“Bỏ túi” kinh nghiệm lái xe số tự động an toàn và tiết kiệm
Với một số tài xế tại Việt Nam, hộp số tự động vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Có không ít những trường hợp đã xảy va chạm do chưa thao tác quen với trang bị mới này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kinh nghiệm lái xe số tự động an toàn và tiết kiệm.
Tuyệt đối tránh dùng 2 chân để thao tác chân phanh và chân ga
Để đơn giản thao tác, mang lại sự thoải mái cho người lái, xe số tự động đã được loại bỏ chân côn. Các tài xế chỉ cần sử dụng duy nhất chân phải để thao tác giữa ga và phanh. Tuy nhiên, một số lái xe khi chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động thường mắc sai lầm khi dùng chân trái để đạp phanh và chân phải đạp ga.
Để tránh sai lầm này, khi lái xe số tự động các “tài mới” nên tập thói quen “giải phóng cho chân trái”, chỉ sử dụng chân phải, gót chân luôn đặt sát sàn xe, tạo tư thế thoải mái để có thể chuyển đổi giữ ga, phanh theo hình chữ V. Một số dòng xe số tự động hiện nay có thiết kế phanh đỗ theo kiểu bàn đạp, tài xế nên chú ý không đặt chân trái lên bàn đạp phanh đỗ. Chỉ dùng chân trái để, đạp/nhả chân phanh này khi đỗ xe.
Không điều chỉnh ghế hoặc vô lăng khi xe đang di chuyển
Trước khi di chuyển xe phải điều chỉnh ghế lái và vô lăng sao thoải mái nhất. Nếu trong quá trình di chuyển muốn chỉnh lại hãy tập vào lề nơi an toàn để điều chỉnh.
Video đang HOT
Tuyệt đối không được điều chỉnh ghế lái khi xe đang di chuyển (đặc biệt là các loại xe chỉnh ghế cơ) vì trong khi chỉnh ghế lái có thể bật ngửa ra sau, kéo xa về phía sau. Khi đó khó có thể làm chủ được xe và rất dễ gây nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh.
Không sử dụng số tay khi đổ đèo hoặc leo dốc
Trên hầu hết các xe số tự động hiện nay đều được tích năng chuyển số tay, số thể thao… Tuy nhiên hiện nay một số người vốn đã quen với các thao tác lái ôtô số tự động ở chế độ D, nên thường bỏ qua chức năng chuyển số tay trên xe số tự động, thậm chí có một số người không biết đến số tay trên xe số tự động.
Việc không sử dụng chế độ chuyển số tay cũng được xem là một sai lầm của các tài xế khi lái xe số tự động đi các cung đường đèo dốc. Bởi nếu ở chế độ D, theo quán tính khi xuống dốc, xe thường di chuyển nhanh dần khiến tài xế phải sử dụng phanh nhiều hơn. Trong trường hợp người lái thường xuyên rà phanh sẽ làm phanh nóng và rất dễ dẫn đến việc cháy má phanh, mất thắng.
Không nên chuyển số về N khi xe đang lăn bánh
Khi sử dụng ôtô số tự động, nhiều lái mới thường có thói chuyển số từ D về N như xe số sàn trong các tình huống xe đỗ dốc hay trước khi dừng đèn đỏ. Thao tác này về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ hộp số và rất nguy hiểm vì tài xế khó có thể kiểm soát được tốc độ của xe.
Kỹ thuật lên dốc an toàn cho xe số sàn và số tự động
Lái xe lên dốc an toàn là kỹ thuật không phải ai cũng nắm được. Bằng chứng là đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra chỉ vì nhầm phanh, nhầm ga khi lên dốc.
Sau đây sẽ là một số cách lái xe lên dốc an toàn cho 2 loại xe sử dụng 2 loại hộp số khác nhau: Số sàn và số tự động.
Kỹ thuật lên dốc cho xe số sàn
Trước khi lên dốc hoặc xuống dốc, tài xế cần phải kiểm tra lại các bộ phận trên xe như: côn, số, phanh trước, phanh sau, ga, bộ lốp,... Nếu thấy bộ phận nào chưa chỉnh phải tiến hành xử lý kỹ thuật ngay.
