Bộ tứ Normandy sắp họp có giải quyết được hòa bình Ukraine?
Bộ tứ Normandy dự kiến sắp họp bàn trong khi Mỹ và phương Tây cũng không thật lòng với Nga, quân đội chính phủ Ukraine quyết gây leo thang ở miền Đông.
Reuters hôm 28/12 cho hay, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, Nga không loại trừ khả năng tiến hành liên lạc qua điện thoại theo thể thức nhóm “Bộ tứ Normandy” về cuộc khủng hoảng Ukraine trước cuối năm nay.
“Chúng tôi không loại trừ khả năng tiến hành liên lạc qua điện thoại với các nhà lãnh đạo nhóm Bộ tứ Normandy, có thể diễn ra trước dịp Năm mới”, ông Peskov tuyên bố.
Cuộc điện đàm của Bộ tứ gồm Nga, Đức, Pháp, Ukraine được đưa ra trong khi vấn đề Ukraine đang diễn biến phức tạp sau thỏa thuận ngừng bắn và rút các vũ khí hạng nặng ở khu vực xung đột ở miền Đông Ukraine (Donbass) mới được bộ tứ này thông qua hôm 22/12.
Phái bộ của OSCE và JCCC bị bắn tại miền Đông Ukraine. Ảnh: Sputnil
Những vi phạm nghiêm trọng đầu tiên về thỏa thuận Minsk xuất phát từ phe Chính phủ Ukraine. Một nguồn tin đã được xác thực từ quân đội Ukraine cho biết, trong 24h qua, vi phạm lệnh ngừng bắn xảy ra làm 1 binh sĩ Ukraine thiệt mạng và 3 người bị thương.
Trong khi đó, theo người phát ngôn lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine, 2 dân thường đã thiệt mạng tại làng Zaitseve, cách thành phố Donetsk 55 km về phía Bắc.
Video đang HOT
Sputnik, hôm 27/12 đưa tin phái bộ giám sát đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và Trung tâm Kiểm soát và Điều phối chung (JCCC) đã chứng kiến vụ bắn tỉa từ lực lượng an ninh Ukraine.
Theo đó, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, ông Eduard Basurin cho biết thông tin trên. Một nguồn tin của lực lượng dân quân Donbass trước đó cho hay lực lượng Ukraine đã bắn ít nhất 240 phát đạn tại làng Kominternovo vào hôm thứ 6 tại biên giới phía Nam của lưu vực sông Donets. Hôm thứ 7, lực lượng Ukriane đã tiếp tục bắn vào ngôi làng này 15 phút sau khi phái đoàn của OSCE và JCCC rời đi.
Rất may là không quan sát viên nào bị thương, xe của họ cũng không bị hư hỏng, song đoàn quan sát viên đã phải rời khu vực ngay lập tức và quay trở về căn cứ tại thành phố Donetsk.
Những diễn biến leo thang căng thẳng xảy ra ở miền Đông Ukraine mà người gây hấn là phe chính phủ Ukraine đang thể hiện việc thực thi thỏa thuận Minsk yếu kém.
Trong khi đó, ý chí Mỹ đã nhờ tới Nga để giúp giải quyết vấn đề Ukraine song mức độ thật lòng ở đó cần phải đo đạc lại.
Hôm 20/12, trong một chương trình phỏng vấn, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Tổng thống Barack Obama đã có một cuộc gặp riêng với Tổng thống Nga Vladimir Putin và đề nghị ông Putin giúp giải quyết tình hình ở Ukraine.
“Ở New York, tôi được chứng kiến cuộc gặp giữa các tổng thống Putin và Obama. Ông Obama khi đó nói thẳng: “Vladimir, kết thúc đi. Hãy ngăn cuộc xung đột ở Ukraine. Giúp chúng tôi đối phó nó, thực hiện các thỏa thuận Minsk”, ông Kerry kể.
Cũng theo Ngoại trưởng Mỹ, nay quan điểm của Nga và Mỹ cần xích lại gần nhau để khép lại vấn đề Ukraine. Ông Kerry cho rằng Nga nên tác động tới Donetsk và Lugansk để các nhân viên phái bộ Tổ chức An ninh Hợp tác châu Âu (OSCE) có thể hoạt động đầy đủ trên lãnh thổ do lực lượng ly khai kiểm soát (Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng).
