‘Bỏ túi’ những kinh nghiệm cho tài xế mới khi đi du lịch dịp nghỉ lễ
Ngày nay, nhiều người có thói quen tự đi du lịch bằng ôtô cá nhân trong những dịp nghỉ lễ. Việc lái xe đường dài sẽ rất khác với việc lái xe trong nội đô và người tài xế cần phải đặc biệt lưu ý.
Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 là thời gian nhiều gia đình tổ chức đi du lịch để “xả hơi.” Trong đó, nhiều người lựa chọn phương án tự lái xe thay vì thuê dịch vụ. Song, lưu lượng giao thông trong thời gian này luôn ở mức cao sẽ khiến các “xế mới” ít kinh nghiệm đường dài gặp một số khó khăn nhất định.
Để đảm bảo những chuyến đi an toàn và vui vẻ, anh Minh Hải (chủ gara ADCar, đường Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội), một tài xế có hơn 15 năm kinh nghiệm lái xe, sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý báu khi di chuyển bằng ôtô trong những chuyến đi dài.
Kiểm tra, bảo dưỡng trước khi di chuyển
Xe hơi sẽ là phương tiện di chuyển chính cho cả gia đình, do đó cần kiểm tra thật kỹ trước nhằm đảm bảo phương tiện có thể vận hành liên tục trong một khoảng thời gian dài.
Bảo dưỡng xe trước khi di chuyển một chuyến đi dài là điều cần thiết đối với các tài xế. (Ảnh nguồn: The Balance)
Đầu tiên, người lái xe cần kiểm tra lốp và áp suất tất cả các bánh xe, kể cả lốp dự phòng. Lưu ý về độ mòn của các lốp, nếu cần thiết có thể thay thế các lốp đã quá mòn.
Bên cạnh đó, người lái nên kiểm tra nhớt ôtô, mức dầu, nước làm mát động cơ và nước rửa kính. Điều này giúp đảm bảo cần gạt nước vẫn hoạt động bình thường và không có vết nứt nào xuất hiện trên kính chắn gió.
Chủ xe cần kiểm tra các hệ thống lái và an toàn trên xe. Thêm vào đó, các bộ phận chiếu sáng phải được đảm bảo hoạt động tốt.
Hành trang gọn nhẹ nhưng đầy đủ
Chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho chuyến đi. (Ảnh nguồn: Krause’s Automotive)
Ngoài những vật dụng thực sự cần thiết cho các sinh hoạt cá nhân của các thành viên thì người lái nên lưu ý mang thêm một số vật dụng như: Nước uống, dụng cụ sửa xe, quần áo, giầy tờ tùy thân, đồ y tế… Nếu có ý định cắm trại ngoài trời hoặc dừng lại đâu đó có thể mang thêm lều trại hoặc các dụng cụ cắm trại gọn nhẹ.
Một kinh nghiệm khác được anh Hải chia sẻ: Nếu di chuyển theo đoàn từ 2 xe trở lên thì nên mang theo bộ đàm để có thể liên lạc dễ dàng và hỗ trợ các thành viên khác trong đoàn. Xe nào có lái cứng và nhiều kinh nghiệm nhất đi trước, gặp chướng ngại vật hay sự cố nhỏ trên đường có thể báo để xe đi sau biết và tránh gặp phải.
Video đang HOT
Nắm chắc lộ trình và biển báo giao thông
Bên cạnh việc kiểm tra và chuẩn bị hành tranh thì trước mỗi hành trình tài xế cũng nên tìm hiểu lộ trình để có thể lựa chọn các điểm dừng nghỉ và ăn nhẹ sao cho phù hợp, giúp đỡ mệt và giảm căng thẳng.
Người lái xe cần chú ý các biển báo giao thông để tránh bị phạt. (Ảnh minh họa)
Việc tìm hiểu về cung đường mà mình sắp đi sẽ giúp người lái chủ động hơn trong các tình huống xảy ra và có sự chuẩn bị phù hợp hơn trong trường hợp con đường đã chọn đang trong thời gian được bảo trì hay nâng cấp, tắc đường…
Ngoài ra, người lái xe cần quan sát kỹ biển báo ở từng khu vực để tránh việc đi nhầm đường, sai làn…, tránh bị phạt từ lực lượng Cảnh sát giao thông.
Nghỉ ngơi khi mệt, buồn ngủ
Nếu cảm thấy buồn ngủ hay không đảm bảo sức khỏe, tài xế cần phải nghỉ ngơi ngay lập tức. Đây là điều tối quan trọng trong việc tự đi bằng xe riêng.
