Bỏ túi 7 mẹo tạo ấn tượng tốt ngay lần đầu gặp mặt
Có một sự thật thú vị là ấn tượng này lại không liên quan nhiều đến việc bản chất người đó tốt đẹp ra sao mà được quyết định dựa trên những cử chỉ, động tác, ngôn ngữ cơ thể mà một người thể hiện ra hơn là giá trị thực sự của người đó.
Trong lần gặp đầu tiên, bạn sẽ để lại ấn tượng trong lòng người khác. Ấn tượng ban đầu hình thành rất nhanh và lâu phai mờ.
Có một sự thật thú vị là ấn tượng này lại không liên quan nhiều đến việc bản chất người đó tốt đẹp ra sao mà được quyết định dựa trên những cử chỉ, động tác, ngôn ngữ cơ thể mà một người thể hiện ra hơn là giá trị thực sự của người đó.
Theo chuyên gia giao tiếp Leil Lowndes, tác giả cuốn sách “How to Talk to Anyone” (Cách nói chuyện với bất kỳ ai), có một số mẹo nhỏ giúp bạn để lại ấn tượng tốt trong mắt người khác ngay từ lần đầu gặp mặt.
1. Không vội cười ngay
Chúng ta đều biết rằng nụ cười có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp. Tuy nhiên vì suy nghĩ nụ cười sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên thuận lợi hơn mà đôi khi chúng ta cười gượng, cười nhạt chỉ để cố tỏ ra lịch sự.
Leil Lowndes cho rằng khi mới gặp ai đó lần đầu, sẽ tốt hơn khi bạn nhìn mặt người đó trước, đợi một vài giây, sau đó mới nở nụ cười. Khoảng dừng này sẽ khiến nụ cười của bạn trở nên có vẻ chân thành hơn.
2. Đừng giao tiếp bằng mắt quá lâu
Dựa trên nghiên cứu, Lowndes cho biết khi một người đàn ông nhìn vào mắt người đàn ông khác quá lâu có thể bị cho là biểu hiện tức giận. Theo chuyên gia này, trong những lần đầu gặp mặt, chúng ta nên tăng cường giao tiếp trực tiếp.
Nguyên tắc 60/40 rất hữu hiệu trong trường hợp này. Nguyên tắc này có thể hiểu đơn giản là bạn hãy giữ giao tiếp bằng mắt trong khoảng 60% thời gian. Điều này cũng có thể áp dụng cho mối quan hệ giữa nam và nữ.
3. Chú ý tư thế đứng
Video đang HOT
Hãy nhìn tư thế đứng của các vận động viên vô địch hay những người làm chính trị, bạn sẽ không bao giờ thấy họ trùng vai xuống hay cúi gằm, mắt nhìn xuống dưới. Họ luôn đứng thẳng với tư thế hoàn hảo và nở nụ cười tươi. Khi nhìn vào họ, chúng ta đều cảm nhận được sự tự tin và thấy thiện cảm. Để tạo ấn tượng tốt trong lần gặp đầu tiên, chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên học hỏi điều này. Tư thế đứng gù người, cúi đầu không chỉ khiến ta mất tự tin mà còn ảnh hưởng đến cột sống của chúng ta.
4. Thể hiện sự hứng thú
Khi mới gặp một ai đó, chúng ta thường có suy nghĩ “Mình có thích họ không?” và “Họ có thích mình không?”. Bởi vậy, ngay từ những lần gặp đầu tiên, hãy thể hiện sự hứng thú với người ấy để tạo ấn tượng tốt với người khác, nếu không muốn bị hiểu rằng bạn là người lạnh lùng, không muốn người khác lại gần.
Cách tốt nhất là dùng ngôn ngữ cơ thể như nở nụ cười tươi, xoay người về phía người nói. Hãy cho họ thấy rằng bạn hứng thú với họ cũng như cuộc trò chuyện này. Cần nhớ loại bỏ những vật dụng gây rào chắn giữa hai người như túi xách, kính mắt…
5. Tránh những cử chỉ thể hiện sự lo âu
Việc bạn cử chỉ tay loạn xạ có thể khiến người khác cho rằng bạn đang che giấu điều gì đó. Tốt nhất, trong những lần gặp đầu tiên, bạn không nên liên tục chạm tay vào cổ, mặt, tai, hay tay, những hành động dễ khiến đối phương hiểu nhầm.
6. Bắt chước động tác
Để phát tín hiệu cho đối phương thấy bạn thực sự hứng thú, bên cạnh những ngôn ngữ cơ thể, hãy bắt chước hành vi của người đó và cách phản ứng của họ. Điều này khiến người khác cảm nhận rằng bạn là người đáng tin cậy và chu đáo.
Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng việc bắt chước động tác của nhau rất dễ tạo thiện cảm. Chúng ta có xu hướng thích những người có điều đó giống mình.
