“Bỏ túi” vài mẹo nhỏ cho hành trình trekking hoàn hảo
Trekking là xu hướng du lịch được ưa chuộng của nhiều bạn trẻ trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, với phương tiện di chuyển chủ yếu là đôi chân và tham gia trải nghiệm, khám phá thiên nhiên hoang sơ, sẽ có rất nhiều thách thức, khó khăn tiềm ẩn.
Để có một chuyến trekking hoàn hảo, bạn hãy tìm hiểu và chuẩn bị kĩ theo những điều sau đây trước khi bắt đầu hành trình của mình.
Thời điểm trekking là điều tối quan trọng
Giới trekking chuyên nghiệp đánh giá sự tác động của thời tiết đến chuyến trekking là 60%.
Khi thời tiết không thuận lợi như mưa, bão, quá lạnh hoặc quá nóng sẽ dễ khiến các phượt thủ bị mất sức khi di chuyển trong cuộc hành trình, hơn nữa còn dễ xảy ra các tai nạn không mong muốn.
Vì vậy, trước một chuyến trekking, việc tính toán lịch trình, lựa chọn thời điểm phù hợp là điều quan trọng nhất.
Thời tiết quá khắc nghiệt ảnh hưởng rất lớn đến chuyến trekking của bạn. Ảnh: Top1trekking
Thời gian lý tưởng nhất để trekking là mùa khô, ở Việt Nam rơi vào tầm tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lúc này, thời tiết khô và lạnh, phượt thủ có thể đỡ mất sức nhiều khi di chuyển. Đặc biệt, bạn cũng có thể tránh được những dạng thời tiết khắc nghiệt (mưa, lũ, lũ quét…).
Ngoài ra, nếu bạn chọn trekking leo núi, thời điểm này cũng dễ dàng “săn mây” hơn và đây cũng là lúc nở rộ muôn sắc hoa của núi rừng như đỗ quyên, hoa ban…
Thời tiết khô ráo, mát mẻ rất thích hợp với việc trekking. Ảnh; Viet Fresh Tour
Tối giản hành lý
Video đang HOT
Trong hành trình trekking, việc mang vác toàn bộ hành lý của mình và thêm những vật dụng của đoàn đi là điều bắt buộc.
Vì vậy, bạn cần tính toán và sắp xếp lượng đồ đạc cá nhân sao cho nhỏ gọn nhất những phải đầy đủ các vật dụng thiết yếu để tiện cho việc di chuyển.
Những vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Ảnh: vietnammoi.vn
Đối với cá nhân, những vật dụng không thể thiếu chính là quần áo ấm, ủng lội nước, áo đi mưa, tất chống vắt, tất ấm, khăn quàng cổ, mũ, găng tay, đồ vệ sinh cá nhân.
Những loại thuốc cảm, đau đầu, đau bụng, bộ sơ cứu y tế, đèn pin, dao xếp… cũng là hành trang cần phải có trong chuyến đi.
Lều là dụng cụ không thể thiếu trong những chuyến trekking dài ngày. Ảnh: Events High
Trong một đoàn đi trekking, các phượt thủ cũng cần chuẩn bị những dụng cụ như lều trại, bản đồ, la bàn, dây thừng, tấm trải, dao đi rừng, nồi niêu xoong chảo, bật lửa…
Để tiện cho việc sinh hoạt của cả đoàn. Hành lý sinh hoạt chung nên được chia nhỏ cho từng người mang vác và luân phiên đổi với nhau để giữ sức cho từng cá nhân trong đoàn đi.
Chuẩn bị thức ăn
Vì chuyến trekking sẽ diễn ra ở những vùng đất hoang sơ, có thể không có dân cư sinh sống nên việc chuẩn bị lượng thức ăn dài ngày là điều cần thiết cho đoàn đi.
Bạn nên chuẩn bị các loại thực phẩm khô, có thể bảo quản lâu và dễ sử dụng, có thể sử dụng ngay.
