Bỏ túi những mẹo nhỏ giúp xế cưng của bạn bền hơn
Ngoài những quy tắc bảo dưỡng xe thường thấy, các tài xế cần có thêm một số kinh nghiêm dưới đây, giup xế yêu luôn như mới.
Thay dầu khi di chuyển được 80 đến 160 km
Việc thay dầu cho xế cưng của bạn sau 80-160 km đầu tiên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của chiếc xe, đặc biệt là những chiếc xe mới. Đối với những chiếc xe đã được sử dụng trong một thời gian dài, bạn nên thay dầu thường xuyên sau mỗi 8000 km hoặc theo lời khuyên của chuyên gia chăm sóc xe khi cần.
Thay dầu thường xuyên giúp xe chạy mượt mà hơn. Ảnh: Theo Brightside.
Nhiều người lầm tưởng rằng để xe cộ của mình nằm im trong gara xe một thời gian không hề ảnh hưởng đến chiếc xe. Tuy nhiên trên thực tế chính điều này lại đang “giết chết” xế cưng của bạn, nhất là phần pin ắc-quy và lốp xe. Nếu bạn buộc phải để xe của mình trong gara một thời gian thì hãy đảm bảo rằng nó được đỗ ở nơi khô ráo, thoáng mát. Ngoài ra bạn cũng nên rửa xe và bơm vào các bánh xe thường xuyên.
Xe nằm xó quá lâu khiến nhiều bộ phận hoạt động kém hơn. Ảnh: Theo Brightside.
Móc chìa khóa ít đồ
Nhiều người thường có thói quen móc hàng tá thứ lặt vặt vào chìa khóa nhằm tránh bị thất lạc chìa. Tuy nhiên việc này lại không hề tốt cho chiếc xe của bạn. Cụ thể trọng lượng của chùm chìa khóa quá nặng có thể ảnh hưởng đến bộ phận đánh lửa của ổ khóa xe. Do đó, lời khuyên được đưa ra là móc khóa càng nhẹ càng tốt.
Móc khóa càng nhẹ càng tốt. Ảnh: Theo Brightside.
Căn chỉnh bánh xe thường xuyên
Video đang HOT
Nhiều ô tô thường gặp hiện tượng lệch góc đặt bánh xe sau thời gian dài sử dụng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của tay lái và an toàn khi lái xe nói chung. Tuy nhiên nhiều tài xế thường chỉ kiểm tra độ cân bằng lốp ô tô mà không để ý đến góc đặt xe.
Chú ý căn chỉnh bánh xe thường xuyên để tránh gây ảnh hưởng khi di chuyển. Ảnh: Theo Brightside.
Thay bộ lọc khí bất cứ khi nào có thể
Bộ lọc khí vốn được xem là “lá phổi” của chiếc xe. Sau một thời gian dài sử dụng, bộ lọc khí của xe sẽ bám đầy bụi bẩn, từ đó dẫn đến giảm năng suất của xe. Do đó tốt hơn hết là hãy thường xuyên kiểm tra và thay khi nhận thấy những hiện tượng trên.
Bộ lọc khí đầy bụi bẩn khiến xe hoạt động kém. Ảnh: Theo Brightside.
Tránh sử dụng vòi nước áp lực cao khi rửa phần động cơ
Việc rửa phần động cơ bằng vòi nước áp lực cao có thể gây những hư tổn không đáng có cho phần động cơ của xe, khiến một số mối hàn hay các gioăng cao su bị bong ra. Các chuyên gia bảo dưỡng xe khuyến cáo bạn chỉ nên rửa phần động cơ 2 lần/ năm.
Chỉ nên rửa phần động cơ 2 lần/năm. Ảnh: Theo Brightside.
Những mẹo nhỏ tránh sốc nhiệt khi lái ô tô ngày nắng nóng
Miền Bắc đang trải qua những ngày nóng đỉnh điểm. Dưới đây là gợi ý cho các lái xe tránh sốc nhiệt khi lái xe giữa thời tiết nắng nóng.
Những ngày gần đây, nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc xấp xỉ 40 độ. Riêng với những xe ô tô để ngoài trời, khi mới bước vào, bạn có thể đo nền nhiệt của xe lên tới 60-70 độ C
Khi nhiệt độ trong xe quá lớn, không chỉ gây hại cho động cơ mà người lái nếu không có kinh nghiệm có thể bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để tránh sự khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe, một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn có được sự thoải mái khi lái xe.
Đỗ xe nơi bóng râm, mái che
Việc chọn nơi có bóng mát, mái che hoặc tự che chắn cho ô tô khi đỗ xe không chỉ giúp giảm nhiệt độ trong cabin do hiệu ứng nhà kính, mà còn giúp xe không bị bạc màu sơn, các chi tiết nhựa không bị nứt vỡ theo thời gian.
