Bỏ túi lưu ý “vàng” của bác sĩ khi trời rét thấu xương dễ liệt mặt, đột quỵ
Trong mọi trường hợp, bệnh nhân có dấu hiệu, triệu chứng liệt mặt nên đến gặp bác sĩ để được khám, loại trừ, vì liệt dây thần kinh VII ngoại biên có một số triệu chứng tương tự như đột quỵ não.
Miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung bộ đang trong ở trong những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 5 – 10 độ C, đặc biệt vào sáng sớm và ban đêm. Đây là thời điểm nhiều người có nguy cơ bị liệt mặt (hay còn gọi là liệt dây thần kinh VII ngoại biên); chủ yếu xảy ra vào mùa Đông, Xuân; không phân biệt tuổi tác, giới tính.
Bác sĩ khuyến cáo trong mọi trường hợp, bệnh nhân có dấu hiệu, triệu chứng liệt mặt nên đến gặp bác sĩ để được khám, loại trừ, vì liệt dây thần kinh VII ngoại biên có một số triệu chứng tương tự như đột quỵ não.
Bệnh có thể tái phát
BS Hồng Thúy, Khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Bệnh viện 108, cho biết liệt nửa mặt gây nên tình trạng giảm hoặc mất vận động các cơ ở mặt.
Liệt mặt ảnh hưởng đến sức khỏe gây khó khăn trong sinh hoạt đồng thời gây tâm lý ngại tiếp xúc cho bệnh nhân. Việc điều trị liệt nửa mặt phải mất một khoảng thời gian nhất định và có thể tái phát.
Dấu hiệu bị liệt mặt.
Bệnh xuất hiện đột ngột có thể xảy ra trong vòng vài giờ đến vài ngày với các triệu chứng như: Miệng méo, rớt nước (nước bọt, nước canh, nước uống) ở một bên miệng; Mắt nhắm không kín, chảy nước mắt; Một nửa bên mặt rối loạn cảm giác như giảm cảm giác, tê bì; Giảm hoặc mất cảm giác vị giác. Bệnh nhân còn có thể bị đau đầu, đau xung quanh hàm hoặc sau tai ở bên bị bệnh.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liệt mặt có thể do chấn thương ở vùng xương đá (xương sọ), zona thần kinh, khối u trong não, nguyên nhân ở tai,… Nhưng có một số trường hợp liệt dây thần kinh VII ngoại biên không có nguyên nhân rõ ràng.
“Một số quan điểm cho rằng liên quan đến thời tiết do lạnh, một số khác cho rằng liên quan đến virus (cúm, herpes sinh dục,…) làm tổn thương dây thần kinh chi phối cơ mặt và gây ra liệt” – bác sĩ khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết.
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng chẩn đoán liệt VII ngoại biên, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để đánh giá mức độ và tìm nguyên nhân như điện thần kinh cơ giúp xác định mức độ nghiêm trọng của liệt VII ngoại biên; Chụp MRI hoặc CT sọ não để loại trừ các nguyên nhân khác như khối u hoặc vỡ xương sọ…
Điều trị ra sao?
Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng liệt mặt: Điều trị càng sớm càng tốt, tránh các kích thích mạnh, không cố điều trị cho hết liệt trong giai đoạn cấp của bệnh, kết hợp bảo vệ mắt bên liệt.
Hầu hết các trường hợp, triệu chứng liệt chỉ là tạm thời. BS Hồng Thuý cho hay liệt mặt không nguy hiểm đến tính mạng, nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách, bệnh có thể được chữa khỏi từ 70 – 100%. Trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài tuần, nếu nặng có thể vài tháng.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, co giật nửa mặt. Nguy hiểm nhất là bị viêm loét giác mạc do mắt không nhắm được, gây khô mắt, nhiễm trùng giác mạc dẫn đến viêm, loét giác mạc.
Bác sĩ khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho hay điều trị bằng y học cổ truyền (ngay sau khi loại trừ các nguyên nhân cần phải can thiệp ngoại khoa) giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa các biến chứng như teo cơ mặt, bệnh lý giác mạc do mắt nhắm không kín,…
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào giai đoạn. Trong đó, khi bệnh phát hiện dưới 1 tháng, dù được điều trị đúng thì một số ít trường hợp vẫn có tiến triển nặng hơn (khoảng vài ngày đầu). Bác sĩ khẳng định đây là diễn biến bệnh, người bệnh không cần quá lo lắng.
Bệnh nhân sẽ được điện châm, xoa bóp bấm huyệt, cứu ngải và dùng thuốc cổ truyền phối hợp điều trị thuốc tân dược.
Giai đoạn 1 – 3 tháng cần dựa vào đáp ứng bệnh nhân để đưa ra chỉ định tiếp theo. Đến giai đoạn 3-6 tháng có thể cấy chỉ. Còn khi bệnh đã trên 6 tháng, điều trị bằng y học cổ truyền dù có hiệu quả nhưng chậm hơn.
“Để phòng bệnh, cần tránh gió lạnh đột ngột, mùa nóng không nằm thẳng điều hòa; mùa lạnh mở cửa từ từ, tránh gió lùa, ra đường đeo khẩu trang giữ ấm mặt, không nên cho các cháu nhỏ ngồi phía trước xe”.
(BS Hồng Thuý, Khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Bệnh viện 108)
Tắm đêm vào giờ nào dễ đột tử?