Các loại đồ ăn được giới phượt thủ thường xuyên sử dụng là mì gói, thịt bò khô, bánh mì, xúc xích, đồ hộp, bánh quy, kẹo, chocolate, viên C sủi…
Những loại thực phẩm này không chỉ sử dụng tiện lợi mà còn gọn nhẹ, dễ vận chuyển.
Phân chia quãng đường đi hợp lý
Với việc di chuyển bộ trên quãng đường dài, việc các phượt thủ cân nhắc khả năng di chuyển của từng thành viên trong đoàn để tính toán đường đi trong một ngày là điều cần thiết.
Chúng ta nên di chuyển 12-15km/ngày, đây là tốc độ hợp lý được nhiều trekker chuyên nghiệp để xuất.
Những thành viên trong đoàn trekking sẽ giúp đỡ nhau rất nhiều trong chuyến đi, vì vậy luôn giữ cự li hợp lý và phải yêu cầu nếu cần được giúp đỡ. Ảnh: Viet Fresh Tour
Trong chuyến đi, từng thành viên nên di chuyển theo cự ly đã thống nhất từ trước để có thể hỗ trợ nhau khi gặp sự cố. Tuyệt đối không được tách đoàn một mình, nhất là ở những chỗ băng rừng, lội suối…
Thêm vào đó, trong đoàn đi trên dưới 10 thành viên, việc điểm danh thường xuyên là điều cần thiết để đảm bảo số lượng và kiểm tra tình trạng sức khỏe của từng người.
Nhìu Cồ San mùa cây thay lá như chốn thần tiên
Những cánh rừng già nguyên sơ đẹp như cổ tích hiện ra trước mắt blogger Hoàng Thùy Dương trong chuyến trekking Nhìu Cồ San mùa cây thay lá.
Nhìu Cồ San là ngọn núi cao thứ 9 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Núi nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách Sa Pa khoảng 60km. Nhìu Cồ San trong tiếng dân tộc H'Mông có nghĩa là "sừng trâu" bởi ngọn núi có 2 đỉnh vươn ra giữa trời, uốn cong như cặp sừng trâu.
Blogger Hoàng Thùy Dương vừa có hành trình trekking Nhìu Cồ San trong hai ngày một đêm. "Đến đây không chỉ được trải nghiệm cảm giác săn mây mà còn được mở rộng thế giới quan trong hành trình trekking lên đỉnh núi", Thùy Dương chia sẻ.
Để đến chân núi, cả đoàn đi xe máy khoảng 30 phút trên đường toàn đất đá xóc nảy như phi ngựa.
Ngày đầu mưa rét, blogger sinh năm 1991 cảm thấy độ khó của cung trekking như tăng thêm chục lần vì đường lầy lội. Muốn chinh phục Nhìu Cồ San, du khách cần chuẩn bị thể lực tốt, rèn luyện sức bền trước khi đi để tránh bị chuột rút, căng cơ... Bên cạnh đó là tinh thần quyết tâm cao.
Cung trekking đưa cả đoàn qua dốc núi cao, qua thảo nguyên rồi lại leo dốc, băng rừng, vượt suối đá. Đường rất trơn, sình lầy, có những đoạn Thùy Dương phải bò mới qua được.
Nhìu Cồ San Lào Cai sở hữu địa hình độc đáo, phân tầng rõ rệt từ chân núi lên đến đỉnh núi. Cung trekking đưa du khách đi qua thảo nguyên bát ngát, đến những cánh rừng nguyên sinh, suối thác, bãi chăn thả dê của người bản địa, rừng thảo quả...
"Vì ở lâu trong sự thoải mái ấy sẽ thấy nhàm chán, còn lên đây gì cũng thiếu nên cảm giác ăn mì tôm, nhâm nhi ly cà phê nóng trong tiết trời 18 độ C mình cũng thấy hạnh phúc biết bao. Thật biết ơn những điều nhỏ bé mà ngày thường mình đã lãng quên mất", Thùy Dương tâm sự.