Khi lên xuống dốc bạn cần nắm rõ nguyên tắc "lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó". Tuyệt đối không được đi bằng số Mo (0) lúc xuống dốc. Bởi điều này sẽ dễ dẫn tới trơn trượt, căn đường kém chính xác hơn và trường hợp cần phanh gấp sẽ kém hiệu quả.
Khi lên dốc cao, lái xe cần đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của xe, phù hợp với trọng lượng hàng chở trên xe. Lưu ý thao tác kỹ thuật "nhanh, nhạy" khi cần giảm số để bò tiếp lên dốc, tránh tình trạng để kẹt số, số bị dừng lại ở Mo (0) làm xe trôi ngược, nhất là trường hợp xe chở nặng.
Khi xuống dốc dài, xe sẽ lao nhanh hơn. Nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh gấp, tài xế cần sử dụng tổng hợp cả phanh trước, phanh sau, giảm số, giảm ga và thả côn.
Khi xe di chuyển xuống dốc khúc quanh, lưu ý cho xe đi bám vào phần đường bên phải của mình. Hạn chế chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn tới sự cố đâm xe xuống vực.
Kỹ thuật lên dốc cho xe số tự động
Với xe sử dụng số tự động (AT), trong quá trình leo dốc, tùy vào tốc độ của xe và hộp số sẽ tự động chuyển đến số thích hợp.
Khi xe đang lên dốc nhưng lại cần tạm dừng thì kinh nghiệm lái xe lên dốc trong trường hợp này là người lái cần: bật xi nhan giúp xin đường, cho xe di chuyển vào lề đường, nhả ga và đạp phanh chân, sau đó kéo phanh tay (cũng có thể phanh chân trái tùy thuộc vào từng loại xe có thiết kế khác nhau về phanh bổ trợ).
Trường hợp xe đang lên dốc nhưng lại bị chết máy: người lái nhả chân ga, cho xe di chuyển láng vào bên đường, tiếp đó chuyển chân phải để đạp phanh xe, kéo phanh tay, khi thấy xe đã dừng thì dùng tay phải di chuyển cần số đến vị trí P và khởi động lại động cơ xe.
Một lưu ý nữa khi xe đang lên dốc nhưng do đường trơn, người lái cũng không nên tăng hoặc giảm ga đột ngột, nhất là ở những nơi có khúc cua. Nếu là xe ôtô có trang bị một cầu sau, mặc dù có hệ thống phanh ABS hỗ trợ nhưng nếu người lái đi ga không đều thì vẫn có thể khiến xe có nguy cơ bị văng đuôi xe.
Nếu xe ôtô của người lái là loại có 2 cầu, nhưng việc tăng giảm ga và phanh một cách đột ngột trên đoạn đường trơn thì cũng vẫn khiến xe bị rơi vào tình huống nguy hiểm. Người lái tuyệt đối không nên đánh lái quá lớn hay quá nhanh.
Hơn nữa, hệ thống phanh bằng điện tử chỉ có thể hỗ trợ người lái đi đúng kỹ thuật, nếu người lái đi sai các kỹ thuật cơ bản thì vẫn có thể khiến cho xe rơi vào tình trạng mất lái, gây nguy hiểm cho người lái. Khi người lái đã cho xe leo gần tới đỉnh dốc cao thì nên hạ bớt chân ga để có thể lường trước các tình huống, nếu đã quan sát thấy rõ tình hình phía sau của dốc thì mới cho xe lướt tiếp.
Cách đề-pa lên dốc xe số sàn cho tài mới Khởi hành xe ngang dốc (đề-pa lên dốc) thực sự là một thử thách với các tay lái mới. Vậy làm sao để khởi hành xe ngang dốc một cách dễ dàng và an toàn. Khởi hành xe ngang dốc là thao tác quan trọng khi lái xe số sàn. Chính vì vậy, khi học và thi bằng lái xe, trong các bài...