“Bỏ túi” 14 hạng mục bảo dưỡng cho xe Toyota sau 80.000 km
Việc thay thế và bảo dưỡng phụ tùng cho một chiếc xe hơi trở nên vô cùng phức tạp từ sau 80.000 km. Đây là thời điểm “xế cưng” cần được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người dùng.
Lịch bảo dưỡng định kỳ cho “xế cưng”
Danh sách các hạng mục cần kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế cho ô tô sau 80.000-100.000 km:
1. Nhớt động cơ và lọc nhớt
Trong trường hợp nhớt quá bẩn, bị đóng cặn nhiều sẽ khiến động cơ bị nghẽn, nóng máy, thậm chí dẫn đến trường hợp bị cháy nhiệt độ quá cao. Do đó, lọc nhớt ô tô là một phụ tùng quan trọng có tác dụng lọc sạch các chất bụi bẩn, cặn thừa hoặc muội than sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ
Nhớt động cơ cần thay thế định kỳ sau mỗi 5.000 km, lọc nhớt cũng thay mới sau mỗi 10.000 km. Đây cũng là một mốc thời gian kiểm tra bảo dưỡng định kỳ và chiếc xe của bạn cũng cần thay thế dầu bôi trơn cũng như thay lọc nhớt mới.
2. Lọc nhiên liệu (loc xăng)
Với chức năng lọc cặn và rỉ sắt, lọc xăng tạo ra nguồn nhiên liệu sạch. Đây là một điều kiện cần thiết để hệ thống cung cấp nhiên liệu hoạt động ổn định, động cơ làm việc tin cậy.
Lọc nhiên liệu trên ô tô được khuyến cáo nên thay thế mới sau mỗi 40.000 km. Ơ 80.000 km la thơi điêm chiếc xe tiêp tuc đươc thay thế chi tiết này.
3. Lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa
Khi lọc gió bị bẩn sẽ làm giảm lưu lượng gió được hút vào xe ở chế độ điều hòa lấy gió ngoài khiến xe mát chậm, dù vặn quạt gió mạnh nhất. Đối với lọc gió động cơ bị bẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công suất, khả năng hoạt động ổn định và mức tiêu hao nhiên liệu của động cơ.
Vì vậy, sau mỗi 40.000 km, chúng ta cũng cần thay thế hai chiếc lọc gió mới.
4. Dầu hộp số, dầu cầu
Với những xe sử dụng hộp số tự động, dầu hộp số cũng quan trọng không kém dầu máy. Dầu hộp số giúp giảm ma sát trơn và đảm bảo nhiệt độ làm việc trong hộp số.
Việc không thay thế dầu hộp số đúng hạn có thể làm hộp số bị hư hỏng nặng và sửa chữa tốn kém vê sau. Nên thay thế dầu hộp số và dầu cầu định kỳ sau mỗi 80.000 km để đảm bảo xe hoạt động tốt, bảo vệ các chi tiết truyền động.
5. Dầu trợ lực
Dầu trợ lực sử dụng lâu ngày sẽ bị thoái hóa và nhiễm bẩn do các mạt vụn hao mòn trong hệ thống lái và chúng cũng cần thay thế định kỳ.
Theo lịch bảo dưỡng của Toyota, dầu trợ lực cần được thay mới sau mỗi 40.000 km. Và khi đã đi được hơn 80.000 km cũng là lúc bạn phải thay thế môi chất này.
6. Dầu thắng mới
Video đang HOT
Trong thành phần dầu thắng có chứa chất Glycol hút nước mạnh. Sau khi sử dụng lâu ngày, dầu phanh sẽ bị nhiễm nước làm giảm nhiệt độ sôi của dầu phanh, giảm hiệu quả của hệ thống phanh và thúc đẩy quá trình ăn mòn các chi tiết của hệ thống ABS.
Dầu phanh cần phải thay thế định kỳ sau mỗi 40.000 km để đảm bảo chất lượng dầu, áp suất thủy lực trong hệ thống, giúp hệ thống phanh làm việc tốt nhất.
7. Nước làm mát
Sau một thời gian dài làm việc, nước làm mát sẽ biến chất và lẫn nhiều cặn bẩn, không còn tác dụng tốt như lúc đầu.
Chúng ta cần thay thế nước làm mát mới sau mỗi 40.000 km để đảm bảo hệ thống làm mát làm việc hiệu quả.
