Bỏ tù 9 đối tượng câu kết trộm 128 tấn bã đậu
Biết được quy trình giao hàng của công ty C. P Việt Nam, 9 tên trộm đã làm giả 3 biển số xe hơi và một số giấy tờ giả. Sau đó, chúng ngang nhiên vào cảng bốc hàng như người của công ty, gây thiệt hại hơn 1,4 tỉ đồng.
Ngày 21/8, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã mở phiên sơ thẩm xét xử 9 bị cáo trong vụ trộm 128 tấn bã đậu tại cảng quốc tế Sài Gòn (KCN Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Theo cáo trạng, vào ngày 13/6/2013, bốn đối tượng là Nguyễn Văn Khánh (40 tuổi), Nguyễn Thanh Sơn (28 tuổi), Nguyễn Viết Hoàng Anh (28 tuổi), Trần Văn Hải (30 tuổi) là nhân viên bộ phận kiểm định trong cảng nên nắm rõ quy trình giao nhận, vận chuyển hàng hóa của công ty C.P Việt Nam nên chúng đã bàn cách ăn trộm.
Băng nhóm trộm bã đậu tại tòa
Chúng gọi điện cho Nguyễn Viết Cường (là nhân viên trạm cân cảng) chép thông tin từ máy tính lưu trữ tại cảng để lấy biển số xe ôtô của Công ty Kim Hùng (là đơn vị được thuê xe chở hàng cho công ty) và phiếu nhận hàng của Công ty C.P Việt Nam. Sau khi có được thông tin, Nguyễn Văn Khánh đưa cho Phan Ngọc Ngà (tự Chùa, 30 tuổi) làm giả 3 biển số xe ôtô: 60C-055.89, 60C-055.08 và 60C-048.52. Còn Trần Văn Hải thì đem phiếu nhận hàng đi photo thành 3 phiếu trắng để Khánh điền biển số xe ôtô vào từng phiếu nhận hàng và giả chữ ký nhân viên Công ty C.P Việt Nam.
Rạng sáng ngày 14/6/2013, sau khi nhận được điện thoại của Phan Ngọc Ngà, ba tài xế là Bùi Kế Chí (28 tuổi), Phạm Văn Tâm (31 tuổi), Quách Tấn Khương (27 tuổi) đã dùng biển số giả lắp vào 3 xe tải 51C-305.51, 54N-3599 và 54S-9253 và giấy giả vào cảng để chở bã đậu nành của Công ty C.P Việt Nam. Các loại giấy tờ do chúng làm giả đã qua mặt được bộ phận của giao hàng và lấy đi 128,04 tấn bã đậu nành có giá trị quy đổi là 1,487 tỷ đồng.
Sau khi lấy được, bọn chúng chở số bã đậu nành trên đi tiêu thụ ở nhiều nơi khác nhau. Trong đó có bán cho Lê Hoàng Tâm. Mặc dù biết mặt hàng trên là do phạm tội mà có nhưng Tâm vẫn cố tình mua lại.
Video đang HOT
Sau phiên xét xử, tòa tuyên Nguyễn Văn Khánh 12 năm tù, Phan Ngọc Ngà 11 năm 6 tháng tù, Nguyễn Thanh Sơn 8 năm tù, Nguyễn Viết Hoàng Anh 5 năm tù, Trần Văn Hải 7 năm tù, Bùi Kế Chí 5 năm tù, Phạm Văn Tâm 5 năm tù, Quách Tấn Khương 5 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Lê Hoàng Tâm 2 năm 6 tháng về tội “tiêu thụ tải sản do người khác phạm tội mà có”.
Theo dantri
Công bố kết luận về những vi phạm của chùa Bồ Đề
Tại thời điểm kiểm tra, chùa Bồ Đề không đủ điều kiện để thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép và cũng không thực hiện đúng quy định khi tiếp nhận, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.
Ngày 19/8, Đoàn kiểm tra liên ngành thuộc UBND TP.Hà Nội và UBND quận Long Biên đã có kết luận kiểm tra hoạt động quản lý, nuôi dưỡng trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề (phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội) được tiến hành trong 3 ngày (5,6 và 7/8) vừa qua.