Trên đường đi không có sóng điện thoại hay Wi-Fi nên Thùy Dương và những người bạn đồng hành chỉ tập trung vào đường đi, ngắm nhìn thiên nhiên, trò chuyện với nhau...
Cả đoàn đến lán nghỉ lúc 17h, ăn tối sớm nên không quá mệt. Trời tiếp tục đổ mưa suốt đêm đến sáng hôm sau. Thùy Dương cho rằng hành trình trekking Nhìu Cồ San không dành cho những người sức khỏe yếu, thích du lịch nghỉ dưỡng. Bởi thiên nhiên khắc nghiệt, đôi khi cô quá mệt nhưng chỉ có lựa chọn tiếp tục bước đi dù đôi chân mỏi đến tê mất cảm giác. Muốn chinh phục Nhìu Cồ San, du khách cần chuẩn bị thể lực tốt, rèn luyện sức bền trước khi đi để tránh bị chuột rút, căng cơ... Bên cạnh đó là tinh thần quyết tâm cao.
Ngày thứ hai, cả đoàn khởi hành từ 9h đến 11h30 đã check-in đỉnh Nhìu Cồ San. "Nếu chỉ nhìn vào đích đến 2.965m bạn sẽ bỏ cuộc ngay từ đầu. Nhưng khi chia nhỏ quãng đường, từng bước đạt được mốc 1, 2, 3... vừa đi vừa nghỉ, chỉ cần bạn kiên trì bước tiếp, đích đến vẫn chờ bạn chinh phục", Thùy Dương nhớ lại cảm giác lâng lâng trên đỉnh núi.
12h đoàn ăn trưa, đến 14h bắt đầu xuống núi. Thùy Dương cho rằng hành trình trekking Nhìu Cồ San không dành cho những người sức khỏe yếu, thích du lịch nghỉ dưỡng. Bởi thiên nhiên khắc nghiệt, đôi khi cô quá mệt nhưng chỉ có lựa chọn tiếp tục bước đi dù đôi chân mỏi đến tê mất cảm giác.
"Tuy nhiên không ít người bỏ cuộc, chỉ dừng lại ở lán rồi xuống núi. Và cũng có người bị thương trên đường đi. Riêng mình cũng bị ngã không ít lần vì đường rất trơn, lầy và leo dốc liên tục. Nếu không có sự hỗ trợ của đoàn mình cũng khó lòng chinh phục đỉnh núi này", Thùy Dương cho hay.
Chặng về thời tiết đẹp, trời quang hơn.
Hành trình cho Thùy Dương những trải nghiệm nhiều hơn cả mong đợi về một chuyến ngắm lá phong đỏ.
Thùy Dương không ngờ có thể ngắm lá phong rực rỡ ngay tại Việt Nam, màu sắc hòa giữa những tán cây rừng thay áo lúc giao mùa.
Không chỉ có mùa phong thay lá, cung trekking Nhìu Cồ San còn có những khu rừng rêu phong hoang sơ, con suối trong rừng trúc đầy bí ẩn như trong truyện cổ tích. "Chính mình như được đóng vai trong một bộ phi thám hiểm kì bí, về thời tiền sử vậy. Thực sự là một trải nghiệm để đời!", cô bày tỏ.
Blogger này đã hoàn thành mục tiêu chinh phục 2 đỉnh và 2 cực của Việt Nam trong năm 2022. So với cung Lảo Thẩn, cô đánh giá trekking Nhìu Cồ San khó gấp rất nhiều lần. "Lảo Thẩn dành cho người chưa leo núi bao giờ cũng chinh phục được. Nhưng Nhìu Cồ San thì không".
Bật mí 6 điểm săn mây cực đẹp tại Măng Đen Theo chia sẻ của người dân địa phương, từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm là thời điểm đẹp nhất để săn mây tại Măng Đen. Và để có trải nghiệm săn mây trọn vẹn, bạn có thể tham khảo 6 địa điểm dưới đây. Đồi Đức Mẹ Cách thành phố Kon Tum 53km về phía Đông Bắc, đồi Đức Mẹ nằm...