Bỏ túi 5 bộ phim zombie Hàn Quốc nóng hổi trước thềm ‘Peninsula’
Chỉ còn không ít ngày nữa, bom tấn “Peninsula”, “đàn em” của “ Train to Busan”, sẽ cập bến tại các rạp trên toàn quốc. Trong lúc chờ đợi ngôi sao sáng giá nhất chính thức xuất hiện, hãy cùng điểm qua 5 cái tên đã từng đốt cháy phòng vé trong làng phim xác sống xứ Kim Chi nhé!
1. Train to Busan (2016)
Chẳng còn xa lạ với các khán giả Việt Nam, Train to Busan (tựa Việt: Chuyến tàu sinh tử) đích thị là cái tên đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của mọi người khi nhắc đến dòng phim zombie đến từ Hàn Quốc. Với 7.5/10 điểm trên IMDb và 7.6/10 điểm trên Rotten Tomatoes, Train to Busan sẽ giúp bạn “giữ lửa” cho đến khi “hậu bối” Peninsula cất cánh.
Câu chuyện trong phim kể về Seok Woo ( Gong Yoo), một nhân viên quản lý ngân quỹ, đã ly dị vợ và hiện tại sống cùng cô con gái nhỏ Soo Ahn ( Kim Soo Ahn). Vào ngày sinh nhật của Soo Ahn, Seok Woo đã đưa con gái lên chuyến tàu tốc hành đến Busan để gặp mẹ của cô bé, như một món quà mừng tuổi mới.
Trước khi chuyến tàu khởi hành, một cô gái đã bị nhiễm một loại virus kì lạ khiến cô dần biến thành một zombie (thây ma/xác sống), đã nhảy lên tàu và biến con tàu trở thành một “cái chuồng” zombie di động. Và Seok Woo, Soo Ahn cùng các hành khách khác đã phải bắt đầu cuộc chiến mang tính sinh tử để giành giật cơ hội đến Busan một cách an toàn mà không bị cắn trúng.
Một trong những bộ phim kinh dị xuất sắc nhất trong năm: tiến bộ, sâu sắc và đáng sợ… hơn cả dịch vụ xe buýt. (Helen O’Hara – Empire)
Như một câu chuyện ngụ ngôn vừa về sự phân biệt giàu nghèo và thói đạo đức thối nát, tuyệt vời như tác phẩm Snowpiercer của đạo diễn Bong Joon Ho, mà vừa chứa đựng vô số niềm vui nhỏ. (Maggie Lee – Variety)
Một bộ phim của đạo diễn Yeon Sang Ho, đặt bối cảnh trên một chuyến tàu cao tốc tại Hàn Quốc, kể về cuộc chiến giữa con người và xác sống. (Jeannette Catsoulis – The NY Times)
2. Seoul Station (2016)
Nối tiếp thành công của Train to Busan, đạo diễn Yeon Sang Ho tiếp tục ra mắt bộ phim hoạt hình Seoul Station (tạm dịch: Trạm tàu tử thần), câu chuyện tiền nhiệm của chuyến tàu sinh tử. Chiếm 6.1/10 điểm trên IMDb và 7/10 điểm trên Rotten Tomatoes cùng với nét vẽ hoạt hình sinh động, Seoul Station sẽ là món ăn tinh thần dành cho những ai đam mê thể loại kinh dị nhưng bản thân lại có chút “thỏ đế”.
Lấy bối cảnh tại Hàn Quốc vào thời điểm nơi đây bị tấn công bởi một loại virus kì lạ khiến con người trở thành xác sống, Seoul Station kể về người cha Suk Gyu liều mình đi tìm cô con gái bỏ trốn giữa ga tàu Seoul đông nghịt người. Trước khi hai cha con đoàn tụ, một đoàn quân zombie đã ập đến thủ đô và cuộc chiến sinh tồn lại bắt đầu.
Đây giống như những bộ phim kinh dị khác mà nhà làm phim thông qua các phân cảnh ghê rợn trên màn ảnh để truyền tải thông điệp về các vấn nạn xã hội hiện nay. (James Marsh – South China Morning Post).
