Bộ Tư pháp hợp tác với GS Ngô Bảo Châu tìm cách giảm thủ tục hành chính
Sáng 11/9, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã có buổi tiếp Giáo sư Ngô Bảo Châu – Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM), bàn kế hoạch hợp tác giữa Bộ Tư pháp và Viện trong việc thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, vấn đề quản lý xã hội nói chung và thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính nói riêng là những vấn đề không chỉ liên quan đến khoa học xã hội mà còn liên quan đến lĩnh vực khoa học tự nhiên, trong đó có toán học cao cấp. Ứng dụng toán học cao cấp vào việc giải quyết các thủ tục hành chính đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và đem lại hiệu quả cao, bảo đảm sự tính toán lâu dài, bền vững và ổn định.
Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp giao Bộ Tư pháp chủ trì đề án. Tuy nhiên, để đề án được triển khai thành công, mang lại hiệu quả thiết thực chỉ sử dụng kiến thức về quản lý xã hội là chưa đủ, cần nghiên cứu, tìm tòi và có lộ trình hợp lý.
Với lý do đó, Bộ Tư pháp mong muốn nhận được sự hợp tác của các nhà khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán nhằm sớm đưa đề án vào thực hiện.
Nhận lời mời hợp tác trong triển khai thực hiện Đề án, Giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết: Mặc dù lĩnh vực toán học cao cấp không liên quan trực tiếp đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu và cấu trúc của mã số định danh cá nhân.
Video đang HOT
Tuy vậy, với vai trò là Giám đốc khoa học của Viện nghiên cứu toán cao cấp, Giáo sư Ngô Bảo Châu đánh giá cao tính khả thi của Đề án.
Giáo sư cho rằng, khó khăn trước mắt của các nhà toán học là phải hiểu rõ cơ chế cấp mã số; xây dựng thuật toán thích hợp với yêu cầu của Nhà nước; dự kiến cấu trúc dữ liệu; phương pháp nhập liệu; độ dài mã số thích hợp, ổn định…
Giáo sư Ngô Bảo Châu khẳng định: Viện sẽ tổ chức nhiều nhóm nghiên cứu chuyên sâu; trao đổi thường xuyên với Bộ Tư pháp thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm… Qua đó, nhóm nghiên cứu của Viện sẽ chọn ra cách làm và những mô hình khả thi nhất, thích hợp nhất với điều kiện của Việt Nam.
Mục tiêu của Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013- 2020 nhằm tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạt động quản lý Nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thông lệ quốc tế.
Đề án góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống – xã hội; đồng thời phát triển Chính phủ điện tử.
Theo Thê thao & Văn hóa/TTXVN
GS Ngô Bảo Châu nói về viện hàn lâm VN
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ về viện hàn lâm của Việt Nam, những đặc quyền đặc lợi ở viện toán cao cấp, những yếu tố làm người tài "ngại" trở về nước làm việc...
Chiều ngày 12/3, GS Ngô Bảo Châu đang công tác tại ĐH Chicago (Mỹ) về Việt Nam tham dự buổi họp báo về sự kiện "Cầu nối - Cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình" lần thứ 4 tại Đông Nam Á. Bên lề cuộc họp, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ với PV về hai viện hàn lâm của Việt Nam. Đó là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vừa đi vào hoạt động cuối tháng 2/2013.
GS Ngô Bảo Châu cho biết, trên thế giới, có nhiều mô hình viện hàn lâm khác nhau. Ở các nước như Pháp, Mỹ là những tổ chức cao quý, họ không tham gia vào quản lý khoa học.
Nước ta đổi tên hai cơ quan nghiên cứu khoa học thành viện hàn lâm, theo GS Châu hiểu, giống với mô hình Trung Quốc. Hai viện Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên bên họ cũng được gọi là viện hàn lâm. Tức là những viện nghiên cứu được gọi là viện hàn lâm. Ở Liên Xô cũ, mô hình của họ cũng có quyền lực lớn trong nghiên cứu khoa học.