Tại thời điểm kiểm tra, có 135 đối tượng bảo trợ xã hội (trong đó trẻ em dưới 6 tuổi là 55 bé; trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi là 37 bé; người tàn tật trên 16 tuổi, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội là 34 người và 9 trường hợp người cơ nhỡ xin tá túc).
Kết luận về nuôi dạy trẻ, đối tượng cơ nhỡ của cơ quan chức năng đối với chùa Bồ Đề.
Quá trình kiểm tra làm rõ cho thấy, 100% trẻ trong độ tuổi dưới 6 tuổi đều chưa được đi học tại các cơ sở giáo dục theo quy định. Có 18 trẻ trong độ tuổi từ từ 6 đến 16 tuổi được đi học thường xuyên; 6 trẻ chuẩn bị vào lớp 1; 13 trẻ không đi học, đa phần do bệnh lý.
Cùng đó, trong tổng số 92 trẻ tại chùa thì có đến 80 trẻ chưa được đăng ký khai sinh ( cụ thể: 47 trẻ bị bỏ rơi và 33 trẻ lang thang cơ nhỡ, được gia đình gửi vào chùa).
Ngoài ra, đối chiếu với hồ sơ quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước, có 21 trẻ em và 3 người già có tên trong hồ sơ nhưng không có mặt tại chùa.
Làm rõ sau xác minh cho thấy, đã có 3 người già và 5 trẻ em đã được đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội; 13 trẻ em hiện được gia đình nuôi dưỡng; 1 trẻ em được nhận làm con nuôi và 2 trẻ em đang được nuôi dưỡng tại chùa khác.
Về việc chăm nuôi trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội, đoàn kiểm tra xác định, việc phối hợp của nhà chùa với chính quyền địa phương trong quản lý nhân hộ khẩu chưa nghiêm túc, không tự giác khai báo những di biến động về số trẻ em và đối tượng bảo trợ xã hội.
Hơn nữa, việc quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề chưa chặt chẽ, rõ ràng. Cụ thể, đối với những trẻ em bị bỏ rơi; có trường hợp trụ trì nhà chùa chưa khai báo với cơ quan chức năng địa phương để tiến hành các thủ tục pháp lý theo qui định.
Về một số qui định khác, chùa Bồ Đề cũng vi phạm. Cụ thể là diện tích ở trung bình mỗi người tính theo mét vuông không đủ so với quy định; nhà bếp đơn giản, sơ sài; không đảm bảo công tác vệ sinh; phòng tránh côn trùng... Đặc biệt, không có người có chuyên môn nghiệp vụ về y tế, chuyên môn chăm sóc, bảo trợ xã hội đối với những đối tượng tại chùa.
Nhiều nội dung vi phạm của chùa Bồ Đề được làm rõ.
Tại thời điểm kiểm tra, chùa Bồ Đề không đủ điều kiện để thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép và cũng không thực hiện đúng quy định khi tiếp nhận, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.
Như Dân trí đã thông tin trước đó, về "nghi án" mất tích 11 cháu bé tại chùa Bồ Đề, đến nay, CQĐT vẫn đang tiếp tục điều tra và đang làm việc với một số người liên quan để xác minh làm rõ danh sách 11 cháu bé trong nghi án "mất tích" nên chưa thể có kết luận cuối cùng về việc này.
Được biết, những thông tin liên quan tiếp theo về vụ việc xảy ra tại chùa Bồ Đề sẽ được tiếp tục thông báo trong cuộc họp giao ban Thành uỷ TP Hà Nội vào chiều hôm nay 19/8.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin.
Quốc Đô
Theo Dantri
Quen qua Facebook, bé gái bị 2 thiếu niên hiếp dâm Chỉ quen nhau qua mạng Facebook chưa tròn tháng, bé gái mới hơn 12 tuổi đã "tự nguyện" trao thân cho 2 thiếu niên. Hai đối tượng vừa bị công an bắt giữ. Ngày 19/8, công an quận 9, TPHCM cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam và lập hồ sơ chuyển giao...