raptor đã không còn phù hợp với thời đại.
Mặc dù là tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ nhưng đáng buồn là máy tính trên chiến đấu cơ này lại là sản phẩm của thập niên 1990. Bộ vi xử lý của F-22 chỉ có tốc độ 25 Mhz, trong khi tốc độ vi xử lý của iPhone 6 lên đến 1,4 Ghz (gấp 56 lần). Sở dĩ tiêm kích này dùng bộ vi xử lý kém là vì từ giai đoạn thiết kế đến sản xuất quá dài, trong khi công nghệ điện tử thay đổi một cách chóng mặt.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, phần mềm điều khiển của F-22 rất khó nâng cấp, điều này lý giải tại sao việc tích hợp tên lửa AIM-9X và AIM-120D lại rất khó khăn. Nếu muốn khôi phục sản xuất, Không quân Mỹ phải cập nhật toàn bộ hệ thống điện tử mới và cần rất nhiều kinh phí để thực hiện điều đó. Trong bối cảnh giảm ngân sách thì rõ ràng đây không phải là giải pháp khả thi.
Yếu tố thứ ba cần xem xét là kết cấu khung máy bay. Thiết kế của Raptor bắt nguồn từ thập niên 1980, trong khi chiến đấu cơ này đã hoạt động tròn một thập kỷ. Công nghệ tàng hình trên F-22 đã cũ, động cơ, hệ thống điện tử, kết cấu khung máy bay đã có một chặng đường phát triển dài kể từ khi dự an Raptor được khởi động.
Nếu Mỹ đầu tư hàng chục tỷ USD để nối lại sản xuất F-22, không có gì đảm bảo những công nghệ hiện có sẽ đảm ứng được các mối đe dọa trong tương lai. Đến năm 2035, F-22 đã có 30 năm hoạt động, khi đó, hầu hết các hệ thống của nó đã trở nên lỗi thời.
Không quân Mỹ sẽ phạm sai lầm nếu nối lại sản xuất F-22, công nghệ hiện tại của Raptor rõ ràng không phù hợp với các mối đe dọa ở năm 2030. Đặc biệt, so với tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 của Nga, hay J-20 của Trung Quốc thì F-22 đã lạc hậu.
Thực tế, Không quân Mỹ bắt đầu đặt nền móng cho chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo trong dự án FX. Thông tin về dự án vẫn chưa được công bố, nhưng chắc chắn nó được thiết kế để chống lại các nguy cơ trong tương lai.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Khoảnh khắc hoạt động về đêm ấn tượng của Hải quân Mỹ
Những máy bay cất hạ cánh, hay binh lính khai hỏa vũ khí trong đêm tạo nên những hình ảnh đẹp mắt về hoạt động của Hải quân Mỹ.
Một nhân viên kiểm soát không lưu đang hướng dẫn cho trực thăng MH-60S Sea Hawk hạ cánh trên boong tuần dương hạm USS Philippine Sea (lớp Ticonderoga). Nhiệm vụ của Sea Hawk là tiếp tế hàng hóa, trinh sát, chống ngầm, tìm kiếm cứu nạn, hay chuyên chở lực lượng đặc nhiệm.
Đèn hiệu đầu mút cánh của máy bay MV-22 Osprey bật sáng khi chuẩn bị cất cánh từ tàu đổ bộ USS Boxer (LHD-4), lớp Wasp. Osprey là máy bay có thiết kế lai độc đáo giữa trực thăng và máy bay cánh cố định cho phép cất, hạ cánh thẳng đứng.
Đầu đạn rời khỏi nòng súng tạo nên những đường sáng xé toạc màn đêm khi thủy thủ khai hỏa súng máy hạng nặng 12,7 mm từ tàu sân bay USS Carl Vinson.
Lực ma sát giữa cáp hãm đà với boong tàu khi tiêm kích F/A-18 hạ cánh tạo nên những tia lửa đẹp mắt. Tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet là nòng cốt sức mạnh tác chiến trên không của các siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz.
Hệ thống phòng thủ tầm cực gần Mk 15 Phalanx 20 mm lắp trên tuần dương hạm USS Cowpens (lớp Ticonderoga) khai hỏa khi thử nghiệm đánh chặn vào ban đêm. Mk-15 được thiết kế để đánh chặn tên lửa, vũ khí dẫn đường, hay máy bay tầm thấp đe dọa hoạt động của chiến hạm Mỹ.
Các nhân viên kỹ thuật đang hướng dẫn tiêm kích F/A-18C vào vị trí phóng trên tàu sân bay USS John C. Stennis để chuẩn bị cất cánh. Hàng không mẫu hạm lớp Nimitz được thiết kế để hoạt động bất kể ngày đêm.
Trạm vũ khí điều khiển từ xa Mk 38 25 mm bắn từ tàu đổ bộ USS Carter Hall tạo nên đường sáng xuyên thủng màn đêm. Mk 38 được thiết kế để đối phó với xuồng đổ bộ, hay máy bay tầm thấp của đối phương.
Hai trực thăng vận tải CH-46 tiếp nhiên liệu trên boong tàu đổ bộ tấn công USS Boxer. CH-46 được thiết kế để vận chuyển binh lính, trang thiết bị quân sự, tiếp tế hàng hóa từ tàu đổ bộ vào bờ và ngược lại. Trực thăng này đang được thay thế dần bằng máy bay MV-22 Osprey.
Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye chuẩn bị cất cánh làm nhiệm vụ trong chiến dịch Tự do Bền vững ở Iraq. Máy bay được chế tạo cho nhiệm vụ phát hiện sớm mục tiêu trên không và chỉ huy phi đội tiêm kích đánh chặn.
Tiêm kích F/A-18 lao vút lên bầu trời để lại một luồng sáng đẹp mắt từ ống xã của động cơ. F/A-18 có thể tác chiến không đối không, đối đất và đối hải mạnh mẽ. Các chuyên gia quân sự đánh giá, F/A-18 là một trong những tiêm kích trên hạm tốt nhất thế giới.
Theo Quốc Việt Ảnh: Hải quân Mỹ
news.zing.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Truy sát người yêu cũ vì bị từ chối nối lại tình cảm Sau khi ra tù, Đoàn tìm đến người yêu để nối lại tình cảm nhưng bị từ chối. Hận tình, gã đàn ông này nảy sinh ý định giết người. Ngày 17/3, TAND Hà Nội đưa ra xét xử Nguyễn Văn Đoàn (SN 1986, quê Bắc Giang) về tội Giết người. Nạn nhân của vụ án là chị Trần Thị M. (SN 1995,...