Tuy không mạnh mẽ và hấp dẫn như các tác phẩm trước đây, Seoul Station vẫn là một thước phim đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về mặt hình ảnh và nội dung gây cấn, hồi hộp. (Clarence Tsui – Hollywood Reporter)
Trông có vẻ như đây là một tác phẩm được tạo ra để ăn theo phần tiền nhiệm, nhưng bộ phim cũng đã thành công trong việc sử dụng yếu tố bạo lực để phản ánh hiện thực xã hội tàn khốc và đi đến một cái kết bi thảm. (Gwilym Mumford – Guardian)
3. Rampant (2016)
Bạn cảm thấy chán nản với những cuộc rượt đuổi người – xác sống giữa lòng thành thị huyên náo? Vậy thì Rampant (tựa Việt: Dạ quỷ), trận chiến giữa con người và ác quỷ ở triều đại Joseon xa xưa, sẽ là câu trả lời dành cho những khán giả yêu mến dòng phim cổ trang và cả những “mọt phim” thây ma.
Nhận 6/10 điểm trên Rotten Toamtoes và 6.3/10 điểm trên IMDb, Rampant không chỉ là một bộ phim kinh dị quy tụ nhiều minh tinh gạo cội như Jang Dong Gun hay tài năng như Hyun Bin mà đây còn là một tác phẩm được đan xen nhiều yếu tố tranh đấu chính trị kịch tính cùng với các pha hành động rùng rợn, chắc chắn sẽ không khiến các khán giả thất vọng.
Lee Chung ( Hyun Bin) là một hoàng tử dưới triều Joseon nhưng lại bị đày đến Đại Thanh để làm con tin. Tuy là một kiếm sĩ tài giỏi, nhưng chàng lại là một người khá phong lưu khi ham mê cờ bạc, nhậu nhẹt và thích trăng hoa ong bướm. Lúc này, tại Triều Tiên, Thái tử Lee Young, anh của Lee Chung, đã bị truy bắt bởi phe cánh của một vị quan trong triều là Kim Ja Joon (J ang Dong Gun).
Nhận được thư cầu cứu trước khi qua đời của anh trai, Lee Chung đã tức tốc hồi triều để hoàn thành sứ mệnh do anh trai giao phó. Tuy nhiên, tình thế tại quê nhà lại không êm đềm như anh nghĩ khi tên tham quan Ja Joon đã ngấm ngầm để dịch bệnh lạ liên quan đến xác sống bộc phát trong hoàng cung nhằm dồn Lee Chung và tất cả những ai chống đối gã về phía vực tử thần.
Đứng trước hai ngã đường, hoặc là an phận sống một cuộc sống an nhàn không màng chính sự, hoặc là phải xông xáo gánh vác vận mệnh của quốc gia, bá tánh, Lee Chung sẽ chọn đi con đường nào?
Tôi không thể đếm nổi số lần tôi đã nín thở khi xem bộ phim này. Tôi thậm chí còn cầu nguyện cho nhân vật trong phim được sống sót cơ.
Không ngạc nhiên khi đây là một bom tấn thành công. Mỗi phân cảnh đều được tạo ra với sự hoàn hảo. Hyun Bin không thể hợp vai hơn nữa. Diễn xuất của anh ấy rất linh hoạt, vừa có thể hoàn thành các cảnh hành động một cách xuất sắc vừa có thể thể hiện nét tính cách hay pha trò, hài hước, dí dỏm. Và cả các diễn viên khác nữa chứ! Tất cả mọi người đều đã tỏa sáng với vai diễn của mình. (khán giả trên Asianwiki)
Hãy xem nếu bạn là một fan của Train to Busan. (khán giả trên Asianwiki)
Rất đáng xem. (khán giả trên Asianwiki)
4. The Odd Family: Zombie On Sale (2019)
Chỉ cần xem qua trailer, ắt hẳn ai cũng có thể nhận thấy The Odd Family: Zombie On Sale (tựa Việt: Zombie đại hạ giá) không phải một bộ phim xác sống bình thường. Không cần đến những cuộc rượt đuổi nghẹt thở, không cần đến những phân cảnh bạo lực hỗn loạn, không cần đến dàn diễn viên “hót hòn họt”, tác phẩm này vẫn có thể chiếm trọn tình cảm của khán giả nhờ vào câu chuyện hài hước pha lẫn kinh dị “có một không hai”. The Odd Family: Zombie On Sale chiếm 6.5/10 điểm từ IMDb và 7.2/10 điểm từ Rotten Tomatoes, xứng đáng là bộ phim bỏ túi dành cho những ai tìm kiếm làn gió mới hay chỉ đơn giản là muốn giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi.
