‘Bỏ túi’ những điểm du lịch hấp dẫn khi đến Huế
Cố đô Huế không chỉ là nơi còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của dân tộc, mà còn là vùng đất có đồi núi, đồng bằng, sông nước và biển tạo nên nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
Đại Nội Huế – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Đến với Huế, du khách sẽ có cơ hội ngắm những thành quách, cung điện vàng son, những lăng tẩm uy nghiêm, trải nghiệm những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như sông Hương, núi Bạch Mã, đầm phá Tam Giang, vịnh Lăng Cô …
Đại Nội Huế
Đại Nội Huế là một phần trong quần thể di tích Cố đô Huế, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Đến với Đại Nội Huế, du khách sẽ được thưởng lãm những dấu ấn đặc sắc của phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm để lại, cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Lăng Tự Đức nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Huế 8 km, đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Những lăng tẩm uy nghiêm
Lăng tẩm Huế là hệ thống những công trình kiến trúc độc đáo đạt đến đỉnh cao nghệ thuật xây dựng dưới triều nhà Nguyễn như lăng Gia Long, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng… Ngày nay, hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn đã trở thành những nơi thu hút khách du lịch khi đến với Cố đô Huế.
Chùa Thiên Mụ – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế 5 km. Nhìn từ xa, chùa Thiên Mụ nổi bật với tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7 tầng, cao 21 m.
Đến với chùa Thiên Mụ du khách sẽ được chiêm ngưỡng một trong những quốc tự lớn dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, với kiến trúc cổ kính, uy nghiêm, cảnh trí thơ mộng, hùng vĩ.
Sông Hương tại TP. Huế – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Video đang HOT
Sông Hương
Dòng sông xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời, những con thuyền Huế xuôi ngược, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng giữa đêm khuya. i chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương Giang thơ mộng, nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui của bao lớp du khách….
Sông Hương chính là quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho miền đất Cố đô. Hình ảnh núi Ngự Bình cùng với sông Hương Huế đã trở thành biểu tượng của Cố đô Huế.
Đầm Chuồn – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Đầm Chuồn
Cách trung tâm TP. Huế 12 km, đầm Chuồn là một trong những hệ thống đầm phá quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là đầm nước lợ trong hệ thống đầm phá Tam Giang nổi tiếng với vẻ đẹp bình yên, sông nước bao la, cùng với những đặc sản hấp dẫn với giá thành hết sức bình dân.
Thiên nhiên đầm Chuồn tuyệt vời hơn vào mỗi sáng sớm và buổi chiều tà với những mảng màu đa sắc đỏ, vàng, tím, những chiếc thuyền nhỏ lững lờ giữa sông nước bao la, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Du khách sau khi tham quan một vòng đầm Chuồn sẽ dừng lại nghỉ ngơi và ăn những món đặc sản tại khu nhà nổi nằm ngay giữa đầm phá và ven đê Tây phía Đông.
Vịnh Lăng Cô – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Vịnh Lăng Cô
Vịnh Lăng Cô có chiều dài 42,5 km, cách TP. Huế hơn 60 km và cách Đà Nẵng 20 km, là vịnh biển gần như nguyên sơ nằm dưới chân đèo Hải Vân, với bãi tắm phẳng lì, nước xanh ngắt bao la tuyệt đẹp với hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú.
Nhìn ra xa là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn trải rộng trên địa bàn. Đây là một trong những thắng cảnh, địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế, được Vua Khải Định xem là chốn bồng lai tiên cảnh.
Núi Bạch Mã – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Núi Bạch Mã
Núi Bạch Mã (thuộc địa phận huyện Phú Lộc), cách Huế 60 km về phía nam, ở độ cao 1.444 m so với mực nước biển, là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Trên đỉnh núi hùng vĩ 4 mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng là cả một vùng khí hậu ôn đới như ở Sa Pa, Tam ảo, à Lạt…
Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi có những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục. Thác ỗ Quyên cao 400 m, rộng 20 m, những ngày hè, hai bên bờ thác, hoa đỗ quyên nở rộ như hai thảm lụa hoa khổng lồ. Với cảnh quan thiên nhiên cùng khí hậu mát mẻ, núi Bạch Mã Huế là điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã – Ảnh: VGP/Lê Hoàng
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện đầu tiên tại miền Trung, tọa lạc tại núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vượt qua lòng hồ Truồi mênh mang sóng nước bằng những con xuồng nhỏ sẽ đến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Thiền viện tọa lạc giữa lòng Hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài hút mắt.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã – một quần thể danh lam giữa vùng sơn thủy hữu tình đã trở thành địa chỉ tham quan cho du khách thập phương khi đến với vùng đất Cố đô Huế.
Một địa điểm không nên bỏ lỡ khi đến Huế là trải nghiệm phố đi bộ về đêm – Ảnh: VGP/Lê Hoàng.
Phố đêm
Tuyến phố đi bộ Phạm Ngũ Lão – Chu Văn An – Võ Thị Sáu thuộc địa phận phường Phú Hội, thành phố Huế là điểm đến hấp dẫn cho cả du khách trong và ngoài nước mỗi dịp cuối tuần. Kéo dài hơn 1 km, hoạt động từ 18h đến 2h sáng hôm sau vào các tối thứ 6, thứ 7 và từ 18h đến 24h vào ngày chủ nhật hàng tuần.
Còn phố đi bộ Hai Bà Trưng là sự kết hợp các khu vực thương mại và khai thác các dịch vụ thương mại, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc đường phố… phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm của người dân và du khách.
Phố đi bộ Hai Bà Trưng cùng với phố đi bộ Phạm Ngũ Lão – Chu Văn An – Võ Thị Sáu và phố đêm Hoàng Thành Huế là những sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm cho người dân và du khách.
Khám phá bản Ngàm Pốc
Được tạo hóa ban tặng cảnh sắc kỳ vĩ, bản Ngàm Pốc, xã Yên Thắng (Lang Chánh) hứa hẹn là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, mang đến những trải nghiệm mới mẻ.
Bản Ngàm Pốc có địa hình đa phần là đồi núi.
Đường vào bản uốn lượn bên những thửa ruộng bậc thang.
Bên những thửa ruộng bậc thang xanh mướt du khách được chiêm ngưỡng những guồng nước dùng để lấy nước vào đồng ruộng.
Hiện bản Ngàm Pốc có 313 hộ, với 1.354 nhân khẩu, phần lớn là người dân tộc Thái sinh sống.
Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ.
Những năm qua xã Yên Thắng khuyến khích người dân bản Ngàm Pốc đầu tư phát triển homestay, vườn du lịch...
Đến với bản Ngàm Pốc, du khách có cơ hội thưởng thức điệu múa sạp - một trong những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.
Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm và thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái như cơm lam, cá nướng, gà nướng, xôi nếp...
Mua sắm các sản vật địa phương do người dân tự sản xuất.
Đối với những ai yêu cảnh đẹp miền sơn cước, đam mê "check in" thì bản Ngàm Pốc là một địa chỉ vô cùng thú vị và mới mẻ.
Đưa xã đảo Nhơn Châu thành điểm du lịch hấp dẫn tại Quy Nhơn Xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch. Tỉnh Bình Định tập trung xây dựng một số công trình phục vụ du lịch; mở rộng các trục giao thông phía mặt tiền của đảo, đường kết nối các điểm du lịch phía Đông của đảo với các điểm du...