Bỏ tử hình với 7 tội danh
Trong ngày làm việc cuối cùng, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), thảo luận về dự án Luật Dược (sửa đổi).
Sáng 27-11, Quốc hội (QH) đã thông qua Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) với 415 đại biểu (ĐB) tán thành (chiếm 84,01%).
Nộp lại phần lớn tài sản tham ô sẽ thoát án tử
Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) quy định 7 tội danh được bỏ hình phạt tử hình so với bộ luật hiện hành, gồm: cướp tài sản; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh; vận chuyển trái phép chất ma túy.
Trưởng Đoàn ĐBQH TP HCM Huỳnh Thành Lập đề xuất có quy định quản lý nhà nước về vắc-xin Ảnh: NGUYỄN NAM
Bộ luật cũng quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án thuộc đối tượng: người từ 75 tuổi trở lên; người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) sau khi chỉnh lý có 426 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016.
Hỏi cung phải ghi âm, ghi hình
Cùng ngày, Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cũng được QH thông qua với 85,63% tổng số ĐB tán thành.
Bộ luật quy định sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Những biện pháp này có thể được áp dụng với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng, khủng bố, rửa tiền; các tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Video đang HOT
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, nội dung còn nhiều ý kiến trái chiều nhất trong dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) là quy định tại điều 183 về bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can. Trên cơ sở đa số ý kiến ĐBQH, điều 183 Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) quy định: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại các địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”.
Nghị quyết của QH được thông qua sau đó đã giao bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nơi có điều kiện để thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung kể từ ngày 1-1-2017. Chậm nhất đến ngày 1-1-2019, việc này thực hiện thống nhất trên toàn quốc.
Xử nghiêm tội làm thuốc giả
Cũng trong ngày 27-11, QH đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Dược (sửa đổi). Rất nhiều ý kiến bày tỏ sự quan ngại về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng còn khá phổ biến, trong khi quản lý giá thuốc còn nhiều bất cập.
ĐB Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, góp ý mạng lưới lưu thông phân phối thuốc đang bị lạm phát với trên 2.000 công ty. Tình trạng mua bán thuốc lòng vòng qua nhiều đầu mối trung gian đã đẩy giá thuốc lên cao. Theo ĐB này, cần phải siết chặt việc cấp phép cho các công ty phân phối thuốc. Ngoài ra, cần kiểm soát và xử lý thật nghiêm khắc các tội làm thuốc giả, đồng thời giải quyết tình trạng độc quyền và cấu kết tăng giá thuốc. “Phải chế tài thật nghiêm, xử lý nghiêm khi phát hiện công ty dược bắt tay bác sĩ ăn chia hoa hồng, chiết khấu” – bà Lan nhấn mạnh.
Theo Trưởng đoàn ĐBQH TP HCM Huỳnh Thành Lập, cần có quy định quản lý nhà nước về vấn đề mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và vắc-xin. Ông Lập đề xuất nên có 1 điều quy định về tổ chức nghề nghiệp dược sĩ. Lĩnh vực đông y cũng cần có tiêu chuẩn trong việc đăng ký lưu hành theo nguyên tắc hợp lý; cho bảo hiểm y tế chi trả tiền điều trị bằng đông dược…
Quốc hội không đồng ý bỏ môn lịch sử Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 của QH chiều 27-11, với 90,69% ĐB tham gia biểu quyết tán thành, QH đã thông qua nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của QH khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn. Nghị quyết của QH yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung Nghị quyết số 88/2014 của QH về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. “Tiếp tục giữ môn học lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới” – nghị quyết của QH nêu rõ. Nghị quyết cũng yêu cầu triển khai các giải pháp tổng thể, đồng bộ để tạo sự chuyển biến rõ nét về giảm quá tải bệnh viện, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chất lượng khám chữa bệnh. Tăng cường quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Theo nghị quyết, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp; thực hiện tốt việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử, chống oan sai trong điều tra, truy tố, xét xử; tổ chức hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Nghị quyết cũng yêu cầu thực hiện nghiêm Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước và tổng kết, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật này; nghiêm túc thực hiện các cơ chế pháp lý về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra; thực hiện nghiêm Luật Phòng chống tham nhũng.
Theo Văn Duẩn (Người lao động)
Tự sự người 170 lần thi hành án tử tù, đối diện sát nhân 20 tuổi (1)
Đời nghề của Thựợng tá công an Hồ Như Vọng gắn với việc thi hành án (THA) tử hình 170 tử tù với như trùm ma tuý, những tay đại ca giang hồ, sát thủ máu lạnh... và lo hậu sự chu đáo cho họ.
Đời người ai cũng chỉ sống một lần...
Tôi tìm gặp Thượng tá Hồ Như Vọng tại nhà riêng. Không phải là một người lạnh lùng như tôi vẫn nghĩ về những người THA tử hình, ở ông Vọng có sự gần gũi, chân chất và đôn hậu. Ông có dáng người nhỏ nhắn, lanh lẹ nhưng đôi mắt vẫn phảng phất đâu đó chút buồn khi nói về thân phận của những tử tù. Nghe những chuyện THA tử hình ông kể, tôi càng thấm thía hơn câu nói: "Đời người ai cũng chỉ sống một lần"...
