Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận cảnh sát có phân biệt chủng tộc
Bộ Tư pháp Mỹ công bố kết luận thanh tra cảnh sát thành phố Minneapolis, nơi từng xảy ra vụ cảnh sát ghì cổ ông George Floyd, một người da màu, đến chết cách đây hơn 3 năm.
Một người đàn ông cầm tranh vẽ ông George Floyd vào dịp tưởng niệm 2 năm ngày mất của công dân này – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, ngày 16-6, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố kết luận cuộc điều tra kéo dài 2 năm với Sở cảnh sát thành phố Minneapolis (MPD) – nơi diễn ra vụ cảnh sát da trắng ghì cổ công dân da màu George Floyd đến chết hồi tháng 5-2020.
Kết luận thanh tra cho thấy cảnh sát tại MPD thường xuyên sử dụng vũ lực quá mức cần thiết và có hành vi phân biệt với người da màu hoặc người châu Mỹ bản địa.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Merrick Garland cho biết: “Chúng tôi phát hiện MPD thường xuyên sử dụng vũ lực quá mức cần thiết hoặc trong các trường hợp không cần dùng vũ lực. Trong đó có nhiều trường hợp có thể làm chết người hoặc dùng Taser (súng bắn điện) không hợp lý”.
Báo cáo kết luận dài 89 trang nêu rõ cảnh sát thường xuyên vi phạm các quyền hiến định của công dân. Họ hay sử dụng các đòn khóa cổ có thể gây chết người hoặc dùng súng trong các trường hợp không có mối đe dọa nào hiện hữu.
Bản báo cáo cũng cho thấy các nhân viên cảnh sát thường không can thiệp khi phát hiện đồng nghiệp sử dụng vũ lực quá mức cần thiết. Nhiều cảnh sát thường có hành vi phân biệt đối xử với người có vấn đề về năng lực hành vi hoặc trả đũa phi pháp với người biểu tình và phóng viên.
“Chúng tôi đã thấy nhiều nhân viên MPD làm việc với sự chuyên nghiệp, lòng dũng cảm và sự tôn trọng. Tuy nhiên, các trường hợp được chúng tôi ghi nhận đã dẫn đến những điều xảy ra với ông George Floyd”, ông Garland phát biểu trong buổi họp báo.
Vì những phát hiện mới trên, thị trưởng Jacob Frey cùng các quan chức thành phố sẽ phải chấp nhận việc một thẩm phán liên bang giám sát quá trình cải tổ MPD. Quá trình này có thể sẽ phải kéo dài nhiều năm.
Cựu cảnh sát Mỹ bị tuyên 21 năm tù trong vụ George Floyd
Ngày 7-7-2022, cựu cảnh sát Mỹ Derek Chauvin đã bị một tòa án liên bang nước này tuyên phạt 21 năm tù vì tội vi phạm quyền công dân của người đàn ông da màu George Floyd.
Trước đó, cựu cảnh sát thành phố Minneapolis thuộc bang Minnesota của Mỹ này đã bị cáo buộc vi phạm quyền công dân trong vụ bắt giữ ông Floyd vào ngày 25-5-2020.
Trong quá trình khống chế ông Floyd, Chauvin đã ghì đầu gối của mình lên cổ người đàn ông gốc Phi suốt 9 phút 29 giây, khiến ông Floyd chết ngay sau đó.
Bản án trên sẽ áp dụng đồng thời với án phạt 22,5 năm tù mà một tòa án cấp bang đã tuyên với Chauvin vì tội giết người cấp độ 2 và 3 cũng như tội ngộ sát cấp độ 2. Chauvin sẽ được di lý từ một nhà tù bang sang nhà tù liên bang.
Tin buồn cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 2.3 đã kêu gọi tòa thượng tố bác bỏ tuyên bố của cựu Tổng thống Donald Trump rằng ông có quyền miễn trừ trước các vụ kiện liên quan đến vụ bạo loạn ở Điện Capitol.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong một sự kiện hồi cuối tháng 2 ở Ohio. Ảnh REUTERS
AFP đưa tin Bộ Tư pháp Mỹ ngày 2.3 cho rằng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể bị cảnh sát và những người đã bị thương trong vụ bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6.1.2021 kiện.
Ý kiến này được đưa ra trong văn bản chính thức được Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình lên tòa án liên bang ở Washington. Theo đó, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng dù tổng thống có quyền miễn trừ tuyệt đối đối với các hoạt động chính thức khi đương nhiệm, tổng thống vẫn có thể bị kiện vì các hành vi được đánh giá rõ ràng là nằm ngoài nhiệm vụ chính thức của mình.
Văn bản được đệ trình theo yêu cầu của Tòa Thượng tố Quận Columbia, nơi đang xét xử đơn kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại của 2 sĩ quan cảnh sát và 11 nghị sĩ trong vụ tấn công ở Điện Capitol. Tòa đã yêu cầu Bộ Tư pháp nêu quan điểm trong lúc cân nhắc có cho phép các đơn kiện dân sự liên quan đến vụ bạo loạn nhắm vào ông Trump hay không.
Lời chứng gây sốc: Ông Trump định lái Limousine đến tham gia bạo loạn Capitol, biết người ủng hộ có súng nhưng mặc kệ
Cựu Tổng thống Trump, người bị kiện cùng với những nhân vật chủ chốt khác bị buộc tội kích động vụ tấn công, tuyên bố ông không thể bị kiện nhờ quyền miễn trừ tuyệt đối của mình.
Bộ Tư pháp nói cựu Tổng thống Trump tuyên bố quyền miễn trừ với lập luận rằng những phát biểu của ông trước và trong cuộc tấn công là "bài phát biểu về các vấn đề công chúng quan tâm", vốn thuộc nhiệm vụ chính thức của ông, ngay cả khi bài phát biểu đó có thể bị coi là kích động bạo lực.
Bộ Tư pháp Mỹ đã kêu gọi tòa án bác bỏ lập luận của ông Trump. "Là lãnh đạo quốc gia và nguyên thủ quốc gia, tổng thống có quyền lực phi thường trong việc nói chuyện với người dân của mình và thay mặt họ. Nhưng chức năng truyền thống đó là giao tiếp và thuyết phục công chúng, không phải kích động bạo lực", theo Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp cũng lưu ý rằng tổng thống không có quyền miễn trừ toàn diện đối với bài phát biểu tranh cử. Điều này cho thấy bài phát biểu của ông Trump vào ngày xảy ra bạo loạn, chủ yếu là để bác bỏ thất bại của ông trong cuộc bầu cử tổng thống hai tháng trước đó, cũng thuộc loại tương tự.
Bộ Tư pháp Mỹ cũng cho biết họ không bình luận về việc liệu ông Trump có kích động bạo lực hay không mà chỉ nói rằng cựu Tổng thống Trump không có quyền miễn trừ đối với hành động của mình.
Mỹ cáo buộc đối tượng âm mưu thiết lập cơ sở huấn luyện khủng bố Ngày 26/8, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo một người đàn ông ở bang New Mexico bị cáo buộc âm mưu thiết lập một trung tâm huấn luyện cho những đối tượng chiến đấu cho tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Cảnh sát làm nhiệm vụ tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo thông báo...