Bộ Tư pháp muốn Mỹ thay Trump làm bị đơn vụ kiện hiếp dâm
Bộ Tư pháp đang tìm cách để chính phủ Mỹ thay thế Trump làm bị đơn trong vụ một phụ nữ kiện Tổng thống tội cưỡng hiếp.
Sau khi tòa án bang New York bác yêu cầu trì hoãn xét xử vụ nữ nhà văn E. Jean Carroll kiện Trump tội cưỡng hiếp, các luật sư của Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) hôm 8/9 đã đệ đơn chuyển vụ kiện sang tòa án liên bang và yêu cầu nước Mỹ thay thế Tổng thống làm bị đơn theo Luật Westfall. Điều này nghĩa là chính phủ liên bang chứ không phải Trump có thể phải bồi thường cho nguyên đơn nếu thua kiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời phỏng vấn trong phòng Bầu dục ở Nhà Trắng hôm 11/12/2018. Ảnh: Reuters.
Việc chuyển vụ kiện và thay thế bị đơn rất phức tạp, ít nhất tại thời điểm này, khi Carroll yêu cầu cho phép lấy mẫu ADN của Trump để xác định nó có khớp với mẫu ADN nam giới chưa xác định được tìm thấy trên chiếc váy mà bà đã mặc trong ngày bị tấn công tình dục hay không, đồng thời yêu cầu Tổng thống ra tòa đối chất.
Các luật sư của DOJ lập luận Bộ có quyền tiếp nhận vụ án bởi “Tổng thống đã hành động trong phạm vi quyền hạn của mình” khi trả lời những cáo buộc này trong họp báo.
Năm ngoái, Trump bác bỏ cáo buộc của Carroll rằng ông đã cưỡng hiếp bà trong một cửa hàng sang trọng ở New York vào giữa thập niên 1990, gọi đó là những lời “hoàn toàn sai sự thật” và ông “chưa từng gặp người này trong đời”. Còn Carroll cho rằng phủ nhận của Trump, bao gồm việc buộc tội bà “dối trá” để quảng cáo bán hồi ký, đã làm mất danh dự và ảnh hưởng tới sự nghiệp của mình.
Video đang HOT
Nhà Trắng cũng lặp lại lời biện hộ của DOJ.
“Năm ngoái, Tổng thống đã kịch liệt phủ nhận cáo buộc của Jean Carroll về sự việc xảy ra 25 năm trước”, một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho hay. “Tổng thống đã hành động trong phạm vi quyền hạn của mình khi công khai hồi đáp cáo buộc sai lầm này”.
Roberta Kaplan, luật sư của Carroll, cho rằng phản biện trên “gây sốc”.
“Nỗ lực của Trump nhằm sử dụng quyền lực của chính phủ Mỹ để trốn tránh trách nhiệm về những hành vi sai trái cá nhân là chưa từng có tiền lệ”, bà nói. “Hành động hôm nay chứng minh Trump sẽ làm mọi thứ có thể, bao gồm sử dụng toàn bộ quyền lực của chính phủ liên bang, để ngăn chặn xét xử vụ án của tôi trước cuộc bầu cử đang diễn ra ,ngăn cản bồi thẩm đoàn quyết định đâu là bên dối trá”.
Thẩm phán liên bang sẽ là người quyết định có giữ hồ sơ vụ án lại tòa liên bang và cho phép Bộ Tư pháp trở thành bị đơn hay không. Carroll cũng đệ đơn kiện Trump tội phỉ báng, muốn ông bồi thường và rút lại tuyên bố xúc phạm mình.
E. Jean Carroll trò chuyện với phóng viên ngoài tòa án ở New York hồi tháng 3. Ảnh: AP.
Động thái bảo vệ Trump bằng tiền thuế của người dân diễn ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp đang bị chỉ trích đã hành động vì lợi ích cá nhân của Tổng thống. Yêu cầu và khả năng thay đổi luật sư có thể tiếp tục khiến vụ kiện bị trì hoãn, thậm chí bị xóa bỏ.
