Bỏ túi gần 2 tỷ đồng mỗi lứa tôm thẻ chân trắng
Với việc không ngừng tìm tỏi, học hỏi kinh nghiệm và biết lựa chọn con giống tốt, ông Nguyễn Văn Dũng ở thị trấn Phú Long huyện Hàm Thuận Bắc ( Bình Thuận) mỗi vụ nuôi “bỏ túi” trung bình 2 tỷ đồng tiền lời.
Bí quyết là chia nhỏ ao nuôi
Nếu so với hàng loạt các “đại gia” nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay thì diện tích nuôi tôm của ông Nguyễn Văn Dũng ở thị trấn Phú Long huyện Hàm Thuận Bắc chẳng đáng kể gì nhưng hiệu quả từ nuôi tôm của ông lại khiến nhiều người khao khát. Đi tham quan mô hình nuôi tôm của ông dù chỉ có vỏn vẹn 2ha nhưng lúc nào cũng có 6 công nhân thay ca nhau túc trực trên đầm tôm 24/24 giờ trong ngày. “Các chú thấy đấy, nhân viên của tôi còn có thời gian nghỉ nhưng bản thân tôi thì cả ngày lẫn đêm đêm canh đầm tôm như canh “vợ đẻ” chẳng dám đi đâu bao giờ”, ông Dũng tâm sự.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT khảo sát quy trình sản xuất tôm giống tại Công ty NTHH Nam Miền Trung (Bình Thuận).
Trải qua nhiều nghề khác nhau, từ đi buôn bán rồi trồng thanh long…khoảng 3 năm trở lại đây, sau khi dành dụm được một số vốn nhất định, ông Nguyễn Văn Dũng đã quyết định đầu tư vào nuôi tôm thẻ trân trắng. “Trước khi bước vào nghề nuôi tôm tôi đã đi học hỏi kinh nghiệm suốt từ Vũng Tàu ra đến Thanh Hóa. Cứ chỗ nào nuôi tôm thành công mà các đại lý người ta giới thiệu là tôi tham quan, học hỏi hết, không bỏ sót một địa chỉ nào. Rồi các cuộc hội thảo, hội nghị liên quan tới lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, không có cuộc nào tôi biết mà lại bỏ qua. Sau khi có nhiều kinh nghiệm học hỏi được, tôi mới quyết định nuôi “thử nghiệm” từ những ao nhỏ rồi mới tiếp tục phát triển thành tổng diện tích 13 ao với 2 ha như hiện nay”, ông Dũng nói.
Mặc dù đi khá nhiều mô hình nuôi tôm nhưng có lẽ chưa ở đâu tôi nhận thấy ao nuôi lại được chia nhỏ như mô hình của ông Dũng. Thấy chúng tôi tò mò về cách bố trí của đầm nuôi tôm thẻ chân trắng, ông Dũng sau một hồi định giữ “bí kíp” cũng đã mở lòng chia sẻ. “Sau nhiều lần mày mỏ, tìm tòi và học hỏi của những người thành công, tôi đã đúc kết ra được một bí quyết là ao càng nhỏ càng dễ xử lý những sự cố xảy ra”, ông Dũng chia sẻ. Theo ông Dũng, đối với mỗi một chất đất lại có độ PH khác nhau, nguồn nước cũng có độ mặn khác nhau nên người nuôi phải biết để xử lý cho phù hợp với điều kiện sống của tôm.
Video đang HOT
Để “nắng nghe” cơ thể của con tôm cũng cần phải có kinh nghiệm và đặc biệt là phải cần cù, chịu khó không được lơ là bất cứ giây phút nào. “Hiện nay, người nuôi sợ nhất là con tôm bị bệnh phân trắng bởi căn bệnh này rất phổ biến và có mức độ nguy hiểm rất cao, không xử lý kịp là thiệt hại hết. Do đó, cần phải theo dõi thật sát sao, hễ thấy xuất hiện của tảo xanh lục là phải xử lý ngay vì tôm khi ăn phải loại tảo này sẽ gây ra bệnh phân trắng”, ông Dũng nói. Do chia nhỏ ao nuôi, với tổng số 13 ao/diện tích 2ha nên mỗi khi có sự cố ông Dũng đều xử lý rất kịp thời.
