Bộ Văn hóa tìm ứng viên Đại sứ Du lịch 2013
Sau khi diễn viên Lý Nhã Kỳ hoàn thành nhiệm vụ Đại sứ Du lịch 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động chương trình ứng cử hoặc đề cử để tìm ra gương mặt đại diện cho ngành du lịch Việt Nam năm 2013.
Chiều 4/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng kết hợp tác quốc tế và xúc tiến, quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch năm 2012. Cục trưởng Cục hợp tác Quốc tế Nguyễn Văn Tình cho biết, thời gian qua các sự kiện văn hóa đối ngoại đã đóng vai trò quan trọng góp phần tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện nhiệm vụ chính trị, ngoại giao quan trọng của đất nước.
Lần đầu tiên văn hóa Việt Nam được đưa đến các địa bàn xa như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Trung Á…. Các hoạt động tiêu biểu như Tuần văn hóa Việt Nam tại Lào, ngày Việt Nam tại triển lãm quốc tế EXPO 2012 tại Yeosu (Hàn Quốc), lễ hội Du lịch văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga, ngày văn hóa Việt Nam tại Uzbekistan và Kazakhstan… Năm qua, Việt Nam cũng đã xây dựng các trung tâm văn hóa tại nước ngoài và đào tạo đội ngũ tùy viên văn hóa.
Đại sứ Du lịch đầu tiên Lý Nhã Kỳ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch phát động ứng cử Đại sứ cho năm 2013. Ảnh: Hoàng Hà.
Việc quảng bá hình ảnh Việt Nam còn được thực hiện qua những hoạt động quốc tế ở trong nước như ngày văn hóa Ucraina, tuần văn hóa Lào, Campuchia tại Việt Nam, liên hoan múa rối, xiếc, phim quốc tế tại Hà Nội… Ngoài ra, Việt Nam còn tranh thủ và sử dụng hiệu quả tài trợ nước ngoài để dịch tác phẩm văn hóa, trùng tu di tích, nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện chính sách văn hóa…
Theo ông Tình, du lịch Việt Nam được quảng bá rộng rãi trên các kênh truyền hình lớn của quốc tế góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đổi mới về du lịch tại Đông Nam Á và châu Á. Nhờ nhiều phương thức vận động, vịnh Hạ Long đã trở thành kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới và Hà Nội trở thành chủ nhà của sự kiện thể thao lớn nhất châu lục – ASIAD 2019.
Năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam có Đại sứ Du lịch do diễn viên Lý Nhã Kỳ đảm nhiệm. Vị Cục trưởng đánh giá, Đại sứ Du lịch đã góp phần lớn trong việc vận động bầu chọn vịnh Hạ Long, tranh thủ tầm ảnh hưởng của mình để mở rộng phạm vi, đưa hình ảnh của Việt Nam đến công chúng trong nước và quốc tế.
“Đại sứ Du lịch đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mở ra một con đường, một lối đi hiệu quả cho du lịch Việt Nam”, ông Tình nói và cho hay, ngày 4/1 – 28/2, Bộ sẽ nhận hồ sơ ứng viên ứng cử làm Đại sứ Du lịch năm 2013.
Cá nhân tự ứng cử hoặc được giới thiệu phải nộp hồ sơ có đơn đề nghị ứng cử Đại sứ Du lịch Việt Nam, sơ yếu lý lịch có chứng nhận của địa phương… gửi về Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Video đang HOT
Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận được hồ sơ tự ứng cử của người đẹp Du lịch Huỳnh Thị Ngọc Hân. Còn Lý Nhã Kỳ chia sẻ, nếu được ủng hộ cô sẵn sàng tiếp tục đảm nhiệm vai trò Đại sứ Du lịch năm 2013.
Đại sứ Du lịch Việt Nam là danh hiệu danh dự do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm cho cá nhân hội đủ điều kiện phù hợp cho công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam. Đại sứ Du lịch làm theo nhiệm kỳ, thực hiện nhiệm vụ qua các loại hình hoạt động công chúng, truyền thông, nghệ thuật, nhiếp ảnh và các loại hình hoạt động khác hướng đến công chúng.
Theo VNE
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng vụ nhà Thủy phi cơ bị thu hồi
Sau khi tập thể nghệ sỹ Hãng phim truyện Việt Nam đề đạt nguyện vọng giữ lại nhà Thủy phi cơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã vào cuộc rà soát. Tại cuộc họp chiều 5/12/2012, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định ủng hộ việc giữ lại nhà Thủy phi cơ.