Trong phim, Man Deok ( Park In Hwan) sở hữu một trạm xăng nhỏ tại một ngôi làng ở vùng nông thôn hẻo lánh. Ông sống cùng ba người con: Joon Gul ( Jung Jae Young), Min Gul ( Kim Nam Gil) và Hae Gul ( Lee Soo Kyung). Một ngày nọ, một đối tượng thí nghiệm của một công ty dược trái phép ( Jung Ga Ram) đã xuất hiện tại ngôi làng và có những biểu hiện như một zombie. Anh đã cắn ông Man Deok và vô tình khiến ông trẻ hóa thay vì biến ông trở thành thây ma như các bộ phim kinh dị cùng đề tài. Gia đình của ông Man Deok sau đó đã lập kế hoạch phát triển một dịch vụ “trẻ hóa” từ khả năng đặc biệt của nhân vật kì lạ này, hòng kiếm kế sinh nhai. Thế nhưng, trớ trêu thay, dịch vụ “trẻ hóa” này lại trở thành một thảm họa.
Tính phi logic chính là điểm thu hút lớn nhất của bộ phim. (James Marsh – South China Morning Post)
Đây là một tác phẩm rất đáng xem! Thật tuyệt vời! Một sự pha trộn hài hòa giữa nhiều thể loại. (khán giả trên Asianwiki)
5. #Alive (2020)
Còn điều gì tuyệt vời hơn màn song kiếm hợp bích của bộ đôi Park Shin Hye và Yoo Ah In? Có sự góp mặt của dàn diễn viên trẻ tài năng, kịch bản rất đỗi phù hợp với bối cảnh cách ly xã hội vì COVID – 19 thời gian qua, kèm theo những yếu tố châm biếm lối sống ảo của giới trẻ hiện nay, #Alive ắt hẳn là một món tráng miệng không thể thiếu cho bữa tiệc phim zombie đến từ chủ nhà xứ Kim Chi. Sở hữu 7.1/10 điểm từ IMDb, bộ phim không chỉ làm mãn nhãn các mọt phim thây ma với các phân cảnh rượt đuổi kinh điển mà còn ẩn chứa nhiều câu chuyện sâu sắc về tình người.
Một thành phố tại Hàn Quốc đã bị tấn công bởi một loại virus không xác định khiến con người trở thành những cỗ xác sống đáng sợ. Nhằm bảo vệ tính mạng, Joon Woo ( Yoo Ah In) và Yoo Bin ( Park Shin Hye) đã tự cách ly mình trong một căn hộ nhỏ. Tưởng chừng như đại họa sẽ suôn sẻ trôi qua, thế nhưng cả hai đã nhận ra bên trong căn hộ còn có một thảm họa khủng khiếp hơn cả đoàn quân thây ma. Một cuộc sống không có WIFI, 4G hay sóng di động, bọn họ sẽ phải trải qua thế nào?