8. Bugi mới
Phải làm việc liên tục trong thời gian dài với điều kiện khắc nghiệt, những chiếc bugi đánh lửa sẽ bị mòn các cực dẫn đến đánh lửa kém, làm tiêu hao nhiên liệu và tăng lượng khí thải của xe.
Nên thay bugi mới sau mỗi 40.000 km nếu xe sử dụng bugi thường và sau 100.000 km nếu sử dụng bugi Platin hoặc Inridium.
9. Ắc qui
Ắc qui tích trữ điện năng, cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động, hệ thống đánh lửa và các thiết bị khác khi động cơ chưa hoạt động.
Một chiếc ắc qui sử dụng trên ô tô thường có tuổi thọ hơn hai năm (khoảng 40.000 km). Trong thời gian này, bạn cần bảo dưỡng và vệ sinh ắc quy nhằm kéo dài tuổi thọ cho thiết bị này.
Các chuyên gia khuyến cáo nên thay ắc qui mới sau 40.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng. Điều này có nghĩa chiếc xe của bạn cũng cần chiếc ắc qui mới sau 80.000 km.
10. Kiểm tra hệ thống phanh
Hệ thống phanh có chức năng giảm tốc độ chuyển động của xe tới vận tốc chuyển động nào đó, dừng hẳn hoặc giữ xe đỗ ở một vị trí nhất định. Đối với ôtô hệ thống phanh là một trong những cụm quan trọng nhất, bởi vì nó bảo đảm cho ôtô chạy an toàn ở tốc độ cao, do đó có thể nâng cao được năng suất vận chuyển.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết và nhớ thời gian kiểm tra, thay thế má phanh đúng hạn kỳ. Theo lịch bảo dưỡng của Toyota, hệ thống phanh cần kiểm tra kỹ lưỡng sau mỗi 20.000 km, cần kiểm tra độ dày má phanh, đĩa phanh, piston phanh… để phát hiện và thay thế kịp thời.
Hệ hệ thống lái trên ô tô giúp xe chuyển động theo sự điều khiển của tài xế thông qua vô lăng. Không chỉ vậy, hệ thống lái còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của chiếc xe và chính bản thân chúng ta.
Để đảm bảo hệ thống lái luôn hoạt động tốt, bạn cần kiểm tra định kỳ sau 20.000 km để phát hiện những bất thường và kịp thời xử lý. 80.000 km cũng là mốc thời gian quan trọng cần kiểm tra lại hệ thống này.
12. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lạnh
Hệ thống lạnh cũng như các hệ thống khác, cần kiểm tra định kỳ để phát hiện kịp thời để phòng ngừa những hư hỏng không mong muốn như dây curoa bị đứt, khớp ly hợp hị hỏng, hở đường ống dẫn khí, xì lốc lạnh…
Các chuyên gia khuyên nên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lạnh định kỳ sau mỗi 40.000 km.
13. Hệ thống treo
Hệ thống treo có tác dụng đảm bảo cho bánh xe dao động theo phương thẳng đứng so với than xe một cách êm dịu, điều này mang lại khả năng điều khiển xe tự tin hơn cho người cầm lái và cả những người ngồi trong xe cũng cảm thấy thoải mái thay vì cảm giác mệt mỏi và căng thẳng.
Tuy nhiên, nó luôn chịu tác dụng của nhiều lực phức tạp khi xe di chuyển trên đường, nhất là những đoạn đường xấu. Chính vì thế, chúng ta cũng phải định kỳ kiểm tra hệ thống treo. Nên kiểm tra tổng quát tình trạng hệ thống treo mỗi khi bảo dưỡng định kỳ để phát hiện những dấu hiệu hư hỏng và kịp thời khắc phục. Một số chi tiết cần kiểm tra ở hệ thống treo như phuộc xe, rô tuyn cân bằng, các cao su chịu lực…
14. Bạc đạn bánh xe
Bạc đạn bánh xe sử dụng ma sát lăn, lam giam bơt sư rung lăc cua banh, chông rung, chông sôc, lêch truc, keo dai thơi gian sư dung cua xe, cung như phân bô tai trong cua xe môt cach đêu nhât.
Sau một thời gian sử dụng, bạc đạn có thể khô mỡ bôi trơn dẫn đến mòn bi và bi rơ và phát ra tiếng lào xào khi bánh xe quay. Theo lịch bảo dưỡng định kỳ của hãng toyota, chúng ta nên bảo dưỡng bạc đạn bánh xe định kỳ sau 40.000 km để đảm bảo tình trạng làm việc của chi tiết này.
