Bộ TT&TT công bố 9 quyết định công tác cán bộ tại 5 đơn vị trực thuộc
Trong 9 quyết định về công tác cán bộ mới được Bộ TT&TT công bố và trao, có 1 quyết định công nhận tập sự cấp phó, 6 quyết định bổ nhiệm lại và 2 quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ.
Chiều 13/8, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị triển khai các quyết định về công tác cán bộ tại 5 đơn vị trực thuộc.
Chín quyết định của Bộ trưởng Bộ TT&TT nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo tại Cục Viễn thông, Trung tâm Thông tin, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC), Viện Chiến lược TT&TT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đã được công bố tại hội nghị.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm trao Quyết định cho các ông (từ trái qua phải): Đặng Hoài Bắc, Tân Hạnh, Lã Hoàng Trung, Võ Quốc Trường và Nguyễn Minh Sơn (Ảnh: Q.Sơn).
Cụ thể, Quyết định số 1278/QĐ-BTTTT ngày 29/7/2020 kéo dài thời gian giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Thông tin (Bộ TT&TT) đối với ông Võ Quốc Trường kể từ ngày 21/5/2020 cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.
Quyết định số 987/QĐ-BTTTT ngày 11/6/2020 kéo dài thời gian giữ chức vụ Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Bộ TT&TT) đối với ông Hoàng Đăng Hải kể từ ngày 1/6/2020 cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.
Quyết định số 1285/QĐ-BTTTT ngày 29/7/2020 bổ nhiệm lại ông Nguyễn Minh Sơn giữ chức Viện trưởng Viện Chiến lược TT&TT (Bộ TT&TT) kể từ ngày 12/3/2020.
Video đang HOT
Quyết định số 1282/QĐ-BTTTT ngày 29/7/2020 bổ nhiệm lại ông Lã Hoàng Trung giữ chức Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT&TT) kể từ ngày 11/6/2020.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm trao Quyết định cho các ông (từ trái qua phải): Vũ Tuấn Lâm, Hoàng Đăng Hải, Trần Quang Anh và Nguyễn Minh Thắng (Ảnh: Q.Sơn).
Quyết định số 1274/QĐ-BTTTT ngày 27/9/2020 bổ nhiệm lại ông Tân Hạnh giữ chức Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Bộ TT&TT) kể từ ngày 29/6/2020.
Quyết định số 1275/QĐ-BTTTT ngày 27/9/2020 bổ nhiệm lại ông Vũ Tuấn Lâm giữ chức Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Bộ TT&TT) kể từ ngày 29/6/2020.
Quyết định 1276/QĐ-BTTTT ngày 29/7/2020 bổ nhiệm lại ông Đặng Hoài Bắc giữ chức Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Bộ TT&TT) kể từ ngày 22/5/2020.
Quyết định 1277/QĐ-BTTTT ngày 29/7/2020 bổ nhiệm lại ông Trần Quang Anh giữ chức Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Bộ TT&TT) kể từ ngày 22/5/2020.
Quyết định 1285/QĐ-BTTTT ngày 27/9/2020 công nhận tập sự Phó Cục trưởng Cục Viễn thông đối với ông Nguyễn Minh Thắng, Trưởng phòng Tài nguyên và Thông tin thống kê, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT). Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Hội nghị triển khai các quyết định về công tác cán bộ của Bộ TT&TT được tổ chức vào chiều ngày 13/8 tại Hà Nội (Ảnh: Q.Sơn)
Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chúc các cán bộ được Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng tín nhiệm bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ và công nhận tập sự cấp phó sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thứ trưởng nhấn mạnh, các quyết định này không chỉ là sự đánh giá năng lực, phẩm chất, sự trưởng thành cũng như những kết quả đóng góp của các cán bộ với đơn vị, với ngành trong 5 năm qua; mà còn cho thấy cam kết tiếp tục nỗ lực, phấn đấu của các cán bộ, thể hiện qua việc đã bảo vệ thành công chương trình hành động để được lãnh đạo Bộ tin tưởng, bổ nhiệm lại.
“Tôi rất tin tưởng các đồng chí sẽ giữ vững cam kết của mình, thực hiện xuất sắc chương trình hành động các đồng chí đã đề ra”, Thứ trưởng chia sẻ.
Thứ trưởng Phan Tâm cho hay, năm 2020, Bộ TT&TT có rất nhiều mục tiêu quan trọng: Phấn đấu góp phần công sức của mình để thay đổi thứ hạng của Việt Nam; Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng và hùng cường.
Để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn trên, Bộ TT&TT cần có những giải pháp về mặt con người; rèn luyện cán bộ; thay đổi người đứng đầu các cơ quan, đơn vị; điều động, luân chuyển cán bộ tạo nguồn cán bộ trẻ kinh qua khó khăn thách thức và sớm trưởng thành chuẩn bị cho cả giai đoạn tới.
Thứ trưởng cũng chỉ rõ: “Bên cạnh những thuận lợi, chắc chắn rằng, các cán bộ được bổ nhiệm lại đợt này sẽ gặp không ít những khó khăn, thách thức ở phía trước. Bởi vậy, tôi yêu cầu các đồng chí nhanh chóng tiếp cận nhanh với công việc mới; phát huy tinh thần vượt khó, năng động sáng tạo, tìm ra cách làm mới, cách suy nghĩ mới trong công việc. Tôi tin tưởng rằng, với đợt bổ nhiệm lại này, các đồng chí sẽ tìm thấy ở bản thân những giá trị mới”.
Dịch COVID-19: Ảnh hưởng và triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UNWOMEN) phối hợp với Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo "Dịch COVID-19: Ảnh hưởng và triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam".
Hội thảo đã phân tích về báo cáo đánh giá "Tác động kinh tế - xã hội của đại dịch COVID-19 đối với hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ở Việt Nam - Phân tích có tính tới yếu tố giới" - do UNDP, UNWOMEN và Trung tâm Phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) thực hiện.
Đánh giá đã khảo sát hơn 900 hộ gia đình và hơn 900 đơn vị sản xuất kinh doanh dễ bị tổn thương (bao gồm hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa) tại 58/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Kết quả cho thấy, dịch COVID-19 có ảnh hưởng khác biệt đến các hộ gia đình dễ bị tổn thương, đặc biệt là hộ gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình có lao động phi chính thức và người nhập cư, và đã dẫn tới gia tăng cao tình trạng nghèo tạm thời về thu nhập, đặc biệt trong nhóm hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số.
Thu nhập hộ gia đình giảm sâu nhất do dịch COVID-19 được ghi nhận vào tháng 4/2020, khi chỉ bằng 29,7% so với tháng 12/2019. Con số này sang tháng 5.2020 là 51,1%.
Đại dịch cũng làm giảm đáng kể doanh thu của cả hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực tế này buộc hầu hết các nhóm này phải cắt giảm hoạt động kinh doanh, giảm số lượng người lao động, do sự sụt giảm nghiêm trọng về nhu cầu đầu ra và những gián đoạn trong cung ứng đầu vào.
Báo cáo của NCIF cũng đưa ra các khuyến nghị để Chính phủ tinh chỉnh các quyết định chính sách và quá trình thực hiện bảo vệ sinh kế của các hộ gia đình dễ bị tổn thương, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi hoạt động và đảm bảo việc làm cho người lao động.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, bản hùng ca bất tử Vào những ngày này cách đây 66 năm, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam - Chiến thắng Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ, nơi khắc ghi sự cống hiến, hi sinh to lớn của...