Tuy nhiên, không phải lúc nào những chỗ đỗ xe lý tưởng như vậy cũng có sẵn, nhất là ở những khu đô thị đông đúc. Vì vậy, khi buộc phải đỗ xe ngoài trời, hãy chuẩn bị sẵn trong xe những tấm chắn phản nhiệt, hoặc dùng vải sáng màu bọc xe lại cũng có thể giảm bớt nhiệt độ trong xe.
Đóng mở cửa trước khi vào xe để tản nhiệt nhanh
Nếu đỗ xe giữa trời nắng hoặc ngay cả trong bóng râm, nhiệt độ chênh lệch trong cabin và bên ngoài vẫn lớn, gây cảm giác ngột ngạt, khó thở nếu lái xe đi luôn.
Đóng mở cửa liên tục một bên để không khí được đối lưu
Để giảm bớt nhiệt độ trong xe, cách đơn giản là mở hết cửa kính cho không khí bên trong và ngoài đối lưu. Nếu muốn nhanh hơn, có thể áp dụng mẹo mở hết một bên cửa, phía còn lại tiến hành đóng mở với lực vừa đủ để tạo gió thổi bớt hơi nóng bên trong.
Để hé cửa kính khoảng 1 cm
Việc hạ cửa kính xuống khoảng 1 cm sẽ giúp không khí bên ngoài có thể lọt vào trong xe, qua đó tạo được sự đối lưu giúp cảm giác nóng khi mở cửa và lái xe sẽ giảm bớt. Tuy nhiên biện pháp này chỉ nên áp dụng ở nơi đỗ an toàn, có người trông coi vì kẻ gian dễ lợi dụng để luồn que dài vào kéo chốt mở khóa hoặc trộm đồ.
Dùng phụ kiện quạt gió cài khe cửa kính
Loại phụ kiện chạy bằng pin hoặc năng lượng mặt trời này khó nhỏ bé và tiện dụng, được kẹp ở giữa khe cửa kính và vách khung cửa ô tô. Luồng gió hút từ bên trong và thổi ra bên ngoài hoặc ngược lại sẽ giúp sự đối lưu không khí nhanh hơn, làm giảm nhiệt độ cabin ô tô.
Phụ kiện quạt thông gió cánh cửa ô tô khá rẻ, từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng trên thị trường
Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này là tạo khe hở lớn, dễ bị mưa hắt vào nếu không kịp cất hoặc tạo cơ hội cho kẻ gian trộm cắp. Vì vậy nên lựa chọn dùng quạt gió khi đỗ ở nơi an toàn, dễ quan sát.
Sử dụng quạt gió trong ô tô
Bạn có thể tận dụng quạt gió có sẵn trong ô tô để thổi bớt hơi nóng ra bên ngoài bằng cách điều chỉnh chế độ lấy gió ngoài, bật quạt ở nấc cao. Lưu ý không nên bật cùng lúc ngay điều hòa mà cần mở hết các cửa kính, lái một thời gian ngắn mới tiến hành nâng kính, bật điều hòa.
Bật điều hòa từ nhiệt độ cao rồi giảm dần, gió từ nấc nhỏ rồi tăng dần
Rất nhiều người có thói quen, thậm chí theo bản năng khi vào trong xe thấy nóng nực đã ngay lập tức bật điều hòa ở nấc lạnh nhất, kèm với gió ở nấc cao nhất. Điều này hoàn toàn không tốt, thậm chí nguy hiểm.
Bật điều hòa cũng cần đúng cách để tốt cho sức khỏe
Việc bật điều hòa lạnh hết cỡ và nhanh mát nhất rất dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, không khí trong xe bị giãn nở một cách đột ngột, tác động không tốt đến kính lái, dễ gây nứt vỡ. Bật điều hòa cùng lúc khởi động xe, nó cũng sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng của ắc-quy.
Vì vậy, trước khi sử dụng điều hòa ô tô, nên áp dụng các biện pháp tạo ra sự đối lưu không khí giữa bên trong và bên ngoài như các cách ở trên. Khi nhiệt độ trong xe đã giảm xuống, lúc này mới bật điều hòa ở mức nhiệt độ giảm dần, ưu tiên từ mức 28 độ C. Chế độ lấy gió cũng chuyển dần từ gió ngoài sang gió trong. Tài xế cũng nên gắn thêm thiết bị tạo độ ẩm để giúp không gian bên trong xe thoải mái hơn trong những ngày nóng đỉnh điểm.
Bí quyết sẵn sàng cho ô tô di chuyển trong mùa nắng nóng Kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế một số vật dụng quan trọng trên ô tô để đảm bảo vận hành tốt trong mùa nắng nóng. Thời tiết tại Việt Nam bắt đầu những ngày hè oi ả, đặc biệt là tại TP.HCM. Điều này đồng nghĩa với việc điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn, chưa kể đến những cơn mưa bất...