Bộ Tư pháp “lên tiếng” về siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Bộ Tư pháp cho rằng, nếu văn bản đã phát hành sử dụng dấu chữ ký của người có thẩm quyền ký nhưng người đó vắng mặt và không ký trực tiếp vào bản gốc văn bản lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức thì không phù hợp với quy định của pháp luật.
Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm pháp luật, Bộ Tư Pháp vừa có văn bản trả lời đơn khiếu nại kiến nghị của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước.
Theo đó, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) nhận được văn bản của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước về việc hướng dẫn xác định hiệu lực pháp lý của việc sử dụng dấu, chữ ký.
Theo văn bản của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước nêu “đến ngày 14.7.2018 ông L.Fernando Requana.P.E (trưởng đoàn tư vấn giám sát hợp đồng) đã không còn ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ đó đến nay Đoàn tư vấn giám sát hợp đồng đã phát hành hơn 30 văn bản liên quan đến dự án gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với việc đóng dấu chữ ký của ông L.Fernando Reauena.P.E”.
Dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng tại TPHCM “đắp chiếu” từ tháng 4.2018 đến này vì nhiều vướng mắc chưa được giải quyết.
Về việc này, Cục Kiểm tra Văn bản QPPL nêu rõ: “Với những quy định của pháp luật, có cơ sở để cho rằng, nếu văn bản đã phát hành sử dụng dấu chữ ký của người có thẩm quyền ký nhưng người đó vắng mặt và không ký trực tiếp vào bản gốc văn bản lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức thì không phù hợp với quy định của pháp luật”.
Trước đó, các cơ quan chức năng phát hiện ông L. Fernando Requena, P.E, Trưởng Đoàn Tư vấn tự ý rời Việt Nam từ ngày 14.7. Trung tâm chống ngập đã yêu cầu liên danh Tư vấn giám sát hợp đồng giải thích về chữ ký của vị trưởng Đoàn tư vấn người nước ngoài xuất hiện trên hàng chục văn bản gửi UBND TP.HCM và các cơ quan chức năng.
Trong văn bản giải thích, liên danh Tư vấn giám sát hợp đồng thừa nhận đã sử dụng chữ ký đóng dấu nhưng biện minh rằng vị trí Trưởng Đoàn tư vấn chỉ có 7 tháng công trên tổng số 24 tháng thi công và 30 tháng bảo hành (54 tháng) của dự án không thể có mặt thường xuyên và phải chỉ đạo từ xa qua email, fax… nên bộ phận thường trực phải sử dụng chữ ký dấu.
Tư vấn giám sát hợp đồng cho rằng nếu muốn Trưởng Đoàn tư vấn làm việc 100% thời gian, TP phải bố trí thêm ngân sách để trả lương, chi phí ăn ở, đi lại… Hiện nay, số tiền thù lao mà UBND TPHCM phải trả cho ông L. Fernando Requena, P.E, là hơn 363 triệu đồng/tháng (gấp hơn 5 lần Phó Trưởng Đoàn tư vấn người Việt Nam) cùng các khoản tiền công tác phí hơn 820 triệu đồng.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM vừa yêu cầu lần thứ tư bà Phạm Xuân Lộc Thảo, thư ký phiên dịch văn phòng dự án (người liên quan đến vụ việc đoàn tư vấn này tố bị người khác đe dọa khiến họ phải rút nhân sự tham gia đoàn hồi cuối tháng 9) đến làm việc. Trước đó, Công an TP.HCM đã ba lần mời bà Thảo đến làm việc (ba lần đều trong tháng 10) nhưng bà Thảo vẫn chưa đến làm việc theo yêu cầu.
“Để đảm bảo quyền lợi trực tiếp của đoàn tư vấn và nhân viên đang làm việc tại dự án, Phòng Cảnh sát hình sự yêu cầu ban lãnh đạo đoàn tư vấn cử bà Thảo đến Phòng Cảnh sát hình sự để làm việc” – công văn của Công an TP.HCM ngày 14.11 nêu.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng là một trong những dự án trọng yếu cho chương trình đột phá giảm ngập nước của TP.HCM.
Dự án sẽ giúp kiến tạo sự đổi thay hạ tầng và nâng cao chất lượng sống cho gần 7 triệu người dân của khu vực 570 km2 thuộc bờ hữu sông Sài Gòn (quận 1, 4, 7, 8 và huyện Bình Chánh, Nhà Bè). Dự án được chia làm 7 hạng mục quan trọng gồm 6 cống kiểm soát triều siêu lớn (Bến Nghé – Tân Thuận – Phú Xuân – Mương Chuối – Cây Khô – Phú Định) và 7 km đê kè cùng các cống nhỏ bảo vệ những khu vực xung yếu.
Theo UBND TP.HCM, sau khi hoàn thành, dự án sẽ đạt được nhiều mục tiêu quan trọng chống ngập do triều, điều tiết mực nước kênh rạch, hỗ trợ cải thiện quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ về tổng thể hệ thống thoát nước TP, bảo đảm giao thông thủy và cải tạo cảnh quan, môi trường.
Theo Danviet
Kiến nghị Thủ tướng sớm giải quyết dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TPHCM tạm ngưng thi công từ tháng 4/2018 vì gặp vướng mắc trong thủ tục tái cấp vốn. Do đó, UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm chủ trì cuộc họp để giải quyết các vướng mắc, triển khai dự án đúng tiến độ.