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cam kết nước ông sẽ tiếp tục gây áp lực lên chính quyền Kiev.
Bộ tứ Normandy trong một cuộc họp bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine. Ảnh: Sputnik
Hôm 28/12, Sputnik dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay, các nước thành viên của EU đã phải thừa nhận rằng việc đối đầu Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine là một hướng đi sai lầm.
Ông Lavrov khẳng định rằng, trong các cuộc trao đổi mang tính cá nhân thì hầu hết các thành viên EU đều thừa nhận sự thực trên.
Tuy nhiên, rõ ràng là châu Âu và Mỹ đang đối đầu với Nga bằng việc gia hạn việc trừng phạt kinh tế nước này thêm 6 tháng nữa cho tới tháng 7/2016 vì cho rằng sự can thiệp của Nga tới miền Đông Ukraine và quyền kiểm soát Crimea. Sự bất nhất giữa lời tuyên bố ở 2 hoàn cảnh: các cuộc họp đối mặt và hành động thể hiện trước thế giới sẽ minh chứng điều gì cho thái độ của EU đây?
Như vậy, trước những lời dối gian và thái độ nửa vời của EU thậm chí của Mỹ sẽ được thể hiện ra sao trong cuộc điện đàm sắp tới giữa Bộ tứ quyền lực được cho là sẽ không ngoại trừ diễn ra? Liệu tình hình Ukraine và những nỗ lực thực thi thỏa thuận Minsk có đi tới việc giải quyết vấn đề nào hay không?
Huy Vũ
Theo_Báo Đất Việt
"Bộ tứ Normandy" tự tin với tiến triển ở miền đông Ukraine
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, "những tiến bộ đáng kể" đã đạt được tại cuộc đối thoại về tình hình Ukraine giữa ngoại trưởng các nước Nga, Pháp, Đức và Ukraine, hay còn gọi là nhóm Normandy 4.
Sau cuộc họp, Ngoại trưởng Steinmeier cho biết, tất cả các bên đều lên tiếng nhấn mạnh tầm quan trọng của lệnh ngừng bắn mới bắt đầu vào hôm 1-9 và 2 phe xung đột đang gần đạt được thoả thuận di dời vũ khí hoàn toàn khỏi chiến tuyến.
Các ngoại trưởng của nhóm Normandy 4 đều tỏ ra hài lòng với kết quả cuộc họp vừa diễn ra
Trả lời với hãng tin AP, đại diện của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), ông Lamberto Zannier cho biết, lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine đang mở đường cho "các bước tiến triển chính trị mới", trong khi, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thừa nhận rằng, sự thống nhất ý kiến gần như đạt đến mức 90%.
Ukraine sẽ tổ chức bầu cử vào ngày 25-10 tới trong khi phe li khai tại tỉnh Donetsk và Lugansk sẽ có cuộc bỏ phiếu riêng lần lượt vào các ngày 18-10 và 1-11. Cả 4 ngoại trưởng đã đều đồng ý về mặt nguyên tắc đối với kế hoạch bầu cử địa phương ở miền đông Ukraine dưới sự giám sát của OSCE.
Các ngoại trưởng của nhóm Normandy 4 sẽ có lần gặp mặt kế tiếp vào ngày 2-10 ở Paris.
Mặc dù không có mặt trong cuộc họp của nhóm Normandy 4 tại Berlin, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng ca ngợi tình hình tiến triển ở miền đông Ukraine trong bài phát biểu vào hôm 12-9 ở Crimea: "Thật vui mừng khi biết những tin tức về việc ngừng bắn giữa lực lượng li khai tại Donbass và phe được gọi là binh sĩ tình nguyện từ phía Kiev. Tôi nghĩ đây là thành quả tốt nhất có được trong ngày hôm nay".
Theo_An ninh thủ đô
Nhật Bản phát hiện tàu do thám Trung Quốc ở ngoài khơi miền Đông Truyền thông Nhật Bản đưa tin cho biết, ngày 26/12/2014, quân đội Nhật đã phát hiện tàu do thám Trung Quốc hoạt động ở vùng biển thuộc phía Đông nước này. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, các phương tiện trinh sát của Nhật đã phát hiện 1 tàu do thám của Hải quân Trung Quốc ngoài vùng tiếp giáp, ngoài khơi...