Theo TTTĐ
8 lời khuyên giúp bạn lái xe SUV an toàn hơn
Xe thể thao đa dụng (SUV) mang lại sự bảo vệ tuyệt vời cho bạn và cả gia đình, nhưng những lời khuyên dưới đây chắc chắn sẽ khiến mọi chuyến đi của bạn an toàn hơn.
Tại thị trường Việt Nam, xe thể thao đa dụng (SUV) được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi hàng loạt ưu điểm để trở thành chiếc xe lý tưởng cho nhu cầu di chuyển hằng ngày: vị trí ngồi cao, tầm nhìn tốt, không gian nội thất rộng rãi, khả năng chở đồ tốt và trên hết, những chiếc SUV mang lại cảm giác an toàn cho hành khách nhờ ngoại hình đồ sộ của chúng.
Tuy nhiên, chính cảm giác an toàn đó khiến nhiều tay lái trở nên tự tin thái quá và bỏ qua nhiều hành động đảm bảo an toàn khi lái xe. Dưới đây là 8 lời khuyên giúp vận hành những chiếc xe SUV một cách an toàn và có trách nhiệm hơn:
1. Luôn thắt dây an toàn
Thắt dây An toàn chính là hành động thiết thực nhất để bảo vệ sự an toàn của những người ngồi trên xe
Đây là một lời khuyên không chỉ dành cho những người sở hữu xe SUV, mà còn áp dụng cho mọi người tham gia giao thông bằng ôtô. Dây an toàn là trang bị đơn giản nhưng lại là vị thần hộ mệnh trong bất kỳ tình huống tai nạn nào. Vì có kết cấu trọng tâm cao nên xe SUV có nguy cơ lật nhào nhiều hơn so với xe gầm thấp, nên bạn hãy nhớ luôn thắt dây an toàn cho mình và tất cả hành khách trên xe.
2. Hãy thực sự hiểu chiếc SUV của mình
Không có gì bằng việc hiểu chiếc xe của mình đến từng "chân tơ kẽ tóc" - điều này giúp bạn chủ động hơn trong mọi tình huống khi lưu thông trên đường.
Dù điều này nghe có vẻ rất hiển nhiên nhưng việc thực sự thấu hiểu những giới hạn của chiếc xe bạn đang điều khiển là vô cùng cần thiết trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Hãy tìm một khu đường trống và thử phanh, đánh lái, tăng tốc. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trên đường nếu hiểu xế cưng của mình có thể đánh lái gấp ở tốc độ bao nhiêu thì không bị trượt bánh, cần bao nhiêu mét để phanh gấp, tay lái nặng nhẹ ra sao v.v...
3. Hạn chế đánh lái gấp và hãy nghĩ đến những người tham gia giao thông khác
Mặc dù có chữ "thể thao" trong tên gọi nhưng những chiếc xe thể thao đa dụng không được thiết kế để có thể vào cua tuyệt vời như những mẫu xe thể thao 2 cửa gầm thấp.
Mọi thứ đều có giới hạn và chiếc SUV của bạn cũng vậy. Vào cua gấp ở tốc độ quá cao trên một chiếc xe có trọng tâm cao luôn là một hành động tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hơn nữa, khi ngồi trong một chiếc xe gầm cao, bạn có tầm nhìn cao hơn và xa hơn. Tuy nhiên, những người tham gia giao thông ở phía sau bạn có tầm nhìn rất hạn chế vì bị chiếc SUV đồ sộ của bạn chắn trước mặt. Sự chủ động của họ sẽ giảm sút và nếu bạn phanh gấp, họ sẽ có ít cơ hội phản ứng hơn, va chạm có thể xảy ra. Vì vậy, bạn nên quan sát đến những chiếc xe xung quanh, tránh ảnh hưởng đến họ quá nhiều.
4. Cẩn thận với điểm mù
Xe SUV có kích thước lớn và chính chiều rộng của chúng là yếu tố khiến người lái gặp nhiều điểm mù hơn. Khi điều khiển xe thể thao đa dụng, bạn nên xoay gương hướng ra bên ngoài một chút để có tầm nhìn tốt hơn. Bên cạnh đó, gắn thêm gương cầu lồi ở cạnh gương chiếu hậu cũng là một giải pháp hay được nhiều bác tài tin dùng.