Họ đã làm nên bộ phim này nhân dịp cả thế giới bị cách ly xã hội để chống virus à?(khán giả trên Asianwiki)
Mọi thứ khá ổn nhưng vì sao bộ phim lại khiến tôi liên tưởng đến virus Corona ấy? (khán giả trên Asianwiki)
Tôi đã mong chờ bộ phim này từ rất lâu và tôi mong Park Shin Hye sẽ làm tốt vì ước mơ của cô ấy là được tham gia diễn xuất trong một bộ phim hành động. (khán giả trên Asianwiki)
Peninsula được công chiếu vào ngày 24/07 tại các rạp trên toàn quốc.
'Peninsula' sẽ được nâng cấp so với 'Train to Busan' như thế nào?
"Peninsula" sẽ được nâng cấp một số điểm so với phần tiền nhiệm là "Train to Busan", chẳng hạn như tâm lí nhân vật, tuyến nhân vật hay kĩ xảo.
Vừa qua, trailer cho "quả bom" Peninsula, "hậu bối" của cơn sốt Train to Busan, vừa chính thức ra mắt và làm cư dân mạng xôn xao. Cả hai đều là những bộ phim lấy đại dịch zombie làm chủ đề, đều là những câu chuyện về những người anh hùng chiến thắng ngày tận thế, vậy có điều gì khác biệt ở phần hai này đã khiến khán giả đứng ngồi không yên? Hãy cùng điểm qua 4 điểm được nâng cấp trong Peninsula so với Train to Busan nhé.
1. Từ tay không đánh "giặc" cho đến chiến binh thứ thiệt
Khi nhắc đến cụm từ "Train To Busan phần 2", ắt hẳn mọi người đều cho rằng bộ phim này sẽ là câu chuyện tiếp nối phần 1 dang dở. Thế nhưng, trái ngược với dự đoán của các khán giả, Peninsula lấy bối cảnh 4 năm sau chuyến tàu thảm họa đến Busan, tuy tồn tại cùng một thế giới nhưng Peninsula lại sở hữu tuyến nhân vật và câu chuyện hoàn toàn khác biệt với bộ phim tiền nhiệm.
Nếu như bọn xác sống trong Train To Busan là một đại họa bất ngờ ập đến khiến các hành khách trên chuyến tàu không kịp trở tay thì trong Peninsula, các nhân vật lại được trang bị đầy đủ vũ khí, có kế hoạch rõ ràng, sẵn sàng đặt chân lên bán đảo hoang tàn để ngăn chặn sự lây lan của virus zombie.
Cựu quân nhân Jeong Seok ( Kang Dong Won) cùng bà mẹ trẻ Min Jeong ( Lee Jung Hyun) và hai cô con gái nhỏ đã bị số phận đưa đẩy đến bán đảo nguy hiểm này. Để giành lấy hy vọng sống sót mong manh, họ buộc phải bắt tay nhau kết thành đồng đội và cùng chiến đấu vượt qua cái chết. Những pha rượt đuổi bằng ô tô và những màn đấu súng gay cấn hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả trải nghiệm hoàn toàn mới lạ.
2. Từ lòng dạ hẹp hòi đến lòng lang dạ sói
Trong một bộ phim, luôn luôn tồn tại phe nhân vật chính diện và phe nhân vật phản diện. Trong một cộng đồng, luôn luôn tồn tại người tốt bụng và người ích kỷ. Trong bom tấn Train to Busan, vì hai chữ "sống còn", các hành khách trên chuyến tàu đã để lộ sự ích kỷ xấu xa trong lòng mình. Họ không có một chút lương tâm mà chèn ép, giẫm đạp lên nhau để có được vị trí an toàn, thậm chí nhẫn tâm đẩy người khác vào chốn hiểm nguy để cứu lấy tính mạng của mình.
"Đàn em" Peninsula, tuy vẫn lấy tính ích kỷ làm điểm nhấn cho câu chuyện, thế nhưng bộ phim lại khai thác thói xấu này ở một khía cạnh hoàn toàn khác. Dựa trên trailer của bộ phim, những sinh mạng còn sót lại trên bán đảo đã đối xử với nhau rất hèn hạ.