Ngày 3/12/2012, trên báo Dân trí đã có bài viết "Lời kêu cứu khẩn cấp của Hãng phim truyện Việt Nam" phản ánh việc lãnh đạo Hãng phim truyện Việt Nam (PTVN), cùng tập thể các nghệ sỹ phản đối Quyết định thu hồi bổ sung nhà Thủy phi cơ có diện tích 92,5m2 tại số 4 phố Thụy Khuê của UBND quận Tây Hồ với nội dung phục vụ dự án xây dựng nơi neo đậu xuồng cứu hộ. Theo ý kiến của đại diện Hãng PTVN cùng đông đảo nghệ sỹ, Quyết định thu hồi bổ sung và Quyết định số 1398/QĐ - CT ngày 29/4/2011, của UBND quận Tây Hồ yêu cầu Hãng PTVN bàn giao lại toàn bộ phần diện tích nhà Thủy phi cơ không rõ ràng cơ sở pháp lý, xâm hại nghiêm trọng đến giá trị truyền thống văn hóa của Hãng PTVN.
Khi các cơ quan chức năng đang xem xét đơn kiến nghị của Hãng PTVN, trong tháng 11/2012, Ban Quản lý dự án Hồ Tây đã cho người đổ đất xung quanh nhà Thủy phi cơ, gây ảnh hưởng cảnh quan khu vực. Trong kiến nghị gửi lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng các cơ quan chức năng TP. Hà Nội, Hãng PTVN mong muốn giữ lại nhà Thủy phi cơ làm phòng truyền thống, bởi nơi đây được xem như cái nôi của điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ghi nhận nguyện vọng của
các nghệ sỹ về việc giữ lại nhà Thủy phi cơ (Ảnh: Ngọc Cương)
Để làm những thông tin liên quan, chiều 5/12/2012, Thứ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn đã dẫn đầu đoàn cán bộ đến làm việc, nắm bắt tình hình với tập thể Hãng PTVN và các nghệ sỹ tại nhà Thủy phi cơ số 4 Thụy Khuê. Phát biểu tại buổi làm việc, nhà Biên kịch Nguyễn Khắc Phục tái khẳng định tính cấp thiết của việc giữ lại hạng mục nhà Thủy phi cơ, bởi đây là công trình mang ý nghĩa truyền thống, văn hóa quan trọng của Hãng PTVN nói riêng và điện ảnh cả nước nói chung. Nhà Biên kịch Nguyễn Khắc Phục kiến nghị: "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm làm việc với TP. Hà Nội xem xét lại Quyết định thu hồi. Nếu Bộ và TP. Hà Nội cho rằng việc thu hồi cần thiết hơn việc duy trì giá trị văn hóa truyền thống, Hãng PTVN chấp nhận bàn giao lại và không có ý kiến gì".
Đơn kêu cứu và đề nghị của tập thể các nghệ sỹ Hãng PTVN
Về phía Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Phó vụ kế hoạch tài chính Nguyễn Hồng Sơn khẳng định lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rất quan tâm nguyện vọng của tập thể cán bộ, nghệ sỹ Hãng PTVN về việc giữ lại nhà Thủy phi cơ. Ngày 30/11/2012, Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị tạm dừng việc thi công, thu hồi mặt bằng để xem xét lại Quyết định thu hồi hạng mục nói trên. Để làm rõ vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lên kế hoạch làm việc cùng lãnh đạo TP. Hà Nội, các cơ quan chức năng của TP. Hà Nội để đưa ra kết luận chính thức. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hồng Sơn cũng yêu cầu Hãng PTVN phải sử dụng đúng mục đích những công trình được nhà nước giao.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ Trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết: "Nguyện vọng giữ lại nhà Thủy phi cơ của tập thể nghệ sỹ là rất chính đáng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủng hộ việc duy trì, gìn giữ các giá trị tinh thần thiêng liêng. Sau khi nhận được đơn phản ánh của Hãng PTVN, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi TP. Hà Nội đề nghị sớm làm việc chính thức việc thu hồi nhà Thủy phi cơ. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ truyền đạt tâm tư, nguyện vọng của Hãng PTVN, tập thể các nghệ sỹ đến lãnh đạo TP. Hà Nội với mục đích giữ gìn công trình có ý nghĩa như "bàn thờ" của nền điện ảnh Việt Nam".
Thứ Trưởng Hồ Anh Tuấn (giữa) ủng hộ mong muốn giữ lại nhà Thủy phi cơ
Trong lúc Hãng PTVN và các nghệ sỹ đồng loạt phản ứng Quyết định thu hồi nhà Thủy phi cơ, Ban Quản lý Hồ Tây tiếp tục khẳng định việc thu hồi hạng mục thuộc sự quản lý của Hãng PTVN là phục vụ dự án xây dựng nơi neo đậu xuồng cứu hộ đã được các cơ quan, ban ngành của TP. Hà Nội và quận Tây Hồ phê duyệt. Trong văn bản gửi đến các cơ quan báo chí, Ban Quản lý Hồ Tây cho rằng cơ quan này đã thực hiện việc thu hồi đúng theo trình tự nhà nước ban hành.
Liên quan đến vụ việc này, trong buổi họp chiều 2/12/2012, lãnh đạo Hãng PTVN khẳng định trong tất cả các quyết định kiểm kê tài sản, thu hồi đất phục dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây do TP. Hà Nội phê duyệt mà Hãng PTVN đã thực hiện nghiêm túc không có hạng mục nhà Thủy phi cơ.