Với những mẫu xe SUV hiện đại như Ford Everest, hê thống cảnh báo điểm mù kết hợp cảnh báo phương tiện cắt ngang sẽ khiến cho việc lái xe trở nên an toàn hơn bao giờ hết.
5. Nếu muốn chạy off-road, hãy dùng một chiếc SUV đích thực
Không phải ngẫu nhiên mà những chiếc xe bán tải lại được những "tín đồ" off-road tin dùng. Chúng có kết cấu thân trên khung (body-on-frame) vô cùng vững chắc, có thể chịu được lực vặn xoắn lớn khi xe vượt qua địa hình xấu.
Những chiếc xe SUV đích thực nhờ được thừa hưởng khung gầm kiên cố của dòng xe bán tải nên cũng có khả năng off-road tuyệt vời. Bên cạnh đó, chúng còn sở hữu nhiều trang bị cần thiết để off-road như hệ dẫn động bốn bánh, khóa vi sai, hệ thống kiểm soát lực kéo v.v...
Ford Everest với thân vỏ body-on-frame có khả năng chống xoắn vặn, hệ thống dẫn động 4 bánh thông minh, hệ chuyển đổi mômen xoắn chủ động, hệ thống kiểm soát địa hình; khoảng sáng gầm xe 225mm và khả năng lội nước 800mm - tốt nhất trong phân khúc có thể trở thành một người bạn đồng hành tuyệt vời trên những cung đường off-road.
6. Lái đúng tốc độ quy định
Xe chạy càng nhanh, nguy cơ xảy ra tai nạn và độ nghiêm trọng của vụ tai nạn càng tăng. Bạn cần luôn tự nhắc nhở bản thân rằng xe SUV sẽ không ổn định ở tốc độ cao bằng xe sedan hay hatchback và tuân thủ tốc độ quy định trên từng cung đường. Khi chạy trên đường cao tốc, để đảm bảo an toàn, thư giãn và tiết kiệm nhiên liệu, nếu xe của bạn có chế độ Ga tự động, hãy đặt tốc độ xe của bạn theo đúng tốc độ quy định trên đường.
Ở một số mẫu SUV hiện đại như Everest 2017, chức năng Cruise Control sẽ hoạt động khi xe vận hành trên 30Km/h.
7. Cẩn thận với đồ đạc trên xe
Nếu có thể, bạn nên đóng gói cẩn thận hàng hóa, đồ đạc trên xe vì nếu trong trường hợp xảy ra tai nạn, những đồ vật đó có khả năng gây sát thương cho hành khách trên xe. Bạn cũng nên nằm vững tải trọng tối ưu của chiếc SUV của mình. Hãy sử dụng một móc giữ đồ để ngăn chặn hàng hoá trượt và hư hỏng khi chiếc xe phải phanh gấp. Một chiếc vali 11kg sẽ trở thành 737kg khi xe dừng đột ngột từ vận tốc 100km/h
Tải trọng tối đa của mẫu SUV Ford Everest 2016 là 750kg.
8. Bảo dưỡng xe định kỳ
Bất kỳ cỗ máy nào cũng sẽ chỉ hoạt động tốt nhất khi được bảo trì, bảo dưỡng cẩn thận. Bạn nên bảo dưỡng xe định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và thường xuyên kiểm tra tình trạng lốp xe cũng như các thiết bị trên xe. Lốp quá mòn hay quá non hơi sẽ khiến chiếc xe SUV của bạn hoạt động kém an toàn và hiệu quả.
Hãy luôn lái xe bằng cả con tim, bởi sự an toàn của bạn, gia đình bạn và những người tham gia giao thông là không gì có thể đánh đổi được.
Dù bạn và cả gia đình có đang ngồi trong một chiếc SUV an toàn và hiện đại đến đâu đi nữa, thì bạn - người cầm lái, vẫn là người quyết định đến sự an toàn của gia đình bạn và cả những người xung quanh. Vì vậy, hãy lái xe Có trách nhiệm - lái xe Bằng cả con tim !!!
Theo Tuoitrethudo
Động cơ ô tô quá nóng, những điều bác tài cần thuộc nằm lòng Việc di chuyển đường dài dưới thời tiết nắng nóng liên tục khiến động cơ xe bị quá nhiệt không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu không ở trong những tình huống tương tự, động cơ vẫn quá nóng, nghĩa là lúc bác tài phải xem xét lại vấn đề của xe mình để kịp thời sửa chữa. Dưới đây là những thao tác...