Thành công nhờ chọn được con giống tốt
“Có giống tốt, thực hiện đúng các kỹ thuật và nếu thêm yếu tố may mắn về thị trường được giá nữa thì sẽ đạt “siêu” lợi nhuận, trung bình 1ha từ 3-4 tỷ đồng/năm, ít có lĩnh vực đạt được mức lợi nhuận như nuôi tôm thẻ chân trắng”, ông Dũng nói.
Ông Nguyễn Văn Dũng cũng cho biết, sau khi đã học hỏi được kinh nghiệm của nhiều người thành công rồi, ông mới quyết định đào ao, đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù chỉ có tổng diện tích đất là 2ha nhưng ông đào tới 13 ao nuôi và ban đầu chỉ đầu tư nuôi ở dạng thí điểm.
Không ngừng tìm tòi, học hỏi nên trong 3 năm qua dù tôm thẻ chân trắng gặp nhiều loại dịch bệnh khiến nhiều người nuôi tôm liên tiếp thất bại nhưng ông Dũng lại luôn thành công. “Bí quyết của tôi như đã nói, ngoài chia nhỏ ao nuôi thì bản thân người nuôi phải biết được chất đất, độ PH, độ mặn của nước như thế nào để xử lý cho hợ lý. Đối với các loại thuốc kháng sinh, chế phẩm sinh học tôi cũng thử nghiệm đủ các hãng để sau đó chọn ra loại thuốc tốt và phù hợp nhất với đất, nước, khí hậu tại khu nuôi của gia đình. Đặc biệt, đối với con giốn rất quan trọng, chiếm hơn 70% tỷ lệ thành công nên tôi cũng đã thử nghiệm qua hàng loạt các đơn vị có thương hiệu. Cuối cùng tôi thấy giống của Công ty TNHH Thủy sản Nam Miền Trung (Bình Thuận) là tốt nhất nên tôi đã tin tưởng và lựa chọn”, ông Dũng nói.
Cũng chính bí kíp chia nhỏ ao nuôi và lựa chọn được con giống tốt nên mặc cho lĩnh vực nuôi tôm thẻ chân trắng đang gặp khó khăn do dịch bệnh khiến nhiều người thất bản còn ông Dũng trong suốt 3 năm nuôi tôm chưa bao giờ ông biến đến thất bại là gì. Vừa cất xong mẻ tôm mới nhất cũng là lấy giống của Công ty TNHH Thủy sản Nam Miền Trung đã giúp ông Dũng thu về 27 tấn tôm trên diện tích 2ha. Dù giá tôm trên thị trường có giảm nhưng vẫn đem về cho ông Dũng doanh thu 3,6 tỷ, trừ chi phí thức ăn 1 tỷ, 400 triệu tiền điện, tiền thuốc, nhân công…ông Dũng vẫn bỏ túi 2 tỷ đồng.
“Sau khi thu hoạch và sử lý cải tạo ao nuôi bằng các biện pháp tiêu độc khử trùng, tôi vừa mua thêm 2 triệu con giống của Công ty TNHH Thủy sản Nam Miền Trung để thả cho vụ kế tiếp. “Trung bình mỗi năm tôi nuôi gối vụ được 3 vụ tôm, nếu giá thị trường ổn định cũng có lợi nhuận tối thiểu khoảng 6 tỷ mỗi năm”, ông Dũng chia sẻ.
Hiện tại, cơ sở nuôi tôm của ông Dũng giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng môi người sau khi đã đưa chăm lo đầy đủ chỗ ăn, nghỉ.
Theo Danviet
Thoát nghèo nhờ nuôi tôm trên cát
Mới đây, tại Quảng Bình, TTKNQG đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề "Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh".
Theo đánh giá, trong những năm qua, việc phát triển nuôi tôm trên cát đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thuỷ sản đối với các tỉnh nghèo tiềm năng đất đai, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Bình.
Thực tế cho thấy, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã trở thành "luồng gió mới" trong cơ cấu sản xuất và phát triển thuỷ sản của tỉnh. Ông Trần Đình Du - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Bình cho biết, trước đây người ta ví von đặc sản của Quảng Bình, là gió Lào và cát trắng nhưng từ khi nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát mang lại hiệu quả kinh tế cao thì cát trắng Quảng Bình được xem là đặc sản theo đúng nghĩa đen của nó. Từ 1ha nuôi thử nghiệm vào năm 2006, đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã phát triển lên gần 300/1.087ha nuôi tôm mặn, lợ, sản lượng đạt 2.330 tấn, chiếm 23,9% diện tích và 52,3% sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh.