7. Hình dung trước
Nếu bạn có thời gian chuẩn bị trước buổi gặp gỡ, hãy tập luyện một chút. Thử đứng trước gương và tưởng tượng rằng bạn trò chuyện với người đó. Tư thế ra sao, động tác thế nào, cười ra sao…. Việc hình dung trước cuộc gặp sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt đẹp hơn. Bạn có thể nhìn thấy mình trong gương và mường tượng về cảm xúc của người đối diện khi thấy mình.
Bảo Anh
Nhận biết người đang nói dối cực đơn giản qua 7 dấu hiệu
Người ta có thể nói ra những lời dối trá song rất khó có thể lừa dối cả cảm xúc. Cảm xúc thật sẽ mang vẻ chân thành, không chút giả tạo. Khi ta bộc lộ những cảm xúc thật, các bộ phận trên khuôn mặt đều sẽ tỏ rõ điều đó chứ không phải chỉ một, hai bộ phận.
Người nói dối thường tập trung vào lời nói, làm sao để những lời nói của mình nghe có vẻ thật nhất. Điều này khiến họ hoàn toàn có thể bị phát hiện thông qua những ngôn ngữ cơ thể. Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta có thể phát hiện liệu một người có phải đang nói dối không thông qua những hành vi của họ.
Tất nhiên, không ai nói dối giống hệt người khác và cũng không có dấu hiệu nào mang tính chính xác 100% song dưới đây là 7 dấu hiệu của người nói dối rất phổ biến:
1. Nói ấp úng, ngắt quãng
Một trong những dấu hiệu phổ biến của những người nói dối là lời nói của họ nhát gừng, ngắt quãng. Những quãng nghỉ bị lấp bằng những từ như "à", "à thì", "ừ thì"... là lúc họ đang nghĩ xem mình nên nói gì tiếp để không bị lộ. Nếu bạn thấy người ấy trả lời một chuyện đơn giản rất ngắt quãng, ngập ngừng thì có thể họ đang không nói sự thật với bạn.
2. Biểu cảm quá lâu
Thường thì cảm xúc thật của chúng ta sẽ biểu hiện không quá 5 giây. Nếu ai đó thể hiện biểu cảm, cảm xúc quá 5 giây, có thể đó là những cảm xúc giả tạo. Hãy chú ý khi người đó vẫn mãi giữ một khuôn mặt biểu cảm sau khi nghe câu chuyện của bạn nhé!
3. Cảm xúc chậm hơn lời nói
Các nhà khoa học phát hiện rằng cảm xúc luôn là điều đi trước lời nói. Nếu ai đó nói "Câu chuyện của cậu hài hước quá" nhưng mãi sau đó mới biểu hiện vui vẻ thì rất có thể lời khen của họ dành cho bạn không phải thật lòng.
4. Sự chân thành của cảm xúc
Người ta có thể nói ra những lời dối trá song rất khó có thể lừa dối cả cảm xúc. Cảm xúc thật sẽ mang vẻ chân thành, không chút giả tạo. Khi ta bộc lộc những cảm xúc thật, các bộ phận trên khuôn mặt đều sẽ bộc lộ điều đó chứ không phải chỉ một, hai bộ phận.
Ví dụ biểu cảm vui vẻ, hạnh phúc sẽ được thể hiện không chỉ trên khuôn miệng mà cả bằng mắt, lông mày...
5. Lặp từ nhiều
Nói lặp đi lặp lại nhiều lần các từ ngữ là một trong những biểu hiện của người đang nói dối. Có thể họ đang cố làm cho bạn và cả bản thân họ tin vào những lời bản thân đang nói dối.
6. Trả lời bằng chính những từ ngữ trong câu hỏi
Nếu ai đó sử dụng cách diễn đạt giống hệt với câu hỏi bạn đưa ra, có thể họ đang cảm thấy không thoải mái vì sắp nói dối. Họ cố gắng bám sát điều người hỏi vì sợ việc nói gì thêm có thể để lộ ra rằng họ đang không nói thật.
Bên cạnh đó, nhiều người nói dối thường lặp lại câu hỏi một lần nữa. Đây là cách để họ "câu giờ", kiếm thêm thời gian để nghĩ ra câu trả lời sao cho nghe hợp lý.
7. Lấy tay che mặt hay miệng
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của người nói dối đó là họ sẽ vô thức che một bộ phận trên mặt như che miệng chẳng hạn. Đó là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người. Dấu hiệu này rất dễ thấy nên nếu thấy người đó nói chuyện không tự nhiên, liên tục che miệng, hãy nghi ngờ tính chính xác của câu chuyện họ nói.
Bảo Anh
Sáu lý do khiến con bạn lười biếng Sự lười biếng của trẻ có thể bắt nguồn từ việc bất đồng quan điểm với cha mẹ hoặc muốn thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. 1. Trẻ thấy nản lòng Hãy tưởng tượng cách người trưởng thành đối phó với các vấn đề áp lực trong cuộc sống hoặc công việc. Nếu không biết bắt đầu từ đâu,...