Trái ngược với các nhân vật chính diện, hợp tác cùng nhau để sinh tồn trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thì những gã đàn ông dơ bẩn ở khu nhà hoang lại ép buộc những người yếu thế hơn đấu tay đôi với lũ zombie chỉ để thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình. Có thể nói, thói ích kỷ ở Peninsula chính là một tội ác, không còn đơn thuần là bản năng sinh tồn như Train to Busan.
3. Từ em bé nhạy cảm đến những thần đồng giấu tài
Khi nhắc đến Train to Busan, yếu tố làm nên thành công cho bộ phim không chỉ nằm ở nam diễn viên Gong Yoo mà còn ở cô bé Kim Soo Ahn, người đã hóa thân xuất sắc vào vai cô con gái nhỏ Soo Ahn. Nhờ vào trí thông minh, trái ấm áp của nhân vật và cả diễn xuất vượt trội của nữ diễn viên nhí, bộ phim đã lấy đi không ít nước mắt từ khán giả.
Tương tự như ở phần tiền nhiệm, Peninsula cũng đã để dành hai vị trí quan trọng trong biệt đội đối đầu thây ma cho hai diễn viên nhí Lee Re và Lee Ye Won. Vậy hai cô bé này sẽ mang đến điều gì mới lạ cho Peninsula? Từ trailer có thể thấy, Lee Re là con gái lớn còn Lee Ye Won là con gái nhỏ của bà mẹ đơn thân Min Jeong. Không như cô chị Lee Re của mình, người đã hăng hái lái xe ô tô đâm vào lũ zombie, cô bé Lee Ye Won lại có phần trầm tính, yên phận hơn.
Tưởng chừng như cô bé chỉ là một nhân vật phụ mờ nhạt, thế nhưng vào giây phút cao trào nhất, nữ diễn viên nhí đã xuất hiện cùng cặp kính "hầm hố" và điều khiển chiếc xe đồ chơi của mình một cách rất điêu luyện. Có vẻ như Lee Ye Won sẽ sắm vai một cô nhóc "nhỏ mà có võ", một thiên tài về kỹ thuật góp phần ngăn chặn đại dịch zombie.
4. Từ kĩ xảo thô sơ đến kĩ xảo tỉ mỉ
Train to Busan là một cuộc rượt đuổi sinh tử khép kín trong phạm vi các khoang tàu cao tốc. Vì vậy, các pha hành động khói lửa có tần suất xuất hiện hầu như rất ít mà thay vào đó là các các màn đấu "giáp lá cà" với các zombie đến nghẹt thở của bộ ba Seo Suk Woo ( Gong Yoo), Yoon Sang Hwa ( Ma Dong Seok) và Min Young Guk ( Choi Woo Shik).
Ngược lại, Peninsula được đặt bối cảnh tại khu vực bán đảo Triều Tiên rộng lớn. Do đó, các phân cảnh hành động sẽ xuất hiện nhiều hơn. Qua trailer, chúng ta có thể thấy chúng đều được đầu tư kỹ lưỡng về diễn xuất, cảnh trí và đặc biệt là kĩ xảo.
Khung cảnh một bán đào ở Hàn Quốc tàn lụi vì những cú bom nổ nghi ngút khói, những trận đấu súng tóe lửa được dựng lên bằng kĩ xảo điện ảnh hoành tráng hứa hẹn sẽ oanh tạc mọi phòng vé trên thế giới.
Peninsula sẽ "cập bến" tại các rạp phim trên toàn quốc vào ngày 24/07 năm nay.
'Peninsula' hé lộ bối cảnh thế giới hậu tận thế: Zombie chạy nhanh hơn, độ sợ hãi của người xem sẽ tăng thêm gấp bội Nếu "Train to Busan" mở màn kỷ nguyên zombie tại xứ Kim Chi, thì phần hậu truyện "Peninsula" lại là bom tấn hậu tận thế đầu tiên của điện ảnh Hàn Quốc. Thành công vang dội của Train To Busan năm 2016 không chỉ vang dội tại Hàn Quốc mà còn lan rộng ra nhiều nước trên toàn thế giới. Cụ thể, phim...