‘Bỏ túi’ kinh nghiệm phượt thác Bản Giốc hùng vĩ
Tháng 8, tháng 9 là khoảng thời gian thác Bản Giốc ở Cao Bằng ào ạt đổ nước nên rất lý tưởng để khám phá.
Thác Bản Giốc là địa điểm thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm giữa biên giới Việt – Trung. Đây là con thác xuyên biên giới lớn thứ 2 trên thế giới với độ dài hàng trăm mét.
Tháng 9, tháng 10 là khoảng thời gian thác Bản Giốc ở Cao Bằng ào ạt đổ nước.
Bản Giốc hùng vĩ và mênh mông với tầng tầng lớp lớp nước nối tiếp nhau đổ xuống. Bản Giốc đã trở thành địa điểm du lịch nức tiếng và quen thuộc với các phượt thủ yêu thích trải nghiệm, khám phá thiên nhiên.
Thác chia là 2 nhánh: Nhánh lớn có độ cao thấp, chảy qua những bậc đá vôi thấp. Nhánh còn lại nhỏ nhưng cao hơn, chầm chậm chảy như mái tóc thướt tha của người thiếu nữ Bản Giốc
Thời điểm du lịch thác Bản Giốc?
Cũng như những dòng thác khác, thác Bản Giốc cũng có mùa cạn và mùa nước đổ. Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 tới tháng 9. Nếu bạn muốn đi du lịch thác Bản Giốc tự túc thì nên đi vào tầm tháng 8, tháng 9 là lý tưởng nhất. Bởi lúc này đang là mùa nước ào ạt đổ. Những dòng thác ồ ạt chảy, tung bọt trắng xóa tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, choáng ngợp giữa núi rừng bao la.
Phương tiện di chuyển tới Bản Giốc
- Xe khách: Bạn bắt xe tại bến Mỹ Đình hoặc Giáp Bát để chạy lên Cao Bằng. Thời gian ngồi xe khoảng 8-9 tiếng. Xe tới Cao Bằng thì bắt xe chạy tiếp lên Bản Giốc rồi thuê xe máy, taxi tới Bản Giốc.
Phượt xe máy tới Bản Giốc.
- Xe máy: Phượt Bản Giốc bằng xe máy, bạn có thể chọn một trong 2 cung đường sau:
Video đang HOT
Cung đường 1: Từ trung tâm Hà Nội đi qua cầu Thanh Trì, tới cao tốc Hà Nội Thái Nguyên, di chuyển vào địa phận tỉnh Bắc Kạn. Tiếp tục đi Quốc lộ 13 tới trung tâm Cao Bằng là đã tới Bản Giốc.
Cung đường 2: Đi theo Quốc lộ 3 cũ từ thành phố Hà Nội tới Thái Nguyên, di chuyển tới Bắc Kạn và cuối cùng là dừng tại Cao Bằng.
Những điểm đến và trò chơi lý thú ở Bản Giốc
Động Ngườm Ngao
Địa danh cách thác Bản Giốc 5km, với chiều dài 2144m, có 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Bản Thuôn. Trong động có nhiều nhũ đá, măng đá với nhiều hình dạng khác nhau. Động chính thức là điểm du lịch từ năm 1996 và ngày càng thu hút đông đảo du khách.
Động Ngườm Ngao rộng lớn và huyền bí.
Hồ Thang Hen
Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Cao Bằng nằm ở độ cao 1.000m so với mực nước biển. Hồ được mệnh danh là “máy điều hòa” tự nhiên vì giúp điều hòa không khí và làm thời tiết dễ chịu, mát mẻ hơn. Nơi đây còn là địa điểm “tắm tiên” của người dân địa phương vào các dịp lễ.
Suối Lê-Nin
Suối Lê-Nin là trái tim xanh của núi rừng Pác Bó. Đây chính là nơi mà Bác Hồ đã gắn bó, chỉ đạo nhân dân trong thời gian đầu chống địch khi mới từ nước ngoài về sau nhiều năm.
Suối Lê-Nin.
Con suối trong xanh, mát lành, là chốn nghỉ chân vô cùng thoải mái và thư giãn sau một ngày bộ hành của du khách. Địa danh lịch sử nổi tiếng của đất nước ta đã đi vào thơ ca như một biểu tượng của miền viễn biên.
Những lưu ý khi du lịch Bản Giốc
- Trang phục: Cao Bằng ở vùng cao nên thời tiết khá lạnh. Bạn cần đem theo áo ấm, giày cao cổ đế mềm, khăn choàng để không bị lạnh.
- Bạn cần đem theo các loại vật dụng y tế như urgo, băng gạc, thuốc cảm, dầu gió, kem chống nắng và chống côn trùng. Nếu đi phượt thì đem theo đèn pin, lều bạt, cồn,…
- Ngoài ra khi di chuyển xe máy cũng cần đem theo giấy tờ xe, mũ bảo hiểm tốt nhất là loại có kính chắn, áo khoác gió,…
Toàn cảnh làng đá trăm tuổi ở Cao Bằng nhìn từ trên cao
Trải qua lịch sử hơn 400 năm, làng đá Khuổi Ky vẫn còn giữ được nét độc đáo về kiến trúc và văn hóa của người Tày.
Với góc nhìn từ trên cao, làng đá hiện lên thanh bình giữa bốn bề núi non hùng vĩ.
Làng đá Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện hơn 20km theo đường tỉnh 206. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Làng nằm trên tuyến đường giữa động Ngườm Ngao và thác Bản Giốc, thuộc tuyến trải nghiệm phía Đông - "Xứ sở thần tiên" của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Theo TTXVN, lịch sử những ngôi nhà sàn đá đã được hình thành từ những năm cuối thế kỷ 16, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ biên cương đất nước. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Làng "dựa lưng" vào núi, có hơn 14 căn nhà là nơi sinh sống của người dân tộc Tày qua bao thế hệ. Tên "Khuổi Ky" được đặt theo tên của con suối ngay lối vào bản. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Các căn nhà ở Khuổi Ky hầu hết được làm hoàn toàn từ đá với mái ngói âm dương truyền thống. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Những bức tường đá kiên cố được hình thành bởi những viên đá có nhiều kích cỡ được xếp lèn vào nhau, sử dụng thêm chất kết dính được làm từ hỗn hợp đá vôi trộn cát; khi hoàn thành, độ dày bức tường có thể dày hơn 30cm. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Một góc làng đá Khuổi Ky với góc nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Hiện nay, ở Khuổi Ky đã có một vài hộ kinh doanh homestay, từng bước phát triển du lịch. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Ngoài các điểm chính homestay, nhiều người dân tại Khuổi Ky cũng cùng tham gia làm du lịch, phân công phục vụ từ đưa đón du khách, ăn ở cho đến hướng dẫn người dân sinh hoạt múa hát. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Du khách đến nơi đây có thể trải nghiệm đời sống sinh hoạt thường nhật của người Tày. Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
VIỆT NAM ĐẸP KỲ VĨ NHÌN TỪ TRÊN CAO Thác Bản Giốc hùng vĩ ở Cao Bằng Là một nhiếp ảnh gia, nếu không được sở hữu những tác phẩm phong cảnh những nơi đẹp của đất nước mình thật là chưa phải với nghề. Là một tín đồ khám phá, nếu chưa đi hết các địa danh đẹp Tổ quốc mình chưa nên nhận mình là người đam mê du lịch....