Bộ Tư pháp Mỹ công bố báo cáo điều tra vụ xả súng tại trường học ở Texas
Ngày 18/1, Bộ Tư Pháp Mỹ đã công bố báo cáo xác định cảnh sát bang Texas đã có “những thất bại nghiêm trọng” trong ứng phó với vụ xả súng tại trường tiểu học Robb khiến ít nhất 21 người thiệt mạng.
Lực lượng thực thi pháp luật Mỹ được triển khai tại hiện trường vụ xả súng đẫm máu ở trường tiểu học Robb của thị trấn Uvalde, bang Texas (Mỹ), ngày 24/5/2022. Ảnh: AP/TTXVN
Trong báo cáo dài 550 trang, các nhà điều tra cho rằng trong vụ việc trên, lẽ ra cảnh sát phải lập tức nhận biết đang có một tay súng trong trường học. Báo cáo xác định “những thất bại liên tiếp” của cơ quan chức năng khi phản ứng với vụ việc. Trong đó, cảnh sát đã chậm trễ trong việc khống chế tay súng, hành động “thiếu khẩn cấp” khi lập một trạm chỉ huy và truyền đạt thông tin không chính xác đến gia đình nạn nhân.
Cảnh sát thị trấn Uvalde cũng như giới chức lãnh đạo địa phương cũng chịu nhiều áp lực trước thông tin cho rằng hơn chục cảnh sát đã chờ hơn 1 giờ đồng hồ bên ngoài các lớp học, nơi xảy ra vụ xả súng, mà không triển khai bất kỳ hành động nào. Tháng 7/2022, các nhà lập pháp bang Texas công bố báo cáo cho biết đã có tổng cộng 376 nhân viên thực thi pháp luật, bao gồm lực lượng biên phòng, cảnh sát địa phương, cảnh sát bang, cảnh sát thành phố cùng nhiều lực lượng tinh nhuệ đã tham gia ứng phó trong vụ xả súng. Tuy nhiên, tình hình được cho là rất hỗn loạn do cách tiếp cận “thiếu quyết đoán” trước hung thủ. Gần 77 phút sau khi đến hiện trường lực lượng thực thi pháp luật mới tiêu diệt được hung thủ. Tháng 10/2022, Học khu Độc lập Hợp nhất Uvalde thông báo đã đình chỉ một số sĩ quan cảnh sát chịu trách nhiệm về an ninh, an toàn tại một số khu vực trường công lập thuộc phạm vi trách nhiệm.
Video đang HOT
Tại cuộc họp báo ở Texas ngày 18/1, Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ Merrick Garland nhấn mạnh lẽ ra cộng đồng phải được cung cấp thông tin nhiều hơn từ các nhân viên thực thi pháp luật trước và sau vụ xả súng. Bà Kimberly Mata-Rubio, mẹ của một học sinh thiệt mạng tại trường tiểu học Robb, bày tỏ “hy vọng những thất bại kể trên sẽ chấm dứt ngay từ ngày hôm nay”.
Tháng 5/2022, một thiếu niên đã xả súng tại trường tiểu học Robb ở thị trấn Uvalde làm 2 giáo viên và 19 học sinh thiệt mạng. Đây được coi là thảm kịch xả súng trường học tồi tệ nhất tại Mỹ thập kỷ vừa qua. Thủ phạm sau đó đã bị cảnh sát tiêu diệt.
Bạo lực súng đạn đang trở thành vấn nạn nhức nhối tại Mỹ, quốc gia với hơn 33% số người trưởng thành sở hữu súng, trong khi các quy định mua bán súng trường độ sát thương cao còn khá lỏng lẻo. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy đa số cử tri ở Mỹ ủng hộ thắt chặt kiểm soát việc sử dụng và mua bán súng đạn. Tháng 6/2022, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật về kiểm soát súng đạn nhằm siết chặt kiểm tra lý lịch của những người mua súng trẻ tuổi, cũng như mở rộng luật cho phép tòa án tạm thời tước quyền sở hữu súng đạn của những đối tượng có khả năng gây nguy hiểm cho chính mình và người khác.
Trong một tuyên bố ngày 18/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục hoan nghênh luật kể trên, đồng thời kêu gọi Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua các luật khác về an toàn súng đạn nhằm ngăn chặn ngay từ đầu các vụ xả súng tương tự.
Tòa phúc thẩm giữ nguyên hiệu lực của lệnh cấm vũ khí tấn công tại bang California
Ngày 28/10, một tòa phúc thẩm của Mỹ tuyên bố lệnh cấm vũ khí tấn công của bang California vẫn có hiệu lực, trong khi Tổng chưởng lý bang Rob Bonta kháng cáo quyết định của tòa án cấp thấp hơn cho rằng lệnh cấm trong vòng 30 năm này là vi hiến.
Súng được bày bán tại cửa hàng ở Costa Mesa, bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hội đồng thẩm phán Tòa án lưu động số 9 của Mỹ đã không công nhận tính hiệu lực của phán quyết do Thẩm phán Roger Benitez tại San Diego ban hành vào tuần trước khi vụ việc vẫn đang được xem xét. Tòa vẫn bảo lưu hiệu lực lệnh cấm vũ khí tấn công của bang California, đồng thời trích dẫn toàn bộ kết luận của tòa trong một trường hợp tương tự cho thấy bang này "sẽ chịu thiệt hại không thể khắc phục được nếu bãi bỏ lệnh cấm".
Hội đồng thẩm phán của Tòa lưu động cũng nhất trí sẽ nhanh chóng xem xét kháng cáo của Tổng chưởng lý Rob Bonta, trong đó ủng hộ luật cấm súng đạn.
Tổng chưởng lý Bonta đã hoan nghênh phán quyết của tòa. Ông cho rằng vũ khí tấn công không được phép hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời đề cập đến hậu quả vụ xả súng hàng loạt hồi đầu tuần này tại thành phố Lewiston, bang Maine, khiến 18 người thiệt mạng và 13 người bị thương.
Vào ngày 19/10 vừa qua, là người đứng về phía những người ủng hộ quyền sử dụng súng, Thẩm phán Benitez ra phán quyết cho rằng lệnh cấm vũ khí tấn công đã tước đoạt quyền sở hữu các loại súng bán tự động như AR-15 của những công dân tuân thủ luật pháp, vi phạm Tu chính án thứ hai của Hiến pháp Mỹ.
Năm 1989, California trở thành bang đầu tiên của Mỹ cấm vũ khí tấn công. Động thái này diễn ra sau vụ nổ súng tại một trường học khiến 5 học sinh thiệt mạng. Kể từ đó, bang California đã hạn chế sản xuất, phân phối, vận chuyển, nhập khẩu, bán hoặc sở hữu các loại súng thuộc diện "vũ khí tấn công" theo quy định. Những loại súng như vậy được định nghĩa là súng có cải tiến kết cấu nhất định có thể gây nguy hiểm cho cộng đồng và dễ bị các đối tượng xấu sử dụng cho mục đích phạm tội.
Xả súng tại Mỹ: Cảnh sát bao vây nhà của gia đình nghi phạm Ngày 26/10, cảnh sát Mỹ đã bao vây nhà riêng của gia đình nghi phạm vụ xả súng tại thành phố Lewiston, bang Maine. Theo thông tin mới nhất của chính quyền thành phố, có 18 nạn nhân thiệt mạng và 13 người bị thương trong vụ tấn công này. Cảnh sát phong tỏa tuyến đường dẫn tới quán bar Schemengee ở thành...