Các đại biểu tham quan mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại Quảng Bình. Ảnh: Thiên Hương
Tại 9 tỉnh miền Trung, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát là 1.457ha, sản lượng thu hoạch hơn 24.000 tấn. Một số tỉnh có diện tích nuôi tôm trên cát lớn như Quảng Trị (450ha), Quảng Nam (340ha), Thừa Thiên - Huế (385ha), năng suất bình quân đạt từ 10 -15 tấn/ha/vụ.
Mô hình nuôi tôm trên cát đã giúp rất nhiều hộ nông dân ven biển nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức trong bảo vệ môi trường sinh thái, rủi ro lớn do dịch bệnh phát sinh trong quá trình nuôi ồ ạt, thiếu đầu tư đồng bộ. Theo các chuyên gia, để tiếp tục đầu tư phát triển loại hình nuôi này, cần có sự xem xét đánh giá một cách toàn diện, đặc biệt coi trọng sự phát triển bền vững và an toàn dịch bệnh, trong đó, sử dụng chế phẩm sinh học được xem là giải pháp tối ưu cho người nuôi tôm.
Do đó, Diễn đàn "Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh" đã lập ra một Hội đồng cố vấn gồm 7 thành viên là những nhà quản lý, nhà khoa học có uy tín về nuôi trồng thủy sản đến từ các cơ quan nhà nước, các trường ĐH ở miền Trung. Tại diễn đàn hàng chục câu hỏi của bà con nông dân nuôi tôm xoay quanh các vấn đề về con giống, thức ăn, hóa chất, kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh cho tôm chân trắng, chính sách hỗ trợ, bảo hiểm trong nuôi tôm chân trắng, thủ tục chứng nhận nuôi tôm chân trắng theo quy chuẩn VietGAP... được Ban cố vấn diễn đàn giải đáp thỏa đáng.
Theo TTKNQG, những năm gần đây nghề nuôi tôm nước lợ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh bùng phát khắp nơi, hiệu quả kinh tế giảm sút do chất lượng sản phẩm kém, khó xuất khẩu vào thị trường thế giới. Để khắc phục, TTKNQG đã xây dựng các mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP. Cụ thể, Trung tâm đã xây dựng được 9 mô hình từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Sau 2 năm triển khai, các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại kết quả rất tốt. Cụ thể, tôm nuôi theo VietGAP đạt năng suất 10 tấn/ha, tỷ lệ sống đạt 80%, cỡ thu hoạch đạt trung bình 60 con/kg. Lợi nhuận tính trên quy mô 1ha đạt từ 450 -500 triệu đồng, tăng so với mô hình không theo VietGAP trên 30%... Hiện mô hình nuôi tôm theo quy trình VietGAP đang được nhân rộng và mang lại hiệu quả cao tại các tỉnh miền Trung...
Cũng tại diễn đàn, các chuyên gia và người dân đã chia sẻ nhiều thông tin và kinh nghiệm để nuôi tôm theo hướng an toàn như: ứng dụng công nghệ sinh học không dùng kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm; nuôi an toàn sinh học trong ao cát theo hướng VietGAP; giới thiệu quy trình Copefloc cho ao bạt; nghiên cứu cải tiến những công nghệ nuôi, đối tượng nuôi mới, chọn tao giống nuôi mới có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khả năng kháng bệnh cao, phù hợp với điều kiện vùng nuôi trên cát...
Theo Danviet
Doanh nghiệp nuôi tôm sợ phá sản vì bị truy thu thuế Hàng loạt doanh nghiệp (DN) sản xuất tôm giống đã gửi đơn tới Báo NTNN phản ánh việc có thể bị phá sản do bị truy thu thuế đối với mã hàng hóa nhập khẩu là trứng Artemia - thức ăn cho tôm giống. Âu lo với mức thuế 5% Là đơn vị chuyên sản xuất tôm giống, tôm thịt và chế biến...