Bộ Tư pháp Mỹ công bố báo cáo điều tra cảnh sát bạo hành
Cảnh sát TP Baltimore (bang Maryland) đã xâm phạm có hệ thống các quyền hiến định của người dân, đặc biệt là người Mỹ gốc Phi ở Baltimore.
Đây là kết luận trong báo cáo điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ dày 163 trang được công bố tại cuộc họp báo ở Baltimore ngày 10-8 (giờ địa phương).
Baltimore là TP có 620.000 dân với phần lớn là dân da màu. Ngày 19-4-2015, thanh niên người Mỹ gốc Phi Freddie Gray (25 tuổi) đã trút hơi thở cuối cùng vì đốt sống cổ bị gãy một tuần trước. Chấn thương do cảnh sát gây ra khi còng tay anh ra sau lưng khi giải lên xe.
Cái chết tức tưởi này đã gây ra làn sóng bạo động dữ dội tại Baltimore (ảnh), từ đó dẫn đến làn sóng phản đối cảnh sát bạo hành khắp nước Mỹ. Đi đầu phản đối cảnh sát là phong trào “Black lives matter”.
Video đang HOT
Bộ Tư pháp đã mở cuộc điều tra ngay sau cái chết của Freddie Gray. Thay vì tập trung vào bối cảnh gây ra cái chết của Freddie Gray, các nhân viên điều tra xem xét toàn cục lề lối làm việc thường ngày của cảnh sát Baltimore so với hiến pháp.
Họ đã bỏ ra hơn một năm hỏi han người dân Baltimore, các sĩ quan cảnh sát, công tố viên, luật sư và các đại biểu cử tri tại địa phương. Họ cũng tham gia các cuộc tuần tra của cảnh sát, tham khảo hồ sơ và đơn kiện.
Báo cáo điều tra công bố ngày 9-8 đánh giá cảnh sát Baltimore có thói quen khám xét và bắt giữ trái hiến pháp, kiểm tra giao thông mà không tôn trọng quyền tự do ngôn luận vốn được điều sửa đổi thứ nhất của hiến pháp Mỹ bảo vệ.
Những hành vi này đã được áp dụng không công bằng với người Mỹ gốc Phi ở Baltimore. Thế nhưng cảnh sát lại không chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của họ. Cuối tháng 7, kết quả truy tố đối với ba cảnh sát liên quan đến cái chết của anh Freddie Gray đã bị hủy do cơ quan công tố không tìm ra chứng cứ.
Theo báo cáo, cảnh sát Baltimore đã sử dụng vũ lực thái quá. Báo cáo nêu: “Khuynh hướng hay thói quen này là hiện tượng xảy ra do tình hình sa sút có hệ thống trong Sở Cảnh sát Baltimore về đào tạo, giám sát, quy trách nhiệm…”.
CNN đưa tin các cuộc điều tra tương tự đang được thực hiện ở Chicago, San Francisco và Ferguson. Bộ Tư pháp dự kiến qua báo cáo này sẽ xúc tiến thông qua chỉ thị bắt buộc cảnh sát phải cam kết cải thiện cách thức hoạt động, nếu không sẽ bị truy tố ở cấp liên bang.
KHA LY
Theo PLO
Sốc: Hàng nghìn người Nga đòi Thủ tướng Medvedev từ chức
Vụ Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev khuyến khích một giảng viên có thu nhập thấp bỏ nghề để tìm việc làm khác vẫn tiếp tục "gây bão" tại nước này, khi hàng nghìn người đòi đồng minh thân thiết của Tổng thống Putin phải từ chức.
Ông Medvedev "gây bão" vì lời khuyên quá... chân thành
Theo thống kê, đến ngày 5-8 đã có tới hơn 168.000 người Nga ký và đơn kiến nghị trực tuyến để đòi ông Medvedev rời ghế thủ tướng.
Mọi việc bắt đầu khi một giảng viên đại học ở vùng Dagestan nghèo đói tham gia diễn đàn giáo dục dành cho giới trẻ hôm 2-8, và đặt câu hỏi tại sao những người làm nghề "chèo đò qua sông" ở Nga lại chỉ được nhận tiền lương bằng phân nửa cảnh sát.
Vậy nhưng, thay vì khuyên nhủ hay an ủi người giảng viên đó, Thủ tướng Nga Medvedev lại cho rằng người này đừng nên so sánh, và nghề giáo không phải dành cho những đối tượng muốn kiếm tiền nhanh chóng. Do vậy, ông Medvedev đã "khuyên" những ai đang đứng trên bục giảng mà muốn giàu nhanh thì nên tìm công việc khác.
Sự việc trên đã gây ra "cơn bão" thực sự trong dư luận Nga, khiến gần 170.000 người tức giận và ký tên vào đơn kiến nghị trên trang change.org để đòi Tổng thống Nga Putin cách chức đồng minh thân thiết của ông.
Theo An Ninh Thủ Đô
Mỹ sắp hứng động đất 9,3 độ richter, gây sóng thần Một trận động đất cường độ 9,3 độ richter đủ để gây ra sóng thần có thể sắp tấn công bờ biển phía tây nước Mỹ. Trang tin Express cho biết, dự báo trên được đưa ra sau khi khu vực California (Mỹ) hứng 10 trận động đất có cường độ trung bình trong 10 ngày qua, tất cả đều nằm trong bán...