Bộ tứ Kim cương muốn có thêm thành viên, Trung Quốc có lý do để quan ngại
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương Marc Knapper cho biết, Bộ tứ Kim cương (QUAD) có thể kết nạp thêm thành viên trong tương lai.
Phát biểu tại đối thoại “Mount Fuji” hàng năm của các nhà lãnh đạo kinh doanh và chính trị Nhật Bản và Mỹ hôm 24/10, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương Marc Knapper chi biết, nhóm Bộ tứ Kim cương (QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ có thể chào đón các thành viên mới trong tương lai khi các nước tìm cách chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực.
“Bốn nước tham gia QUAD có cùng giá trị và lợi ích. Một khi nhóm xác định được hướng chính sách chung, họ sẽ không loại trừ việc kết nạp thêm các quốc gia khác”, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương Marc Knapper cho hay.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương Marc Knapper cho rằng nhóm Bộ tứ Kim Cương (QUAD) có thể kết nạp thêm thành viên trong tương lai. (Ảnh: Nikkei)
Phát biểu trước khi bắt đầu đối thoại hôm 24/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng, điều quan trọng là phải tăng cường sức răn đe của liên minh Nhật – Mỹ để đảm bảo an ninh của Nhật Bản và khu vực xung quanh.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi, Trung Quốc đang nâng cao năng lực quốc phòng cả về chất lượng và số lượng một cách nhanh chóng và không minh bạch. Còn Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi cũng chỉ ra rằng, cán cân quyền lực đang chuyển dịch mạnh mẽ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Katsutoshi Kawano, cựu Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cho biết điều quan trọng là Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ phải thể hiện sự đồng thuận mạnh mẽ trong việc bảo vệ tự do hàng hải ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
“Cuộc đụng độ biên giới gần đây giữa Trung Quốc với Ấn Độ và leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc với Australia trong nhiều vấn đề khiến các thành viên QUAD tăng cường hợp tác với nhau. Vẫn chưa rõ liệu các quốc gia châu Á khác có tham gia nhóm QUAD hay không”, Katsutoshi Kawano nói. Theo Kenichiro Sasae, Chủ tịch Viện Các vấn đề Quốc tế Nhật Bản, nhìn chung các nước “không muốn bị Trung Quốc bắt nạt”.
Theo Thượng nghị sĩ Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, không chỉ cần có năng lực phòng thủ tên lửa, hải quân và không quân mà còn phải phát triển khả năng về không gian và an ninh mạng để chống lại Trung Quốc.
Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh hợp tác giữa các thành viên trong nhóm “Bộ tứ” (QUAD) ngày càng mạnh mẽ bởi sự hối thúc của Mỹ, Trung Quốc hoàn toàn có lý do để quan ngại trước các nguy cơ, đe dọa từ nhóm đối với lợi ích cũng như việc mở rộng ảnh Bắc Kinh ở khu vực.
“Ban đầu, cơ chế QUAD bao gồm khía cạnh kinh tế và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, gần đây nhóm này ngày càng tập trung nhiều hơn vào an ninh, trong đó Trung Quốc được xem là đối thủ tiềm tàng”, Wu Shichun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông (NISCSS), cho hay.
William Choong, thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho rằng sự hồi sinh mới nhất của QUAD diễn ra vào thời điểm leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, trong khi Washington được xem là động lực thúc đẩy vai trò của QUAD trong những tháng gần đây.
Bắc Kinh dường như thể hiện mối quan ngại của mình về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Washington và nhóm QUAD. Tháng trước, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Luo Zhaohui mô tả QUAD này là “chiến tuyến chống Trung Quốc” hoặc “NATO thu nhỏ”, cho rằng điều này phản ánh “tâm lý Chiến tranh Lạnh” của Mỹ.
Hiện vẫn còn câu hỏi mở vệ việc bao lâu nữa thì nhóm QUAD có thể được chính thức hóa thành một liên minh hiệp ước quân sự mang dáng dấp như NATO, song giới quan sát trong khu vực cho rằng điều đó phần lớn phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Australia thúc đẩy hợp tác quốc phòng với các nước trong khu vực
Bộ trưởng Quốc phòng Australia vừa kết thúc chuyến công du một số quốc gia châu Á nhằm thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ứng phó với dịch Covid-19 và duy trì an ninh hàng hải trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Đây là chuyến thăm châu Á đầu tiên kể từ khi Australia công bố bản Cập nhật chiến lược Quốc phòng 2020 vào tháng 7 vừa qua, trong đó khẳng định ưu tiên đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các nước thuộc khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi. Ảnh: Kyodo.
Không chỉ bằng lời nói, Australia đang ngày càng có nhiều hành động khẳng định Ấn Độ-Thái Bình Dương là khu vực quan trọng mang tính chiến lược đối với nước này khi Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds vừa đến thăm Nhật Bản, Singapore, Brunei và Philippines trong lúc dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra tại khu vực. Trong các chuyến thăm này, ngoài các nội dung hợp tác song phương với từng nước, có 2 chủ đề là ứng phó với dịch Covid-19 và việc duy trì an ninh hàng hải được Bộ trưởng Linda Reynolds và những người đồng cấp nhấn mạnh.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại khu vực và thế giới, việc Bộ trưởng Linda Reynolss sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của quân đội nước này trong việc ứng phó với dịch Covid-19 là cách thức hữu hiệu để gắn kết Australia - quốc gia đang thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19, với các nước trong khu vực. Với Philippines, quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, Bộ trưởng Linda Reynolds không bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự thiện chí khi cam kết cung cấp cho nước này các thiết bị y tế và thiết bị bảo vệ cá nhân trị giá 2 triệu AUD và 1 triệu AUD khác để hỗ trợ Philippines tăng cường năng lực phòng tránh các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Victoriano Luna ở thủ đô Manila.
