Bỏ túi vài kinh nghiệm lái xe đường dài du xuân
Tết là khoảng thời gian nhiều người sử dụng ô tô làm phương tiện di chuyển, trong đó có những chuyến đi xa. Cầm lái trong suốt quãng đường dài luôn là thử thách, nhất là với những người mới biết lái xe.
Tết đến cũng là lúc lượng người tham gia giao thông tăng vọt khiến đường xá ở các thành phố du lịch trở nên đông đúc hơn bao giờ hết. Do đó, chỉ cần một chút lơ là cũng xảy ra trường hợp đáng tiếc. Dưới đây là những kinh nghiệm bỏ túi giúp những cánh tài xế lưu ý và lái xe an toàn trong những ngày tết.
Vì vậy, để có những chuyến đi an toàn, các lời khuyên dưới đây có thể sẽ hữu ích khi nó đến từ những tài xế lâu năm, được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn, hội nhóm về xe.
Kiểm tra và bảo dưỡng xe trước khi đi chơi xa
Việc kiểm tra tình trạng xe trước hành trình là việc hết sức cần thiết. Đừng ngại khi bỏ ra vài phút để kiểm tra chiếc xe của mình. Các chi tiết cần kiểm tra có thể kể đến như đèn, phanh (thắng), bánh xe, nước làm mát, nước rửa kính lái… Đây là những bộ phận quan trọng cần được kiểm tra xem chúng có hoạt động bình thường hay không.
Lốp xe và hệ thống phanh luôn rất quan trọng khi xe di chuyển. Hãy chú ý đến độ mòn của lốp và các dấu hiệu như vết nứt, rách của thành lốp. Với các chi tiết như gạt mưa, nước làm mát, dầu thắng thì người lái nên kiểm tra và bổ sung hoặc thay thế kịp thời vì những điều này giúp chiếc xe hoạt động bình thường trong những tình huống thời tiết khác nhau.
Tuân thủ các quy định về giao thông
Thắt dây an toàn khi lái xe và yêu cầu tất cả các thành viên trên xe làm như vậy, đó là điều tiên quyết khi tham gia lưu thông. Nghị định 100/2019 hiện quy định rõ, ngoài việc phạt tiền người lái xe thì những thành viên khác ngồi trên xe không thắt dây an toàn cũng khiến người lái xe bị phạt.
Video đang HOT
Hiện tại, quy định về nồng độ cồn đối với người lái xe đã có thay đổi. Theo đó, các mức phạt đối với người lái xe có độ cồn trong máu, trong hơi thở là rất cao. Bên cạnh việc phạt tiền, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe trong thời gian khá dài. Bên cạnh đó, hãy tuân thủ tuyệt đối các biển báo, hướng dẫn giao thông về tốc độ cho phép, làn đường cho phép…
Lên kế hoạch về cung đường, trạm dừng chân và những điểm tham quan.
Du lịch đường dài trong nước là một việc tương đối dễ dàng, nhưng một khi bạn đã vượt qua biên giới nước khác, nhiều tình huống phức tạp sẽ có thể xảy ra. Vì vậy hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Sau khi chọn được điểm đến, để tiết kiệm thời gian và công sức bạn nên vạch rõ lộ trình và các điểm dừng. Lên ngân sách cho chuyến đi và đặt trước khách sạn nếu bạn không muốn mình rơi vào cảnh vừa không biết tiếng bản địa lại vừa không có nơi nào để ở khi đặt chân đến một đất nước xa lạ.
Công tác này có ý nghĩa rất quan trọng vì bạn đến những nơi xa lạ với mình. Kiểm tra thông tin về tuyến đường chuẩn bị đi như tình trạng đường tốt hay xấu, thời tiết mưa nắng bão lũ, địa chỉ một số khách sạn có giá tốt, cơ sở hạ tầng tốt. Thông tin này có thể dễ dàng kiểm tra, hỏi thêm trên mạng tại một số diễn đàn như Otofun, Otosaigon.
Một trong những khâu gây nhiều khó khăn nhất trước mỗi chuyến xuất ngoại là hàng loạt thủ tục bạn cần phải hoàn thành, bao gồm việc xin thị thực (visa), tiêm phòng vacxin (nếu nước bản địa yêu cầu), đổi tiền cũng như thông báo cho ngân hàng của bạn về chuyến đi sắp tới. Tất cả đều là những chi tiết nhỏ nhưng cần thiết để giúp bạn thoải mái và không vướng phải rắc rối gì.
Tính toán thời gian xuất phát, thời gian đến, dừng chân nghỉ ngơi tại các địa phương nào. Thông thường, nếu lái tốt, tốc độ bình quân của bạn là khoảng 60km/h (không kể thời gian dừng chân, các phạm vi quanh HCM, HN vì lưu lượng xe lớn, thường kẹt xe). Trên cơ sở này, bạn sẽ biết mấy giờ thì mình đến đâu.
Phải tính toán để bạn có được lộ trình tốt nhất. Ví như nếu xuất phát từ thời gian A thì khi muốn đến B sẽ tốn bao nhiêu giờ. Có như vậy, bạn sẽ đến được những nơi dừng chân, nghỉ ngơi phong cảnh đẹp, thức ăn ngon, giá tốt.
