Bộ Tư pháp “tuýt còi” thông tư do Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư do Bộ Xây dựng ban hành có quy định mở rộng hơn việc xử lý vi phạm hành chính so với quy định của Chính phủ, gây nhầm lẫn giữa quy định về “vi phạm hành chính nhiều lần” và “tái phạm”, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng để thông báo chính thức về việc “tuýt còi” quy định không phù hợp trong Thông tư số 02/2014/TT-BXD quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; phát triển nhà và công sở.
Theo Cục Kiểm tra văn bản, việc xem xét tính pháp lý của Thông tư 02 được cơ quan này thực hiện sau khi nhận được phản ánh của ông Nguyễn Tri Hùng, cư trú tại số 10/10A Khu phố 3, ấp Bình Khánh 1, phường Bình Khánh, quận 2, TPHCM.
Để có cơ sở, Cục Kiểm tra văn bản đã tổ chức họp với đại diện các đơn vị có liên quan của Bộ Xây dựng (Vụ pháp chế, Thanh tra Bộ) và đại diện Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp).
Tại đó, khoản 1 Điều 7 Thông tư 02 quy định: “Sau khi người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 13 Nghị định số 121/2013 mà tổ chức, cá nhân vi phạm vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thì lập biên bản vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân đó về hành vi quy định tại Khoản 8 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP”.
Video đang HOT
Trong khi đó Khoản 8 Điều 13 Nghị định số 121/2013 quy định “Đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này, sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có)”.
“Như vậy, chỉ đối với các tổ chức, cá nhân đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 8 Điều 13 Nghị định số 121/2013″- Cục Kiểm tra văn bản nhận định.
Theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính thì tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý. Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý (khoản 6 Điều 2).
Như vậy, trong trường hợp tổ chức, cá nhân đã bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm như được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 02 có thể được hiểu là một trong các trường hợp: Tổ chức cá nhân vi phạm hành chính nhiều lần; Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi tái phạm vi phạm hành chính đã thực hiện; tất cả các hành vi “vi phạm hành chính nhiều lần” và “tái phạm” đều có thể bị coi là “tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm” và bị xử phạt theo quy định tại khoản 8 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, quy định tại khoản 8 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP chỉ áp dụng với trường hợp thực hiện hành vi “ tái phạm” (?!).
Từ phân tích đó, Cục Kiểm tra văn bản khẳng định quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 02 là mở rộng hơn việc xử lý vi phạm hành chính so với quy định của Chính phủ tại Nghị định số 121/2013, gây nhầm lẫn giữa quy định về “ vi phạm hành chính nhiều lần” và “ tái phạm“, dẫn đến cơ quan, người có thẩm quyền có thể áp dụng điều này để xử lý đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhiều lần (không phải là hành vi tái phạm), gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
“Để đảm bảo tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trân trọng đề nghị quý Bộ tổ chức tự kiểm tra, xử lý nội dung chưa phù hợp với pháp luật của Thông tư số 02 theo thẩm quyền và thông báo kết quả xử lý cho Cục Kiểm tra văn bản theo quy định của pháp luật (30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo này)”- văn bản của Cục Kiểm tra văn bản nêu rõ.
Thế Kha
Theo Dantri
Cứu 2 người nước ngoài trôi dạt trên biển
Sau khi uống rượu, hai thanh niên người Nga đã leo lên ca nô để đi dạo biển, nhưng khi họ chạy được một lúc thì hết xăng...
Chiều 9.2, lãnh đạo Đồn Biên Phòng Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, đã lập biên bản sự việc hai người nước ngoài bị trôi dạt trên biển, đồng thời tiến hành các thủ tục cần thiết để bàn giao hai người bị nạn cho cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xử lý.
Lực lượng chức năng tìm cách đưa chiếc ca nô lên bờ
Chiều cùng ngày, anh Nguyễn Tấn Nguyên (sinh năm 1983, trú xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), thuyền trưởng tàu cá KH-97787TS cho biết, sáng cùng ngày khi anh đang cùng 6 ngư dân đánh bắt hải sản gần khu vực biển gần đảo Hòn Nội, cách bờ biển Nha Trang khoảng 15 hải lý thì phát hiện một ca nô trôi dạt trên biển. Khi đến gần, anh Nguyên cùng các ngư dân đã vô cùng hoảng hốt khi phát hiện trên ca nô có hai người nước ngoài nằm bất động. "Lúc đầu tôi tưởng họ đã chết, tuy nhiên, khi cho anh em xuống ca nô kiểm tra thì thấy họ vẫn còn sống. Ngay sau đó, tôi cùng anh em đưa họ lên tàu cho họ uống sữa, nấu mì tôm cho họ ăn và họ dần tỉnh lại", anh Nguyên cho biết.
Sau khi thông báo sự việc cho cơ quan chức năng, anh Nguyên cùng các ngư dân đã lai dắt chiếc ca nô cùng hai người nước ngoài vào bờ biển Bãi Dài, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm lúc 13 giờ 30 cùng ngày.
Làm việc với Đồn Biên Phòng Cam Hải Đông, hai người nước ngoài cho biết, tên Klagv Vitor Vaxileta (sinh năm 1959) và Bagetxki Denix Alexangrvir (sinh năm 1983) đều là người Nga. Cũng theo tường trình của hai người Nga, tối 8.2, sau khi uống rượu họ đã leo lên chiếc ca nô nêu trên để đi dạo biển, nhưng khi họ chạy được một lúc thì hết xăng nên họ phải thả trôi tự do trên biển.
Theo thuyền trưởng Nguyễn Tấn Nguyên, nếu không được phát hiện kịp thời nhiều khả năng hai người nước ngoài nêu trên sẽ chết vì bị đói khát hoặc sóng lớn đánh chìm vì thời tiết trên biển có gió lớn và sóng khá mạnh.
Theo Duy Đạt (Danviet.vn)
Ngăn chặn tình trạng trông xe trái phép trên đất vườn hoa bị Constrexim Holdings "xẻ thịt" Sau khi báo Dân trí phản ánh tình trạng vi phạm TTXD,trật tự đô thị diễn ra công khai tại khu đô thị Yên Hòa, chính quyền địa phương đã lập phương án kiểm tra, ngăn chặn tình trạng trông giữ xe trái phép trên đất quy hoạch vườn hoa do Constrexim Holdings "xẻ thịt". Như thông tin đã đưa, đại diện tổ...