Không nên cố lái xe khi thấy mệt hoặc buồn ngủ vì rất dễ xảy ra những sự cố đáng tiếc. (Ảnh nguồn: Philkotse)
Trong trường hợp trong xe có từ hai người trở lên biết lái thì chia nhau lái, nhưng nếu tài chế chỉ có một người thì khi mệt phải tìm đoạn an toàn hoặc trạm nghỉ để dừng xe lại nghỉ ngơi cho tỉnh táo. Chỉ cần 15 phút ngủ là tài xế đã có sức và tinh thần để đi tiếp, không nên cố lái xe khi thấy mệt hoặc buồn ngủ vì rất dễ xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Khi dừng xe nghỉ ngơi, người lái đặc biệt lưu ý không đỗ xe ở chỗ tối, khuất, những khúc cua gắt hay nơi ít người qua lại, hãy cố gắng lái xe đến nơi có ánh sáng hay chỗ đông người. Trong trường hợp xe bị chết máy tại những nơi này, tài xế nên ngồi yên trong xe, khóa cửa và gọi điện nhờ sự giúp đỡ của đơn vị cứu hộ hay người thân.
Giữ tinh thần thoải mái
Điều cuối cùng là tài xế cần tạo tâm lý thật tốt cũng như lựa chọn tư thế thoải mái nhất khi lái xe đường dài.
Người lái xe cần giữ cho tinh thần luôn vui vẻ và thoải mái trong chuyến đi. (Ảnh nguồn: New York Post)
Trong kỳ nghỉ lễ, đường xá sẽ luôn đông đúc hơn ngày thường vì tất cả mọi người đều cố gắng di chuyển tới những điểm đến khác nhau. Việc đường sá không tốt hoặc điều kiện giao thông không như ý ít nhiều khiến các tài xế gặp ức chế về mặt tâm lý. Do vậy, người lát xe cần giữ bình tĩnh, hít thở thật sâu và nhớ rằng kỳ nghỉ cùng những chuyến đi đường dài nên là quãng thời gian để tận hưởng niềm vui và thỏa sức khám phá.
Tài xế nên chọn vị trí, tư thế lái ổn định và thoải mái nhất cho một chuyến đi xa. Người lái có thể chuẩn bị sẵn nước uống, một số đồ ăn nhẹ hay bật bài hát yêu thích cho chuyến hành trình của mình và gia đình trong suốt một chặng đường dài./.
Đi du lịch ngày lễ, cần lưu ý kiểm tra xe thế nào trước khi vượt đèo?
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2.9 sắp tới, nhiều gia đình có kế hoạch đi chơi xa, trong đó có những điểm du lịch ở vùng núi, qua các đèo dốc. Vậy, chủ xe cần kiểm tra xe như thế nào, để di chuyển đường đồi núi một cách thuận lợi, hạn chế những sự cố bất ngờ.
Lốp xe
Cần kiểm tra đầy đủ cả 4 bánh xe có bị thủng hay hao mòn không. Nếu độ mòn lốp vượt quá quy định, chủ xe nên thay lốp mới. Về áp suất lốp, cách kiểm tra phổ biến nhất là sử dụng đồng hồ đo áp suất. Không nên để lốp xe quá căng hay quá non vì như vậy khi di chuyển dễ bị dằn xóc, giảm tuổi thọ hay có thể dẫn đến nổ lốp.
Để chắc chắn hơn về áp suất lốp, chủ xe nên tham khảo áp suất lốp mà nhà sản xuất quy định để điều chỉnh cho phù hợp với từng dòng xe (hoặc xem nhãn dán bên trong cửa bên lái xe).
Kiểm tra độ hao mòn và áp suất lốp xe. Ảnh: Vũ Tùng
Dầu nhớt động cơ
Dầu nhớt có nhiệm vụ bôi trơn, làm mát... bên trong động cơ. Sau một thời gian, dầu sẽ bị biến chất hay nhiễm cặn bẩn, đổi màu, độ nhớt bị giảm đi. Do vậy, chủ phương tiện cần thay mới dầu nhớt định kỳ và lọc dầu trước chuyến đi để động cơ vận hành êm ái và tối ưu hơn.
Nước làm mát động cơ
Nước làm mát giữ cho động cơ xe khỏe mạnh bằng cách điều chỉnh nhiệt độ của hệ thống làm mát ôtô. Sử dụng nước làm mát giúp động cơ giải nhiệt, duy trì nhiệt độ động cơ ở mức phù hợp.