Thực hiện chủ trương của UBND TP. Hà Nội trong Quyết định số 285/QĐ - UB ngày 28/9/1996, về việc thu hồi 9496m2 tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, giao cho Ban QLDA xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, trong đó phần diện tích thuộc Hãng PTVN quản lý là 1586m2. Ngày 24/6/1997, Hãng PTVN, Ban QLDA và đại diện các cơ quan đã tiến hành kiểm tra hiện trạng sử dụng nhà, đất, cây cối, hoa mầu nằm trên phần diện tích bị thu hồi 1586m2. Ngày 25/9/2002, Hãng PTVN bàn giao đầy đủ 1586m2 mà nhà nước thu hồi (trên thực tế phần diện tích Hãng PTVN giao lại là 1692m2) trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng, và các bên đã cùng đặt bút ký vào biên bản bàn giao mặt bằng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, đoạn làng văn hóa Việt Nhật đến vườn hoa Lý Tự Trọng.
Hiện trạng nhà Thủy phi cơ sau khi Ban Quản lý Hồ Tây cho người đóng cọc
Ngày 19/8/2003, Hãng PTVN đã gửi công văn số 172/HPTVN tới Ban Quản lý dự án (QLDA) xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, đề nghị diễn giải và bổ sung chỉ giớ đường đỏ địa chính nhà Thủy phi cơ. Ngày 11/9/2003, Ban QLDA có văn bản phúc đáp số 209 khẳng định: "Theo Quyết định thu hồi đất và phương án đền bù được phê duyệt, nhà Thủy tạ (tức Thủy phi cơ) của Hãng PTVN không nằm trong chỉ giới GPMB thành phố giao cho BQLDA xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây".
Tháng 7/2007, Hãng PTVN đã mời Công ty TNHH địa chính Hà Nội tiến hành đo đạc và lập bản đồ hiện trạng của Hãng PTVN. Trong đó, nhà Thủy phi cơ là một phần tài sản của Hãng PTVN, Hãng PTVN đã thực hiện đầy đủ nghĩ vụ thuế cho Nhà nước, đối với tài sản này.
Quyết định số 285/QĐ - UB ngày 28/9/1996, về việc thu hồi 9496m2 tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ của TP. Hà Nội không nhắc đến việc thu hồi hạng mục nhà Thủy phi cơ, Ban QLDA xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây từng xác định nhà Thủy phi cơ không nằm trong phần hạng mục bị thu hồi phục vụ dự án. Tuy nhiên, đến năm 2010, UBND quận Tây Hồ bất ngờ ra thông báo thu hồi bổ sung công trình nhà Thủy phi cơ phục vụ dự án.
Ngày 22/6/2011, Thứ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã ký văn bản số 1980/BVHTTDL - KHTC gửi UBND TP. Hà Nội, với nội dung khẳng định, hạng mục nhà Thủy phi cơ không nằm trong chỉ giới GPMB Thành phố giao cho Ban QLDA xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây. Để giúp cho Hãng PTVN ổn định kế hoạch sản xuất kinh doanh, Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND TP. Hà Nội xem xét, chấp thuận cho phép Hãng PTVN tiếp tục quản lý và sử dụng hạng mục nhà Thủy phi cơ, đồng thời chỉ đạo UBND quận Tây Hồ thực hiện theo đúng quy hoạch sử dụng đất của Thành phố.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội, nhưng đến ngày 20/6/2012, UBND quận Tây Hồ tiếp tục ra thông báo số 134/TB - UBND yêu cầu Hãng PTVN nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao hạng mục nhà Thủy phi cơ. Ngày 13/11/2012, quận Tây Hồ tiếp tục ký thông báo số 262/TB - UBND yêu cầu Hãng PTVN bàn giao hạng mục nhà Thủy phi cơ.
Trong lúc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng đang xem xét đơn khiếu nại của Hãng PTVN về Quyết định thu hồi nhà Thủy phi cơ, trong các ngày 14, 15, 16, 17/11/2012, Ban Quản lý Hồ Tây đã điều động lực lượng đến đóng kè, đổ bao cát lấp xung quanh khu vực nhà Thủy phi cơ mà Hãng PTVN đang quản lý theo sự phân công của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nhà Thủy phi cơ là công trình được Nhà nước giao cho Hãng PTVN quản lý và sử dụng từ năm 1954. Đây là nơi chứng kiến các sự kiện lịch sử quan trọng nhất của điện ảnh Việt Nam, là nơi có nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương đã đến thăm, động viên các nghệ sĩ điện ảnh thực hiện những bộ phim đã đi vào lịch sử điện ảnh Việt Nam.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Nga khẳng định "thế giới không kết thúc vào ngày 21.12" Chính phủ Nga đã phải ra một thông cáo, theo đó khẳng định với người dân nước này rằng thế giới sẽ không kết thúc vào ngày 21.12.2012. Nhiều người dân Nga tin rằng ngày tận thế 21.12 theo lịch của người Maya cổ đại là có thật, tờ Daily Mail (Anh) ngày 3.12 dẫn lời Bộ trưởng Tình huống khẩn cấp Nga...