GS. Ngô Bảo Châu trong một buổi giao lưu
"Việc đổi tên từ chỗ nọ sang chỗ kia không quan trọng lắm. Có thể đơn thuần là do nước ta nhiều viện, nên hai viện có quy mô lớn nhất muốn đặt tên khác để nói rõ vai trò. Tôi nghĩ, đổi tên không thay đổi được nhiều hiện thực nội dung", vị GS người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields nói.
Trả lời câu hỏi của PV về việc thu nhập có phải là yếu tố khiến khoa học nước ta không thu hút được người tài?
GS Châu nói: "Khi chúng tôi hỏi ý kiến các anh chị người Việt đang làm PhD (tiến sỹ) ở Mỹ xem yếu tố quan trọng nhất để quay về Việt Nam. Họ trả lời, thu nhập là yếu tố đứng thứ 3, sau môi trường làm việc và khả năng thăng tiến".
Vị GS khoa Toán, ĐH Chicago (Mỹ) cho rằng, các ý kiến này phản ánh đúng tâm tư của các bạn trẻ làm việc ở nước ngoài. Ngay cả các bạn trẻ chưa có trách nhiệm về mặt tài chính, thu nhập không phải là yếu tố nặng nề. Đương nhiên họ không hề muốn cuộc sống nghèo khổ, xã hội cũng không có ai lựa chọn như vậy.
"Tôi không thích dùng từ cống hiến, mà nên gọi là lao động chân chính. Đó là được quyền tự do công việc, quyền tập hợp bạn bè làm công việc nào đó. Thực tế, một số bạn bè tôi về nước làm việc nhận thấy họ có nhiều khó khăn về điều kiện làm việc. Thời gian làm nghiên cứu ít, mà mất nhiều thời gian vào công việc khác. Nhưng cuộc sống, công việc ở đây bắt buộc họ như vậy", GS Châu nói.
Trước câu hỏi của PV, làm sao để viện hàn lâm Việt Nam có những công trình khoa học đóng góp cho đất nước, vị GS từng giành được Huy chương Fields tỏ ra lúng túng. Theo GS, không thể một mình ai đó có thể đưa ra giải pháp về vấn đề này.
Có thể những biện pháp đúng với Mỹ, Pháp, ngay cả các nước Đông Nam Á... nhưng chưa chắc đúng với Việt Nam. Ngoài những lập luận mang tính chất hàn lâm còn phải có thực tế từ tiềm lực của nước ta. Chẳng hạn như tiềm lực của chúng ta chỉ đến vậy, thì không thể mơ mộng đi đến đâu. Chính vì thế cần có sự trao đổi, tranh luận, đối chiếu thực tế, so sánh các nước khác mới có thể trả lời được.
Nhân đây, GS Châu cũng chia sẻ đề đặc quyền, đặc lợi của Viện nghiên cứu về toán cao cấp, nơi ông làm Giám đốc khoa học. GS cho biết, hằng năm, đến ngày 15/3 là hạn cuối cùng để các nhà khoa học làm hồ sơ đến làm việc tại viện. Sau đó, các nhà khoa học sẽ chứng minh trước Hội đồng khoa học về phương pháp, tính khả thi,... của đề tài đề xuất. GS Ngô Bảo Châu là người cuối cùng quyết định đề tài nào được thực hiện, đề tài nào loại bỏ.
Nếu đề tài nào được duyệt, nhà khoa học sẽ được cấp kinh phí, mời GS nước ngoài mà họ đề nghị đến làm việc... đó là đặc quyền của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán.
Theo 24h
"Đếm" số giấy tờ có thể bỏ sau khi cấp mã số định danh Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quản lý dân cư quốc gia giai đoạn 2013-2020 (đề án 896) chính thức ra mắt và họp phiên thứ nhất tại trụ sở Chính phủ sáng nay, 6/9. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh,...