Nếu xe thiếu nước làm mát, quá trình vận hành sẽ bị kém hiệu quả, có thể khiến động cơ bị quá nhiệt, xe bị nóng máy,... dẫn đến bị bó máy, hư hại nghiêm trọng hoặc xe bị tắt máy giữa đường. Vì vậy, trước khi đi xa, đổ đèo,... chủ xe cần kiểm tra nước làm mát động cơ trong bình phụ, nếu mực nước thấp thì phải bổ sung hoặc nếu nước bị đục thì nên thay mới và vệ sinh két nước.
Lọc gió động cơ
Nhiệm vụ của lọc gió là lọc sạch bụi bẩn trước khi không khí được đưa vào buồng đốt để hòa trộn với nhiên liệu. Sau thời gian dài làm việc, lọc gió thường bám nhiều tạp chất, bụi bẩn nên cần kiểm tra, vệ sinh hoặc thay mới để tránh xe bị nóng máy, gây ảnh hưởng đến hệ thống khác.
Để xe vận hành êm ái khi vượt đèo chủ xe nên kiểm tra kĩ bộ phận lọc gió, nếu lọc gió quá bẩn thì nên thay mới. Điều này sẽ cải thiện chất lượng không khí đưa vào buồng đốt, nâng cao hiệu suất máy, gia tăng tuổi thọ các chi tiết máy và giúp xe hoạt động vượt trội hơn.
Hệ thống lái và dầu trợ lực lái
Các chuyên gia khuyến khích chủ phương tiện nên kiểm tra hệ thống lái và dầu trợ lực lái của xe trước khi đi xa. Bởi hệ thống lái tác động trực tiếp đến việc điều khiển xe, giúp xe chuyển động theo sự điều khiển của người lái thông qua vô lăng.
Chủ xe cần kiểm tra xem vành tay lái có bị rơ không, vô lăng có bị nặng không, xe có bị lệch tay lái, nhao lái không, xe có dấu hiệu trả lái chậm hay hệ thống lái có tiếng kêu lạ không, thước lái có chảy dầu không...
Hệ thống phanh xe
Hệ thống phanh xe là hệ thống cực kỳ quan trọng, cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn trong quá trình xe vận hành nhất là khi di chuyển xa, vượt đèo, đổ đèo.
Hệ thống phanh xe rất quan trọng nên cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Ảnh: Nguyên Nga
Hệ thống phanh có liên quan trực tiếp đến khả năng giải quyết, xử lý tình huống đặc biệt là các tình huống khẩn cấp. Người điều khiển xe nên thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của phanh.
Nếu phát hiện hệ thống phanh có các lỗi bất thường như phanh bị kêu, phanh bị nặng, đạp phanh không ăn, quãng đường phanh dài hơn bình thường, bàn đạp phanh bị thấp... thì nên điều chỉnh, sửa chữa ngay. Chủ xe cũng nên kiểm tra cả độ mòn của má phanh, đĩa phanh và dầu phanh.
Ắc quy xe
Ắc quy giúp ổn định điện áp cho hệ thống điện, là nguồn cấp điện áp bổ sung tạm thời. Do đó, nếu ắc quy xảy ra vấn đề, bị trục trặc thì xe dễ bị nổ máy chậm, thậm chí là không khởi động được. Để hạn chế các rủi ro trước khi đi vượt đèo nên kiểm tra tình trạng hoạt động của ắc quy.
Hệ thống đèn xe
Hệ thống đèn xe có vai trò cung cấp ánh sáng, ra tín hiệu với xe khác, định vị xe... Hệ thống đèn xe bao gồm đèn chiếu sáng trước, đèn hậu, đèn phanh, đèn xi nhan, đèn sương mù...
Đèn hoạt động đầy đủ là điều cần thiết để di chuyển an toàn, không chỉ để chủ xe có thể nhìn rõ mà còn để những người tham gia giao thông khác có thể nhìn thấy và biết ý định của chủ xe. Trước khi vượt đèo, chủ phương tiện nên kiểm tra hệ thống đèn xe nếu có dấu hiệu ánh sáng yếu, chập chờn... thì xử lý ngay.
Bạn có nên tự thay dầu cho chiếc xe của mình không? Thay dầu rất quan trọng để giữ cho động cơ của xe bạn hoạt động trơn tru, tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn có nên tự làm hay không. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét những ưu và nhược điểm của việc tự thay dầu động cơ cho xe của mình. Thay dầu cho ô tô của bạn: Có nên tự...