Nhắc đến những lần sử bắn tử tù, sau nhiều năm ông Hồ Như Vọng vẫn chất chứa nối niềm.
Câu chuyện ông kể là những kết nối miên man trong ký ức, những lần xử bắn tử tù từ khi còn bắn lưu động đến trường bắn Yên Sở và sau này là trường bắn Cầu Ngà. Mỗi tử tù là một câu chuyện dài, một số phận gắn kết cả đáng thương và đáng trách. Nhưng tất cả đã về thế giới bên kia, có điều họ đã tự đưa cái chết đến sớm với mình, những cái chết đã được báo trước.
Khi mới vào ngành công an, ông Vọng được giao những nhiệm vụ khác nhau như ngoại tuyến, cảnh vệ sau đó một thời gian được điều về trại giam Hà Nội với nhiệm vụ dẫn giải phạm nhân đến các trại cải tạo. 16 trại giam của công an Hà Nội chẳng ai không biết đến ông Vọng đen Hoả Lò.
Ông là người chu đáo, sau một lần lo hậu sự cho phạm nhân cẩn thận, Ban giám thị quyết định giao một công việc hệ trọng hàng đầu ở trại giam cho ông: Tổ chức thi hành án tử hình. Vậy là công việc này theo ông suốt và kéo dài tuổi hưu của ông thêm 3 năm vì Ban giám thị trại giam chưa tìm được người thay thế.
Nhớ lại việc tổ chức THA tử hình đối với tử tù thời gian đầu ông Vọng nói: "Trường bắn không có, chúng tôi phải đưa tử tù đi bắn lưu động nhờ các huyện như Thanh Trì, Đông Anh, Từ Liêm... vất vả lắm.
Có khi tìm được địa điểm rồi, nhưng chính quyền địa phương không đồng ý lại phải tìm nơi khác. Cứ bất ổn như vậy, nên nhiều khi có quyết định THA đối với tử tù rồi mà phải mất vài hôm tìm địa điểm xong mới tiến hành xử bắn được, có nhiều vụ một tuần sau mới THA được".
Ám ảnh xử bắn tử tù 20 tuổi
Tử tù làm thủ tục trước khi ra pháp trường
Kể lại với phóng viên về vụ THA tử hình với hai tử tù trẻ tuổi này, ông trầm ngâm: "Lâu lắm rồi, tôi không nhớ rõ năm, cũng không nhớ rõ tên của hai tử tù này". Nhưng những gì xảy ra tại điểm bắn tử tù khiến ông nhớ mãi.
Đó là việc THA quá khó khăn. Vụ ấy, tổ chức bắn tử tù tại Bát Cổ (Bãi Phúc Tân- Hà Nội). Ngày xưa nơi đó còn hoang vu lắm. Một vùng bãi của sông Hồng, gần đó có nghĩa địa. Hai tử tù này, phạm tội giết người, cướp của tại đền Bà Kiệu- một địa điểm danh thắng nằm ngay sát Hồ Hoàn Kiếm đối diện với đền Ngọc Sơn.
Khi ấy hai tên này tuổi còn trẻ lắm. Khuôn mặt của hai đứa trẻ mới lớn tuổi 20, còn non choẹt. Vậy nhưng, phút chốc biến thành ác quỷ, chúng giết người dã man để cướp của. Vụ án quá nổi tiếng của thời kỳ cách đây đã rất lâu, thời còn chiến tranh phá hoại miền Bắc (khoảng những năm 60-70 của thế kỷ trước-PV).
Ngày đấy, người dân Hà Nội ai cũng biết đến vụ án này. Chính vì thế, hôm THA tử hình đối với hai tử tù mặt bấm ra sữa này đã có rất đông người dân kéo đến xem xử bắn.
Người dân đến kín địa điểm xử bắn, tràn cả xuống nơi cọc tử tù khiến bộ phận THA không thể làm nhiệm vụ. Để tiến hành công việc, bộ phận bảo vệ pháp trường đã phải huy động chó nghiệp vụ đến giãn dân ra để các xạ thủ nổ loạt súng chính xác.
Ông Vọng nói: "Việc người dân kéo đến xem THA tử hình rất nguy hiểm. Bởi bắn lưu động không có tấm chắn đạn, rất có thể xảy ra sơ xuất".
Vậy nhưng, khi dứt loạt đạn CKC (súng trường), người dân ùn xuống vây kín tử thi khiến việc làm thủ tục khâm niệm không thể thực hiện được. Một lần nữa, chó nghiệp vụ lại phải vào cuộc. Khi đó, người dân giãn ra xa, cán bộ pháp y mới vào khám nghiệm tử thi sau đó ông Vọng và các đồng nghiệp mới tiến hành khâm niệm tử thi và đưa chôn ngay tại chỗ bắn.
(Còn nữa)
Mai Hà
Theo_Người Đưa Tin
Trùm ma túy chỉ thừa nhận mua bán... 70 bánh heroin Phan Đình Tuấn chỉ thừa nhận mua bán trái phép 70 bánh heroin chứ không phải 110 bánh như tòa sơ thẩm tuyên. Tuấn kháng cáo lên TAND cấp cao kêu oan và xin tha tội chết. Phan Đình Tuấn (bên trái) và Trần Quang Anh Dũng tại phiên tòa phúc thẩm tối cao. Chiều ngày 26/11, TAND cấp cao khu vực 1...