Đảm bảo sức khỏe cho những hành trình dài
Điều tối kỵ của người lái xe trước một hành trình dài là sức khỏe kém. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ hay có những dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt thì tốt nhất, hãy khắc phục trước khi ôm vô lăng. Khi cơ thể không được khỏe, cơn buồn ngủ có thể ập đến và rõ ràng đó là điều không tốt nếu đang lái xe. Vì vậy, hãy tỉnh táo, ngủ thật tốt đêm trước để sáng hôm sau có thể lái xe vi vu cùng người thân.
Nếu đang lái xe mà bạn cảm thấy buồn ngủ, hãy nghỉ ngơi và nhớ rằng đừng cố ép bản thân tỉnh táo và tiếp tục lái xe, vì như vậy sẽ rất nguy hiểm cho chính bạn và những người khác nữa. Có một số biện pháp tạm thời sẽ không làm bạn tập trung hơn như nhai kẹo cao su, nghe nhạc, mở cửa sổ… Vì vậy, cách giải quyết duy nhất là tấp xe vào lề đường rồi nghỉ ngơi một chút.
Theo Danviet
Nước làm mát và những lưu ý để bảo dưỡng xe cuối năm
Nước làm mát không kém phần quan trọng và ảnh hưởng ít nhiều quá trình vận hành bền bỉ, êm ái đảm bảo sự an toàn cho động cơ khi hoạt động.
Tùy theo loại dung dịch trên xe máy lẫn ôtô thì nước làm mát có thu kì thay thế khoảng 20-30.000 km với xe máy và lên tới 50.000km với ô tô.
Nước làm mát là gì?
Nước làm mát là 1 loại dung dịch luân chuyển theo các đường nước trong động đóng vai trò là cầu nối trung chuyển nhiệt lượng từ thân động cơ ra két làm mát. Và thành phần chính gồm nước cất và dung dịch ethylene glycol cùng các chất phụ gia hỗ trợ như chống bay hơi, đóng cặn, ăn mòn.
Trên thị trường có rất nhiều loại nước làm mát từ các thương hiệu khác nhau nhưng được chia làm ba loại chính là:
Nước làm mát màu xanh: là loại nước làm mát thông dụng, không cần pha với nước cất mà chỉ cần đổ trực tiếp và được đề nghị thay mới sau mỗi 2 năm sử dụng hoặc sau 20.000km.
Nước làm mát màu hồng (SLLC): thường có độ bền cao, không cần pha với nước cất
Nước làm mát màu đỏ (LLC): cần được pha trộn với nước cất tỉ lệ 50:50. Với loại nước này lần đầu sử dụng được tới 80.000km và các lần tiếp theo theo chu kì 40.000km.
Nước làm mát màu hồng (SLLC): thường có độ bền cao, không cần pha với nước cất, có thể duy trì hiệu quả đến 160.000km cho lần đầu và chu kì 80.000km cho các lần thay tiếp theo.
Có thể trộn nước máy vào két nước?
Nước lọc hay các loại nước sinh hoạt hằng ngày đều chứa các hợp chất như cặn đá vôi, kim loại,.. do đó khi đổ vào két nước và hoạt động ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các phản ứng hóa học tạo cặn ở két nước giảm hiệu năng làm mát của hệ thống.
Nếu trong trường hợp khẩn cấp mà không có dung dịch làm mát thì có thể sử dụng nước tinh khiếp đóng chai châm thêm vào nhưng sau đó cần phải vệ sinh và thay lại toàn bộ dung dịch làm mát.
Tùy theo loại dung dịch trên xe máy lẫn ôtô thì nước làm mát có thu kì thay thế khoảng 20-30.000 km với xe máy và lên tới 50.000km với ô tô
Cách chọn nước làm mát
Thông thường, nước làm mát ô tô gồm có 3 loại chính: nước làm mát màu xanh, nước màu hồng (SLLC) và nước màu đỏ (LLC).... Sự khác biệt chủ yếu giữa nước làm mát là thành phần hóa học tạo nên chúng.
Màu xanh - không cần pha trộn mà đổ trực tiếp, loại nước làm; Màu đỏ (LLC) - được pha trộn với nước lọc theo tỉ lệ là 50:50; Màu hồng (SLLC) - thường có độ bền cao hơn và không cần pha với nước lọc, loại nước này được đổ trực tiếp vào bình.
Không nên trộn các dung dịch làm mát lại với nhau, nên châm thêm dung dịch làm mát cùng màu với dung dịch mà động cơ đang sử dụng trong những lần bảo dưỡng.
Theo Cartimes
Những điều cần chú ý khi lái xe đường dài về quê ăn Tết Để việc lái xe ngày Tết được an toàn và thuận lợi, người lái cần kiểm tra xe, chuẩn bị sức khoẻ, lên kế hoạch di chuyển và lái xe cẩn thận. Mong muốn được đoàn tụ và ăn Tết ở quê hương là tâm lý chung của tất cả mọi người xa quê Đối với những người sở hữu ô tô và...