UBND TPHCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết dự án chống ngập do triều có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trị giá gần 10.000 tỷ đồng đang tạm ngưng thi công.
Theo UBND TP, đây là dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết ngập cho thành phố.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TPHCM chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng và thủ tục tái cấp vốn
Vì vậy, UBND TP kiến nghị và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trì cuộc họp trong thời gian sớm nhất với các bộ ngành liên quan, TPHCM và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan cho UBND TP và chủ đầu tư để đảm bảo dự án triển khai đúng quy định, đáp ứng tiến độ, đạt chất lượng.
TPHCM đề xuất các bộ, ngành tham gia họp gồm: Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng Kiểm tra công tác nghiệm thu Công trình xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Liên quan đến việc thi công dự án, vào tháng 5/2018, Tư vấn giám sát hợp đồng BT có ý kiến, việc sử dụng tiêu chuẩn vật liệu chế tạo, lắp đặt cơ khí cửa van thép không thống nhất từ thiết kế cơ sở đến thiết kế bản vẽ thi công và thực tế thi công; nhà đầu tư sử dụng các tiêu chuẩn vật liệu khác với tiêu chuẩn đã được duyệt, nhưng chưa được UBND TP chấp thuận.
UBND TP đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tư vấn giám sát hợp đồng và các sở ngành, đơn vị liên quan rà soát, tham mưu về vấn đề này, nếu đúng thì xác nhận khối lượng.
Hiện nay, chính quyền thành phố chỉ đạo các quận huyện khẩn trương thực hiện hoàn tất công tác bồi thường giải phóng, bàn giao mặt bằng để đảm bảo thi công, tiến độ dự án.
Dự án bị ảnh hưởng bởi 236 hộ gia đình và 29 tổ chức, doanh nghiệp. Hiện nay, 154 hộ và 25 tổ chức, doanh nghiệp đã bàn giao mặt bằng.
Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết TPHCM đảm bảo dự án được sử dụng trong năm 2019
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 6 của UBND TP, Chánh Văn phòng UBND TP Võ Văn Hoan cho biết quá trình triển khai dự án chống ngập gặp những khó khăn nhất định, trong đó 2 vấn đề lớn nhất là bồi thường giải phóng mặt bằng và thủ tục thanh toán. Do đó, dự án không hoàn thành kịp tiến độ vào dịp 30/4/2018 như cam kết của nhà đầu tư với thành phố.
"Những dự án lớn như vậy khó khăn trong việc thanh toán là bình thường và hiện nay thành phố đã giải ngân gần như đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Việc giải ngân đã có hướng tháo gỡ. Vì vậy, nhà đầu tư phải hoàn thành hồ sơ khối lượng công việc thực hiện để được giải ngân nhiều hơn. Thành phố cam kết đến cuối năm 2019 sẽ đưa vào sử dụng toàn bộ dự án", ông Hoan nói.
Tính đến ngày 31/7/2018, dự án đã thi công đạt 72% khối lượng. Tư vấn giám sát hợp đồng đã xác nhận giải ngân 3.483 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp là 3.232 tỷ đồng (tương đương 46,5%). Giá trị đã giải ngân (bao gồm tạm ứng) là 4.840 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 803 tỷ và vốn vay là 4.037 tỷ) và giá trị khối lượng hoàn thành là 5.690 tỷ đồng. Giá trị chưa được giải ngân là 850 tỷ đồng.
Như Dân trí đã thông tin, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Nam Sài Gòn đã ngừng giải ngân cho dự án do UBND TPHCM chưa ký xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân của dự án, để thực hiện thủ tục tái cấp vốn. Giải pháp này phù hợp với hợp đồng đã ký và để giải quyết dứt điểm thủ tục giữa BIDV và UBND TPHCM.
Nhà đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TPHCM (tập đoàn Trung Nam) cho biết việc chậm xác nhận báo cáo của UBND TPHCM đã xảy ra từ tháng 9/2017. Đến cuối tháng 4/2018, nhà đầu tư đưa ra giải pháp tạm ngưng thi công và gửi thông báo đến chính quyền TPHCM.
Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TPHCM được khởi công từ tháng 6/2016. Dự án bao gồm 6 cống kiểm soát triều lớn với khẩu độ từ 40-160m là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định. Ngoài ra, dự án chống ngập do triều còn có hạng mục đê bao ven sông Sài Gòn (từ Vàm Thuật đến Sông Kinh) dài 7,8km, bảo vệ các đoạn xung yếu, các cống nhỏ dưới đê với khẩu độ từ 1-10m.
Với mục tiêu chống ngập cho lưu vực rộng 570 km2 của TPHCM, dự án dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4/2018, song đã không về đích đúng hẹn vì các địa phương chậm bàn giao mặt bằng.
Dự án được xây dựng theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), UBND TPHCM sẽ thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất. Trường hợp giá trị quỹ đất nhỏ hơn giá trị dự án BT, TPHCM được phép thanh toán bằng ngân sách đối với phần chênh lệch.
Quốc Anh
Theo Dantrri
Dự án 10 ngàn tỷ: Liên danh tư vấn giám sát sử dụng con dấu không phù hợp Sáng 19.11, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết đã có báo cáo gửi UBND TP.HCM liên quan đến những vướng mắc trong Dự án ngăn triều, chống ngập 10 ngàn tỷ đồng. Trong báo cáo gửi UBND TP.HCM, Trung tâm đã báo cáo kết quả về việc kiến nghị Cục Kiểm tra văn...