Bộ Tư pháp Mỹ thừa nhận cảnh sát Cleveland vi phạm Hiến pháp
Người đứng đầu ngành tư pháp Mỹ công bố tình trạng lạm dụng vũ lực trong lực lượng thưc thi pháp luật Mỹ.
Bộ Tư pháp Mỹ Eric Holder vừa khẳng định, công tác điều tra cho thấy cảnh sát Cleveland (bang Ohio) lạm quyền một cách có hệ thống, đi ngược lại Hiến pháp của nước này.
Cảnh sát Mỹ và người biểu tình (ảnh: Reuters)
Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder phát biểu tại một cuộc họp báo vào hôm 4/12: “Sau một cuộc thanh tra toàn diện và độc lập… chúng tôi đã xác định được rằng có lý do hợp lý để tin rằng lực lượng cảnh sát Cleveland đã thường xuyên có hành vi sử dụng vũ lực một cách thái quá, vi phạm Tu chính án thứ 4 của Hiến pháp Mỹ”.
Tu chính án này bảo đảm bảo vệ công dân Mỹ trước “các cuộc lục soát và bắt bớ vô lý”.
Video đang HOT
Ông Holder nói rằng Bộ Tư pháp Mỹ phát hiện những yếu kém có “hệ thống” trong cách hành xử của cảnh sát Cleveland, bao gồm việc thiếu trách nhiệm, chính sách kém hiệu quả, và việc thiếu gắn bó với cộng đồng.
Theo vị bộ trưởng, Bộ Tư pháp Mỹ sẽ làm việc với thị trưởng Cleveland, Frank Jackson, nhằm giải quyết vấn đề trên một cách toàn diện.
Ông Holder hiện đang tiến hành các cuộc họp bàn tròn tại nhiều nơi ở Mỹ nhằm ứng phó với các cuộc biểu tình phản đối cảnh sát Mỹ lạm quyền.
Các cuộc biểu tình bùng phát ở Mỹ trong thời gian vừa qua sau khi các bồi thẩm đoàn ra phán quyết không kết tội viên cảnh sát Daniel Pantaleo đã làm chết ngạt Eric Garner, một người Mỹ gốc Phi vào tháng 7, và không truy tố viên cảnh sát Darren Wilson vì đã bắn chết một thanh niên da màu tên là Michael Brown hồi tháng 8.
Hôm 4/12, Bộ trưởng Holder cũng tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về quyền dân sự trong vụ Garner tử vong./.
Theo_VOV
Các cuộc biểu tình tiếp tục bùng phát tại Mỹ
Hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại quảng trường Thời đại để phản đối phán quyết của bồi thẩm đoàn New York.
Biểu tình lại bùng phát tại New York, Mỹ sau khi một bồi thẩm đoàn tại thành phố này ngày 3/12 tuyên bố không khởi tố đối với một sỹ quan cảnh sát bị cáo buộc ngộ sát trong vụ bắt giữ một người da màu bán thuốc lá trái phép, khiến người này tử vong. Vụ việc xảy ra khi làn sóng biểu tình trên khắp nước Mỹ về vụ cảnh sát bắn chết 1 thanh niên da màu tại Ferguson mới tạm lắng xuống.
Theo đó, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung tại quảng trường Thời đại để phản đối phán quyết của bồi thẩm đoàn tại New York không khởi tố đối với một sỹ quan cảnh sát bị cáo buộc ngộ sát trong vụ bắt giữ Eric Garner và khiến người này tử vong khi bị khống chế kẹp cổ.
Đám đông tuần hành phản đối phán quyết của bồi thẩm đoàn New York (Ảnh: BBC)
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay lập tức đã lên tiếng về vụ việc và cho rằng hành động này cho thấy những vấn đề to lớn mà những người thiểu số đang đối mặt với lực lượng thực thi pháp luật tại Mỹ.
"Với tư cách là Tổng thống của Mỹ, tôi có thể cam kết rằng tất cả mọi người trên đất nước này có thể tin tưởng vào các nguyên tắc cốt lõi và tất cả chúng ta đều bình đẳng trước pháp luật", Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết.
Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio thì gọi phán quyết của bồi thẩm đoàn là "điều mà nhiều người trong thành phố này không muốn" và kêu gọi người dân phản ứng "trong hòa bình và xây dựng".
"Mọi người cần phải lắng nghe, bởi bạo lực hay phá hoại không mang chúng ta đến gần một cộng đồng tốt đẹp hơn. Điều duy nhất chúng ta nên làm là biểu tình trong ôn hòa", ông Bill Blasio nói.
Trong đoạn video được một nhân chứng ghi lại, Eric Garner nói rằng không muốn bị còng tay. Và Sỹ quan Pantaleo đã phản ứng lại bằng cách đè Garner xuống và dùng tay kẹp cổ - một hành động đã bị sở cảnh sát New York cấm. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Garner tử vong do "ngực bị chèn ép trong quá trình xô xát với cảnh sát". Tuy nhiên, báo cáo cũng khẳng định các yếu tố khác như bệnh hen suyễn của Eric Garner cũng là tác nhân gây tử vong.
Quyết định không khởi tố sỹ quan Daniel Pantaleo được đưa ra chỉ một tuần sau khi bồi thẩm đoàn tại bang Missouri cũng không khởi tố một sỹ quan đã nổ súng làm thiếu niên da màu M. Brown thiệt mạng, châm ngòi cho những bạo loạn tại thị trấn Ferguson và biểu tình khắp nước Mỹ./.
Quỳnh Anh
Theo_VOV
Đức sẽ xét xử gần 300 người liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo Theo Bộ trưởng Tư pháp Đức, đây là dấu hiệu chứng tỏ luật chống khủng bố của Đức đang phát huy tác dụng và hiện chưa cần những dự luật mới. Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas ngày 1/12 tuyên bố, gần 300 người sẽ bị đưa ra xét xử tại Đức vì hỗ trợ hoặc có liên quan đến tổ chức...