Bộ Tư pháp phát hiện 62 văn bản trái luật
10 văn bản cấp Bộ, 52 văn bản địa phương vi phạm các quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP
Trong quý I, qua kiểm tra 864 văn bản (165 văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; 699 văn bản địa phương), Bộ Tư pháp phát hiện 62 văn bản (10 văn bản cấp Bộ, 52 văn bản địa phương) vi phạm các quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.
Ông Trần Tiến Dũng, Chánh văn phòng Bộ, Người phát ngôn của Bộ Tư pháp cho biết tại buổi họp báo thông báo tình hình tư pháp quý I/2015 và triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2015 của Bộ Tư pháp tổ chức chiều nay (17/4).
Ông Dũng cho biết, công tác xây dựng văn bản đã được đẩy mạnh ngay từ đầu năm. Quý I/2015, Bộ Tư pháp đã trình 5/5 văn bản thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đạt tỷ lệ 100%. Đối với 95 văn bản nợ đọng quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành được 22 văn bản, đạt 23,16%, tỷ lệ ban hành cao hơn so với quý I/2014. Trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính, quý I/2015, Bộ Tư pháp đã tham gia ý kiến, đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ 143/188 thủ tục hành chính quy định tại 22 dự thảo văn bản (chiếm 76,06%).
Video đang HOT
Theo ông Trần Tiến Dũng, trong quý II/2015, Bộ Tư pháp tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động lấy ý kiến nhân dân đối với dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) và hoàn thiện việc tổng hợp kết quả lấy ý kiến; tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự và Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Tập trung xây dựng, hoàn thành đúng tiến độ 10 văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2015; chủ động phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, ban hành các văn bản còn nợ đọng; tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 6/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 và Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ; chuẩn bị chu đáo các dự án luật, các báo cáo Bộ Tư pháp được giao chủ trì soạn thảo phục vụ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, đặc biệt là Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật dân sự (sửa đổi)…/.
Minh Hòa
Theo_VOV
Bỏ ra 37,2 tỷ mua nhà thi hành án: 5 năm, chờ đến bao giờ?
Tỉnh Lâm Đồng vừa cho rằng, Chấp hành viên phụ trách hồ sơ vụ việc bị truy tố, nên việc giao tài sản phải chờ kết quả của Tòa
Báo chí đã nhiều lần đưa tin về việc mua bán được bắt đầu từ đầu năm 2009 với bên bán là Chi cục Thi hành án dân sự TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) thực hiện việc đem bán tài sản gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất có diện tích 3.430,76 m2 tại địa chỉ số 357 phố Phan Đình Phùng, phường 2, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Bên bên mua tài sản là Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt.
Mảnh đất Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt trúng đấu giá. (Ảnh: DĐDN) Theo 17 bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì bà Phạm Thị Hồng, trú tại địa chỉ số 357 phố Phan Đình Phùng, phường 2, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng phải thi hành án với tổng số tiền hơn 86,6 tỷ đồng, 68,5 lượng vàng 24K và lãi suất chậm thi hành án, chưa kể các khoản tiền án phí. Do bà Hồng không tự nguyện thi hành, Chi cục THADS thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tiến hành kê biên nhà, đất tại tại số 357 Phan Đình Phùng và ủy quyền cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng bán đấu giá tài sản.
Ngày 20/9/2009, Công ty Phương Trang đã trúng đấu giá và nộp đủ số tiền mua tài sản trên 37,2 tỷ đồng. Sau đó bà Phạm Thị Hồng có đơn khiếu nại về việc định giá, bán đấu giá tài sản.
Do còn có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung vụ việc, Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành để thống nhất và giải quyết dứt điểm vụ việc.
Vì sao Bộ chỉ đạo, tỉnh không thực hiện?
Ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết, ngày 9/10/2014, Đoàn công tác của lãnh đạo Bộ Tư pháp đã làm việc với đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng, các cơ quan tại địa phương và thống nất giao Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Lâm Đồng, Chi cục Thi hành án Dân sựn thành phố Đà Lạt xây dựng kế hoạch cưỡng chế giao tài sản cho Công ty TNHH Phương Trang Đà Lạt. Để đôn đốc và triển khai việc thi hành giao tài sản đấu giá, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án Dân sự đã tiếp tục ban hành nhiều văn bản đề nghị Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng quan tâm, chỉ đạo tổ chức cưỡng chế giao tài sản xong trước ngày 23/12/2014.
Theo ông Trần Tiến Dũng, ngày 6/1/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ra thông báo kết luận số 04/TB-UBND "Giao Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm đôn đốc các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện nội dung chỉ đạo; tham mưu, báo cáo tổng hợp tình hình và đề xuất UBND tỉnh xem xét cho ý kiến tổ chức cưỡng chế sau Tết âm lịch".
Ngày 14/2/2015, Bộ Tư pháp tiếp tục có Công văn đề nghị Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho tiến hành cưỡng chế giao tài sản cho công ty Phương Trang.
"Tuy nhiên, đến ngày 20/3/2015, UBND tỉnh Lâm Đồng có Công văn số 1254/UBND-NC gửi Bộ Tư pháp, nội dung cho rằng theo cáo trạng số 35/VKSTC- C6(P4) ngày 27/8/2014 của cơ quan Điều tra Viện KSNDTC truy tố chấp hành viên Nguyễn Long Vân, là chấp hành viên phụ trách hồ sơ vụ việc về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó việc giao tài sản cần chờ kết quả của Tòa đối với sai phạm của Chấp hành viên"- ông Dũng nói./.
Minh Hòa
Theo_VOV
19 văn bản chỉ đạo vẫn không xong một vụ án oan Ban Nội chính Trung ương đề nghị tỉnh Bình Phước giải quyết dứt điểm, tránh làm oan công dân vô tội. Ngày 16-4, ông Phan Đình Trạc - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương, đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Bình Phước và các cơ quan tố tụng của tỉnh này về...