Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân cứu tàu cá và 12 ngư dân bị trôi dạt trên biển
Sáng 13/10, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân cho biết, đơn vị vừa cứu nạn thành công tàu cá và 12 ngư dân bị trôi dạt trên biển.
Tàu Trường Sa 01 thuộc BTL Vùng 2 Hải quân tổ chức lai dắt tàu cá bị nạn đến khu vực neo đậu an toàn. Ảnh: Chí Cường.
Trước đó, vào lúc 13 giờ 15 ngày 12/10, nhận được thông tin về tàu cá bị nạn, Vùng 2 Hải quân đã điều động tàu Trườn Sa 01 đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực biển DKI nhanh chóng vượt qua điều kiện sóng to, gió lớn tới khu vực Tây Nam nhà giàn DK1/12 (12 hải lý), tiếp cận tàu cá NT-02088TS đang bị hỏng hộp số, trôi dạt trên biển để cứu hộ, cứu nạn.
Trên tàu cá NT-02088TS có 12 lao động, do ông Lê Hải Phương, quê quán xã Long Hải, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận là chủ tàu kiêm thuyền trưởng.
Đến 16 giờ 30 cùng ngày, tàu Trường Sa 01 đã tiếp cận được tàu cá NT-02088TS và thực hiện các biện pháp cứu hộ.
Đến 4 giờ 30 phút ngày 13/10, tàu Trường Sa 01 tổ chức lai dắt tàu cá bị nạn đến khu vực neo đậu an toàn và tiếp tục khắc phục sự cố. Hiện tại sức khỏe các ngư dân trên tàu NT-02088TS ổn định.
Video đang HOT
Du lịch khám phá Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận
Làng gốm Bàu Trúc có tuổi đời khoảng hơn 200 năm được xem là một trong những làng gốm truyền thống nhất vừng Đông Nam Á.
Cùng với sự những di tích lịch sử còn xót lại đến tân ngày nay nổi bất nhất là tháp Chàm cổ.
Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận) cách thành phố Phan Rang khoảng trên 10 km. Làng có khoảng hơn 400 hộ dân đang sinh sống tại nơi đây, chủ yếu là người dân tộc chăm và 80% người dân còn gắn bó với nghề gốm truyền thống.
Chủ yếu là người dân tộc chăm còn gắn bó với nghề này
Vì sao lại gọi là làng gốm Bàu Trúc
Ngôi làng có tên tiếng chăm là Paley Hamu Trok, còn người Việt gọi Ma Tró, là địa danh xưa của làng Vĩnh Thuận từ thời Vua Minh Mạng vào những năm 1832. Vào năm 1964 nơi đây bị một trận lụt lớn làng đã rời tới nơi cao ráo hơn - nơi có nhiều cây trúc mọc ở cạnh cái ao khá lớn nên người dân gọi là làng gốm Bàu Trúc (theo nghĩa tiếng chăm là ao - hồ).
Xuất xứ của làng gốm Báu Trúc
Theo tương truyền của những người dân trong làng, Tổ nghề gốm là vợ chống ông Poklong Chanh. Khoảng hơn ngàn năm trước, họ đã hướng đẫn cho các phụ nữ trong làng cách lấy, nắm, nưng đất sét thành các hình vật khác nhau để phục vụ cuộc sống, từ đó làng gốm ra đời. Để biết ơn ông tổ nghề gốm người dân ở nơi đây đã lập đền thờ vợ chồng ông Poklong Chanh rất linh đình vào dịp lễ Kate được tổ chức vào cuối tháng 9 đến đầu 10 dương lịch hàng năm.
Nét riêng của làng gốm Bàu Trúc
Ghé thăm làng gốm Bàu Trúc, du khách có thể tham quan những nghệ nhân nơi đây vẫn xoay quanh sản phẩm của mình chế tác chứ không dử dụng bàn xoay như cá làng gốm khác. Không những vậy mỗi một công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, tạo hình cho tới khách hoa văn cũng đều được đôi bàn tay của các nghệ nhân tạo ra.
...được điêu khắc từ những nghệ nhân lành nghề
Điều đặc biệt nhất ở làng gốm Bàu Trúc là những sản phẩm nơi đây không được nung bằng lò như các các bạn thường thấy mà được chất bằng củi lửa trực tiếp đốt xung quanh. Các sản phẩm gốm được nung với nhiệt độ từ khoảng 5000 - 6000 C trong vòng 6 giờ, sau đó được lấy ra phủ màu rồi tiếp tục nung thêm 2 giờ.
Màu cả các sản phẩm gốm ở đây được chiết xuất từ những trái dông, trái thị ở trên rừng chứ không phải các loại màu hoặc men được mua sẵn. Vệt khói và màu sắc khi nung cùng công đoạn thủ công của từng nghệ nhân tạo ra cho từng sản phẩm.
Các bạn sẽ không bao giờ tìm thấy ở nơi đâu có những sản phẩm gốm giống như sản phẩm của làng gốm Bàu Trúc. Đó cũng chính là điểm nổi bật tạo nên làng gốm Bàu Trúc truyền thống.
Đồi Cát Nam Cương - sa mạc lãng mạn tại Ninh Thuận Đồi cát Nam Cương thuộc làng Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận cách thành phố Phan Rang khoảng 8 km về hướng Đông Nam, một vùng cát sa mạc trắng dài xa tít với cuối chân trời mang vẻ đẹp huyền ảo thu hút hàng triệu du khách tới tham quan hàng năm. Khám phá vẻ đẹp của...