Ngoài chủ đề nóng là dịch Covid-19, an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đề tài đang thu hút sự quan tâm của khu vực, cũng được Bộ trưởng Linda Reynolds thảo luận trong các cuộc gặp. Ủng hộ cách hành xử dựa trên luật pháp quốc tế, đảm bảo quyền tự do của các quốc gia được cộng đồng quốc tế công nhận, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds tìm được tiếng nói chung với các nhà lãnh đạo trong khu vực về vấn đề này. Trong khi Bộ trưởng Reynolds cùng chia sẻ với người đồng cấp Brunei về mối quan tâm chung về một khu vực an ninh, ổn định và rộng mở ở Ấn Độ-Thái Bình Dương thì với Philipines, mối quan tâm chung của hai nước được cụ thể hóa và tập trung vào việc duy trì an ninh hàng hải trong khu vực bao gồm cả Biển Đông cũng như sự ủng hộ đối với quyền của tất cả các quốc gia thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với Công ước của LHQ về luật biển.
Tại Nhật Bản, Bộ trưởng Linda Reynolds và người đồng cấp nước chủ nhà đã thể hiện sự tăng cường phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương gây bất ổn hoặc ép buộc nào làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng ở Biển Hoa Đông. Hai bên còn bày tỏ ý định tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc đảm bảo môi trường an ninh ở khu vực này. Bộ trưởng Quốc phòng Australia và Nhật Bản cũng củng cố phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương và cưỡng chế nhằm làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định mối quan tâm đặc biệt đối với các sự cố gần đây, bao gồm việc tiếp tục quân sự hóa các địa điểm đang tranh chấp, sử dụng tàu tuần duyên và "lực lượng dân quân hàng hải" một cách nguy hiểm hoặc cưỡng chế và cả các nỗ lực phá hoại các hoạt động khai thác tài nguyên của các nước khác. Bộ trưởng Quốc phòng Australia và Nhật Bản cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp theo các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
Ba trong số bốn điểm đến trong chuyến đi này đều là thành viên ASEAN cho thấy sự đánh giá cao của Australia trong việc thúc đẩy quan hệ không chỉ với ASEAN mà với cả từng quốc gia thành viên. Vì lẽ này, chủ đề về sự phối hợp giữa Australia với từng quốc gia trong khuôn khổ ASEAN là một nội dung không thể thiếu. Trong cuộc họp với người đồng cấp Singpaore, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds tái khẳng định quan điểm của Australia trong việc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong việc điều phối đối thoại khu vực, hợp tác và đảm bảo ổn định. Với Brunei, quốc gia sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2021, Bộ trưởng Linda Reynolds bày tỏ mong muốn hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ trong việc đồng chủ tịch Diễn đàn khu vực của các quan chức quốc phòng năm 2020 cũng như cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng về Quân y.
Ngoài việc đề cập các nội dung đang được khu vực quan tâm, các điểm đến trong chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynolds cũng thể hiện rõ nỗ lực xích lại gần các nước trong khu vực của nước này. Ngoài hai nước là Nhật Bản và Singapore đều là đối tác chiến lược, hai điểm dừng chân còn lại trong chuyến công du này là Brunei và Philippines. Đây vốn là hai quốc gia có quan hệ hợp tác quốc phòng lâu năm nhưng những mối quan hệ này lại chưa thực sự có nhiều chuyển biến thời gian gần đây. Vì vậy, chuyến thăm này trở thành cơ hội để Australia tái khởi động nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Australia với Brunei và Philippines.
Nội dung thảo luận giữa Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds với người đồng cấp Nhật Bản về các thách thức chiến lược đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng như sự phối hợp của hai nước trong hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á và quốc đảo Thái Bình Dương cũng là minh chứng cho thấy Australia đang nỗ lực phối hợp với đối tác tin cậy nhằm triển khai tầm nhìn khu vực.
Bản Cập nhật chiến lược Quốc phòng 2020 mà Australia công bố hồi tháng 7/2020 xác định, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là môi trường chiến lược, "là khu vực định hình tương lai" của Australia. Vì lẽ này, việc tăng cường hợp tác với các nước khu vực bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng là điều tất yếu để đẩy mạnh hoạt động hợp tác nhằm gia tăng sự tin cậy. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds khẳng định "việc tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực sẽ giúp Australia tập trung vào sự phối hợp với các nước nhằm định hình khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ổn định, an ninh, có chủ quyền và là nơi mà các quy tắc cũng như chuẩn mực quốc tế được tôn trọng"./.
Ấn Độ mời Australia tham gia cuộc tập trận Malabar cùng với Mỹ và Nhật Bản Theo Trung tâm báo chí quốc gia Ấn Độ, chính phủ nước này ngày 19/10 đã mời Australia tham gia cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar vào tháng 11 tới, sự kiện mà Mỹ và Nhật Bản đã xác nhận tham gia. Động thái này được cho là sẽ tạo cơ sở cho việc chính thức hóa nhóm "Bộ tứ Kim...