Nếu Bộ Tư pháp được tiếp nhận vụ kiện, điều đó đồng nghĩa với việc chấm dứt vụ kiện của Carroll vì chính phủ liên bang không thể bị kiện vì tội phỉ báng, theo giáo sư Steve Vladeck, đại học luật Texas.
Trump kêu gọi xét nghiệm ma túy trước khi tranh luận với Biden
Trump nói sẽ đề nghị xét nghiệm ma túy trước cuộc tranh luận đầu tiên với Joe Biden, nghi ngờ đối thủ dùng ma túy để tăng hiệu suất.
Trả lời phỏng vấn Washington Examiner tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, hôm 26/8, Tổng thống Mỹ cho biết ông "bất ngờ" nhận thấy nhận sự cải thiện hiệu suất tranh luận của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc tranh luận với Thượng nghị sĩ Bernie Sanders hồi tháng ba. Tổng thống Mỹ nghi ngờ đây có thể là kết quả của một loại ma túy, nhưng không đưa ra bằng chứng cho phán đoán trên.
"Chẳng ai nghĩ ông ấy thậm chí sẽ giành chiến thắng. Vì màn tranh luận của ông ấy quá tệ. Thành thật mà nói, cuộc tranh luận tốt nhất của ông ấy là chống lại Bernie. Nhân đây, chúng tôi sẽ kêu gọi xét nghiệm ma túy", Trump nói.
Tổng thống Mỹ Trump tại họp báo ở Nhà Trắng, hôm 23/8. Ảnh: Reuters.
"Ông ấy không phải là Winston Churchill và đó là một cuộc tranh luận bình thường, nhàm chán. Nhưng bạn biết đấy, không có gì không thể xảy ra. Và chúng tôi sẽ kêu gọi xét nghiệm ma túy", Tổng thống Mỹ nói thêm, đề cập tới cựu thủ tướng Anh Churchill, người nổi tiếng với tài hùng biện.
Joe Biden đã tham gia 11 cuộc tranh luận sơ bộ trong cuộc đua trở thành ứng viên tổng thống đảng Dân chủ và cuộc tranh luận với Thượng nghị sĩ Bernie Sanders diễn ra vào ngày 15/3.
"Ý của tôi là, nếu các bạn xem lại một số cuộc tranh luận đó, ông ấy thật tệ. Ông ấy thậm chí còn nói không mạch lạc, mà vẫn thắng được Bernie. Và chúng tôi đang kêu gọi xét nghiệm ma túy", Trump nói, thêm rằng ông rất tự tin vì "khá giỏi trong lĩnh vực này".
Trump và Biden sẽ chuẩn bị cho cuộc tranh luận đầu tiên của cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay tại Đại học Case Western Reserve, Cleveland, bang Ohio, vào ngày 29/9. Tuy nhiên, Trump không nói rõ khi nào sẽ đưa ra yêu cầu về việc kiểm tra ma túy, cũng như kiểm tra đối với ai.
Chiến dịch tranh cử của Biden chưa bình luận về thông tin trên. Kết quả thăm dò mới nhất của Morning Consult, công ty có trụ sở ở Washington D.C, Mỹ, hôm 24/8 cho thấy Biden đang dẫn trước Trump 10 điểm phần trăm trên cả nước về tỷ lệ ủng hộ, tương ứng 52% và 42%.
Khoảng cách lớn hơn so với thời điểm sau Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ vào năm 2016, khi ứng viên lúc đó là Hillary Clinton chỉ dẫn trước Trump 3 điểm phần trăm. Tuy nhiên, những người ủng hộ Trump vẫn tin tưởng ông có lợi thế so sánh với cựu phó tổng thống.
Chị gái nói Trump 'không có nguyên tắc' Maryanne Trump Barry, chị của Tổng thống Mỹ Trump, phản đối nhiều chính sách mà em trai đưa ra, cho rằng ông "không có nguyên tắc". Trong các đoạn hội thoại với Maryanne Trump Barry được Mary Trump, cháu gái của Tổng thống Donald Trump, thu âm bí mật vào năm 2018 và 2019, chị ông đã tỏ ra rất ngạc nhiên trước...