“Bỏ túi” cách trồng cải ngồng dễ như bỡn ai cũng làm được
Kỹ thuật trồng rau cải ngồng trong thùng xốp tưởng phức tạp và mất nhiều công sức nhưng thực tế khá đơn giản nên ai cũng có thể tự thiết kế cho mình một vườn rau cho cả nhà ăn quanh năm.
Có thể nói cải ngồng là một trong những loại rau mùa hè được nhiều người yêu thích hiện nay. Tuy nhiên với việc bỏ tiền mua cải ngồng ngoài chợ lại khiến các bà nội trợ lo lắng vì hóa chất. Vậy việc tạo cho mình một vườn rau cải ngồng tại nhà chính là một lựa chọn khôn ngoan. Kỹ thuật trồng cây rau cải ngồng lại không khó ai cũng có thể làm được.
Trồng rau cải ngồng bằng cách gieo hạt nên việc lựa chọn giống gieo phải tìm mua tại các cửa hàng bán hạt giống uy tín. Hạt giống rau cải ngồng khi mua chú ý nên lựa chọn hạt giống có tỉ lệ nảy mầm cao, chất lượng, không sâu bệnh.
Điều kiện thời tiết trồng cải ngồng
Video đang HOT
Cải ngồng ưa thích thời tiết có độ ẩm cao, phát triển tốt cho mùa lạnh.
Đất trồng rau cải ngồng
Loại đất mùn là loại đất ưa thích của cải ngồng. Chúng phát triển tốt nhất ở đất có nồng độ PH ổn định trong khoảng 6 đến 6,5. Nếu không có đất hãy đến các cửa hàng bán giống cây trồng sau đó mua thành phần đất sẵn về sau đó cứ thế đem ra để gieo trồng.
Kỹ thuật trồng rau cải ngồng
Kỹ thuật trồng rau cải ngồng bằng cách gieo hạt. Trước khi gieo cần tiến hành xử lý hạt bằng cách ngâm hạt 2 giờ trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh, sau đó vớt ra ủ ẩm 12 giờ cho hạt nứt nanh rồi đem gieo. Sau khi xử lý hạt xong cần đổ đất tribat vào thùng xốp hoặc chậu nhựa thông minh cách miệng chậu 2cm. Sau đó gieo hạt trực tiếp lên đất, rải một lớp đất nhẹ lên bề mặt và tưới nước.
Để gieo đều nên trộn hạt giống với đất khô, mịn, xốp, sau đó rải hạt giống lên bề mặt đất làm sạch và phẳng. Rải thêm một chút tro hoặc trấu mỏng lên trên, dùng bình phụt tưới đẫm bề mặt.
Chăm sóc và thu hoạch
Nếu trồng với diện tích nhỏ có thể dùng bình phun để tưới. Nếu trồng với diện tích lớn nên chuẩn bị hệ thống tưới tự động, thông minh, tưới nhỏ giọt và phun mưa với áp lực thấp, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến cây.Thời điểm tưới nước là 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát với mùa hè. Không nên tưới giữa trưa nắng nóng. Với mùa đông thì nên tưới vào chiều tối mát. Không nên tưới quá nhiều nước.
Cắt tỉa cho rau cải ngồng
Vì vốn là cây rau phát triển rất nhanh nên việc cắt tỉa cho cải ngồng cũng giúp chúng phát triển hơn, nhiều bẹ lá hơn. Bắt đầu tỉa sau khi cây có từ 4 – 5 lá con, nó vào khoảng hơn 20 ngày tuổi.Chú ý làm sạch cỏ thường xuyên khoảng 2 – 3 lần một tuần, tùy thuộc vào lượng cỏ phát sinh. Nếu thời tiết nắng hạn thì khoảng 1 – 2 ngày tưới nước 1 lần, duy trì độ ẩm đất tốt nhất khoảng 60%.
Bón thúc cho rau khoảng 10 – 15 ngày sau khi trồng, lên bón các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân bò hoai mục, có thể hòa nước tưới. Bón thêm đạm và lân khi cây bắt đầu có lá con.Thời gian chăm bón từ 35 – 40 ngày bạn có thể thu hoạch rau.
Tác dụng của cây cải ngồng
Theo các nhà nông lâm học, toàn bộ phần thân cải ngồng là nơi chứa nhiều vitamin nhất. Các vitamin này được thân cải mang đi chăm sóc cho hoa. Chính vì vậy, thân cải ngồng là nơi tập trung mọi tinh hoa của cây rau này. Trong thân cải ngồng, có chứa hầu hết các loại vitamin bổ ích cho con người như vitamin C, vitamin B1, vitamin B2… Và dĩ nhiên các vitamin này còn giúp cho chúng ta có một làn da tươi trẻ. Nếu sử dụng cải ngồng thường xuyên, làn da của bạn sẽ được trẻ hóa, lúc nào cũng căng mịn.
Trong thành phần của thân cây cải có chứa thành phần của tiền sinh tố A, chính thành phần này sẽ tác dụng gián tiếp đến các các dây thần kinh của mắt, khiến mắt của chúng ta sáng ra trông thấy.Nó đặc biệt hữu ích cho các bệnh nhân bị mắc bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là bị táo bón hay bị trĩ nội, trĩ ngoại…
Không chỉ có thế, cải ngồng còn hỗ trợ đường tiết niệu rất tốt. Nó giúp đỡ cho gan hoạt động hiệu quả hơn. Qua đó các độc tố được tích tụ trong cơ thể chúng ta sẽ được đào thải hết ra ngoài. Đây có thể được coi là một liệu pháp detox dân dã nhất và có giá thành rẻ nhất hiện nay.
Tuy nhiên có một vấn đề mà người sử dụng rau cải cũng nên để ý là các bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp thì nên hạn chế ăn rau cải. Thậm chí có thể dừng ăn loại rau này.