Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để chống độc quyền
Google đang nắm quyền kiểm soát cách người dùng truy cập internet và loại quảng cáo mà họ tiếp cận thông qua trình duyệt Chrome.
Trụ sở Google tại Mountain View, California, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Bloomberg News ngày 18/11 cho biết, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) sẽ yêu cầu tòa án buộc Alphabet, công ty mẹ của Google, phải bán trình duyệt Chrome nhằm giảm bớt sự độc quyền trên thị trường tìm kiếm.
Google đang nắm quyền kiểm soát cách người dùng truy cập internet và loại quảng cáo mà họ tiếp cận thông qua trình duyệt Chrome. Chrome không chỉ thường xuyên sử dụng công cụ tìm kiếm Google mặc định mà còn thu thập dữ liệu quan trọng cho ngành quảng cáo, đóng góp lớn vào doanh thu của Google. Hiện tại, Chrome chiếm khoảng hai phần ba thị phần trình duyệt toàn cầu.
Video đang HOT
Ngoài trình duyệt Chrome, DOJ cũng yêu cầu tòa án đưa ra các biện pháp kiểm soát liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ điều hành Android của Google. Trước đó, vào tháng 8, tòa án đã phán quyết rằng Google vi phạm luật độc quyền khi thống trị thị trường tìm kiếm.
Phản ứng trước động thái trên, ông Lee-Anne Mulholland, Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề pháp lý của Google, chỉ trích yêu cầu của DOJ là “cực đoan” và cho rằng điều này sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Google khẳng định công cụ tìm kiếm của họ chiếm được lòng tin người dùng nhờ chất lượng vượt trội, đồng thời nhấn mạnh rằng họ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Amazon và các nền tảng khác.
Động thái này là một trong những nỗ lực mạnh mẽ nhất của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm kiểm soát sự độc quyền của các tập đoàn công nghệ lớn. Tuy nhiên, kết quả vụ việc có thể bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị, đặc biệt là sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng tuyên bố sẽ khởi kiện Google vì cho rằng công ty này thiên vị chống lại ông. Tuy nhiên, ông cũng từng đặt câu hỏi liệu việc chia nhỏ Google có thực sự là một ý tưởng tốt hay không.
Theo kế hoạch, Thẩm phán Amit Mehta sẽ ra phán quyết cuối cùng vào tháng 8/2025. Trước đó, phiên tòa về các biện pháp khắc phục dự kiến diễn ra vào tháng 4. DOJ đã đề xuất một loạt phương án khắc phục, từ chấm dứt các thỏa thuận độc quyền, nơi Google trả hàng tỷ USD hàng năm cho Apple và các công ty khác để duy trì vị trí công cụ tìm kiếm mặc định, cho đến yêu cầu Google bán các mảng kinh doanh như Chrome hoặc hệ điều hành Android.
Nếu tòa án yêu cầu bán Chrome, điều này sẽ là một đòn giáng mạnh vào doanh thu của Google, đặc biệt vì Chrome đóng vai trò lớn trong việc thu thập dữ liệu để cung cấp quảng cáo tìm kiếm chính xác hơn.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, chính phủ Mỹ vẫn có thể cân nhắc việc không yêu cầu bán Chrome nếu các biện pháp khác đủ để tạo ra một thị trường cạnh tranh hơn.
Người dùng hiện vẫn có thể thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Chrome hoặc lựa chọn các trình duyệt và công cụ tìm kiếm khác. Tuy nhiên, quyết định của tòa án trong vụ việc này có thể định hình lại cách mà người dùng tiếp cận và trải nghiệm internet trong tương lai.
Tòa án Mỹ khôi phục vụ kiện Google vi phạm quyền riêng tư của người dùng Chrome
Ngày 20/8, Tòa phúc thẩm liên bang tại California, Mỹ đã ra phán quyết khôi phục vụ kiện của những người dùng trình duyệt Chrome, trong đó cáo buộc Google thu thập trái phép dữ liệu cá nhân thông qua tính năng Sync (đồng bộ).
Biểu tượng Google trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Hội đồng thẩm phán ở California nhận định tòa án cấp dưới đã sai khi bác bỏ vụ kiện với lý do người dùng Chrome đã đồng ý với chính sách quyền riêng tư của Google, đồng thời cho rằng vụ kiện cần được đưa ra xét xử.
Theo phán quyết của tòa phúc thẩm, tòa án quận đáng lẽ nên đánh giá việc chấp nhận chính sách riêng tư từ góc nhìn của một người dùng Chrome thông thường, chứ không phải từ một chuyên gia hay một luật sư giàu kinh nghiệm vốn có thể dễ dàng hiểu được những thuật ngữ pháp lý. Bên cạnh đó, Tòa phúc thẩm nêu rõ Google đã không phủ nhận việc thu thập dữ liệu của người dùng, mà chỉ lập luận người dùng đã đồng ý với chính sách quyền riêng tư của công ty.
Người phát ngôn của Google, Jose Castaneda tuyên bố không đồng tình với phán quyết, khẳng định tính năng Chrome Sync giúp mọi người sử dụng Chrome một cách liền mạch trên nhiều thiết bị khác nhau và có các biện pháp kiểm soát quyền riêng tư rõ ràng.
Google đã ra mắt tính năng Sync vào năm 2009 với mục đích cho phép người dùng Chrome truy cập dấu trang, mật khẩu và nhiều nội dung khác trên nhiều thiết bị bằng cách liên kết với tài khoản Google. Người dùng Chrome đã cáo buộc Google vi phạm quyền riêng tư và luật pháp, khi thu thập dữ liệu về họ dù các thông tin này không được đồng bộ. Nguyên đơn là những người đã sử dụng trình duyệt Chrome mà không dùng tính năng đồng bộ từ ngày 26/7/2016 đến nay.
Google khởi tạo công nghệ AI có thể điều khiển máy tính Google, công ty con của Alphabet, hiện phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể quản lý trình duyệt web để hoàn thành các tác vụ như tìm kiếm thông tin và mua sắm, theo báo cáo của The Information ngày 26.10. Dự án này có mã là "Project Jarvis", dự kiến sẽ được ra mắt vào tháng 12 cùng...