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cảnh tỉnh: liệt mặt, chóng mặt, thậm chí đột quỵ nửa đêm đều bắt nguồn từ việc tắm trễ.
Hầu hết trường hợp bệnh nhân đã tử vong trước khi đến bệnh viện, ảnh minh họa
Có nhiều người đi làm về trễ, mệt mỏi chỉ muốn tắm cho mát mẻ rồi đi ngủ, bất chấp đêm khuya. Cũng có người thích tắm khuya, tắm trước khi ngủ mới có cảm giác sạch sẽ, ngủ sâu. Nhưng ít ai biết rằng liệt mặt, chóng mặt, thậm chí đột quỵ nửa đêm đều bắt nguồn từ việc tắm trễ.
Không ít người đột ngột qua đời nghi do đột quỵ do tắm khuya khiến người thân tiếc nuối.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh tỉnh: thói quen tắm khuya, tắm khi nhiệt độ cơ thể quá chênh lệch lớn với nhiệt độ nước như: tắm nước lạnh ngay khi vừa đi ngoài trời nóng về; hoặc tắm, ngâm bồn nước nóng lúc trời lạnh... rất dễ rơi vào trạng thái sốc nhiệt.
Lý giải về điều này, bác sĩ cho hay nếu nhiệt độ nước tắm không phù hợp với nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách co hoặc giãn mạch để thích nghi. Khi mạch máu não bị co lại nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành co thắt đột ngột. Đặc biệt ở những người có bệnh lý đau thắt ngực do co thắt mạch vành khi tắm đêm rất dễ xảy ra cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim cấp.
Nếu may mắn, người tắm bị liệt mặt ngoại biên (còn gọi là liệt dây thần kinh số 7, méo miệng, mắt không nhắm được), đau mỏi vai gáy do cảm lạnh, gây chóng mặt té ngã. Nếu không may, nạn nhân bị đột quỵ, tử vong khi đang tắm. Ngay cả lúc tắm xong, nạn nhân cũng có thể bị cứng người, tái tím, ngưng tim ngưng thở đột tử trong lúc ngủ.
Một số bệnh nhân được cấp cứu kịp thời nhưng mắc các biến chứng như liệt người, liệt mặt
Hầu hết trường hợp bệnh nhân đã tử vong trước khi đến bệnh viện do bị tai biến mạch máu não, nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Do đó, những người có tiền sử hoặc có nguy cơ mắc bệnh này dễ tử vong khi tắm khuya. Một số bệnh nhân được cấp cứu kịp thời nhưng bị biến chứng liệt mặt ngoại biên, liệt nửa người, các vấn đề liên quan đến vận động...
Như ông T.V.T. (56 tuổi, nhà ở quận 10, TP.HCM) được người nhà đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng thở gấp, nặng nhọc, sau đó rơi vào hôn mê, mất tri giác. Sau thăm khám, bác sĩ phát hiện ông T. bị nhồi máu cơ tim, dù bác sĩ giữ được tính mạng, nhưng ông bị biến chứng liệt cả người suốt phần đời còn lại.
Khi bác sĩ hỏi bệnh sử, người nhà cho biết ông T. làm thợ xây, khỏe mạnh và hoạt bát. Ngoài uống rượu, ông T. có thói quen đi tắm bất kể giờ giấc, miễn ông cảm thấy nóng bức sẽ đi tắm và bật quạt ngay. Có thể vì vậy nên khi ông than mệt người nhà nghĩ ông trúng gió, cảm lạnh, đến khi ông T. không còn biết gì nữa mới đưa đến bệnh viện.
Đa phần người đột quỵ chỉ được cấp cứu thành công khi còn "giờ vàng"
Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo: Tắm đêm dễ bị đột quỵ, nhất là với những người đang bị bệnh hoặc bệnh vừa mới khỏi. Ngoài ra, Sài Gòn đang mùa nắng nóng, người dân nên chú ý về nhiệt độ nước khi tắm, không vào ngay nơi có máy lạnh khi đang đi ngoài trời nóng.
Theo bác sĩ, tắm vào buổi sáng tốt nhất và nên tắm với nước ấm vừa phải. Nếu đi làm về muộn nên tranh thủ nghỉ ngơi và tắm trước 20 giờ và ít nhất trước khi đi ngủ 2 giờ đồng hồ. Sau khi tắm tránh bật quạt, máy lạnh xoáy vào người.
Ngoài ra, bác sĩ khẳng định tắm đêm không có lợi cho cơ thể, thậm chí là cơ hội gây thêm những bệnh nặng khác. Đơn cử như trời nóng, lỗ chân lông phải mở để thoát nhiệt, lúc này tắm đột ngột, nước sẽ ngấm vào lỗ chân lông gây ra tình trạng cảm lạnh.
Hay tắm rồi để đầu ướt đi ngủ, mạch máu não sẽ có giãn ra, gây nên hiện tượng nhức đầu. Những người có thói quen này trong thời gian dài sẽ bị bệnh đau đầu mãn tính, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người lớn tuổi dễ bị viêm phổi, cảm cúm, đau đầu.
Mỗi năm Việt Nam có 200.000 người đột quỵ mắc mới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) ngày 9.11 chính thức khai trương Trung tâm đột quỵ với các trang thiết bị hiện đại, cho phép xử trí cấp cứu, can thiệp điều trị đột quỵ hiệu quả, toàn diện (ảnh). Ảnh: Thế Anh Theo PGS-TS Mai Duy Tôn, phụ trách Trung tâm đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), mỗi năm Việt Nam có...