Bộ trưởng Y tế: “Xin cử tri bao dung với ngành y”
“Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường dù nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, khách quan hay chủ quan, Bộ trưởng Y tế đều liên quan trách nhiệm”, “Đây là lần cảnh tỉnh với toàn bộ hệ thống, một cơ hội để sốc lại ngành y” – Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Gần cuối phiên thảo luận xung quanh vấn đề Chính phủ, các Bộ trưởng thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội 3 kỳ họp gần đây, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được yêu cầu phát biểu làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) nêu nhiều biểu hiện bất an về xã hội, từ việc kinh doanh thủy điện chưa được làm một cách chặt chẽ, kinh doanh kiểu bất chấp, không quan tâm đến tính mạng người dân đến những biểu hiện suy thoái đạo đức, y đức như vụ bác sĩ ném xác bệnh nhân tại thẩm mỹ viện Cát Tường, sự vô cảm của cơ quan nhà nước như vụ án oan của công dân Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang…
Bộ trưởng Y tế được đề nghị phát biểu làm rõ vấn đề y đức mà đại biểu đề cập.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định ngay vấn đề y đức, đặc biệt là trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường xảy ra vào đầu kỳ họp thứ 6 này, dù nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp, khách quan hay chủ quan thì Bộ Y tế và Bộ trưởng Y tế đều có liên quan về trách nhiệm.
Tuy nhiên, nữ Bộ trưởng lập luận, đạo đức nghề nghiệp thì ngành nào cũng yêu cầu, cũng phải có. Với ngành y, y đức không phải chỉ hình thành trong 6 năm học ở đại học mà phải được xây dựng, định hình từ khi con người ra đời, trưởng thành trong giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội.
Bộ trưởng Y tế được chọn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 (tháng 11/2012).
“Vụ bác sĩ ném xác bệnh nhân không chỉ là mất đạo đức ngành y mà còn là mất nhân tính con người nữa. Chúng tôi, những người trong ngành, đều chịu áp lực, cảm giác như đó không thể là sự thật” – Bộ trưởng Y tế chùng giọng.
Phân tích cụ thể các khía cạnh, nguyên nhân từ vụ việc này, người đứng đầu ngành Y tế liệt kê hàng loạt yếu tố… khách quan.
Video đang HOT
Trước hết, Bộ trưởng Tiến cho rằng, dẫn đến hành động mất y đức như bác sĩ ở thẩm mỹ viện Cát Tường là do bản thân cá nhân không rèn luyện được chính mình. Thứ 2, do những mặt trái của cơ chế thị trường dẫn đến quan điểm bất chấp tất cả để kiếm được nhiều tiền. Thứ 3, do quá tải bệnh viện nên vấn đề tập trung khám chữa bệnh phải đặt lên trên, yêu cầu về thái độ, y đức bị đặt xuống dưới. Thứ 4 là do hoạt động quảng cáo thiếu kiểm soát khiến người dân tin tưởng vào cơ sở y tế tư nhân dù thực hiện những thủ thuật quá phạm vi được cấp phép…
Vụ việc, theo bà Tiến, là 1 lần cảnh tính với toàn bộ hệ thống y tế, để ngành y xem lại, quyết tâm sửa chữa.
Bộ trưởng Y tế cũng phân tích, mọi quy định ban hành về hành nghề y tế tư nhân và công lập đều rõ, đầy đủ. Hà Nội thậm chí còn ban hành quy định phân cấp giao cho cấp quận, phường kiểm soát về y tế tư nhân mở ngoài giờ. Bộ Y tế cũng có thông tư hướng dẫn thực hiện quy định về việc rút giấy phép hành nghề với cơ sở y tế tư nhân nếu vi phạm.
Ngoài ra, Bộ cũng đang xây dựng văn bản quy định về thực hành y đức. Nữ Bộ trưởng lý giải thêm, dù nhiều người thắc mắc ngành y làm “khác người” nhưng vì ngành y làm những việc liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Bà Tiến so sánh, làm hỏng chiếc máy vi tính có thể bỏ đi, có thể đền được nhưng sai phạm ảnh hưởng đến tính mạng con người thì không thể sửa chữa trong khi tai biến trong lĩnh vực này lại luôn thường trực không phải hàng năm, hàng tháng mà là từng phút, từng giờ.
Sau vụ việc, ngành Y đã lập đường dây nóng để người dân phản ánh. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, ngày hôm qua, đường dây nóng đã nhận hơn 1000 cuộc gọi trực tiếp, chủ yếu phản ánh thái độ không tốt của nhân viên y tế, sau là đến những hành vi tách trách, giải quyết không kịp thời của bệnh viện cấp huyện, tỉnh.
Củng cố thêm vấn đề y đức trước bức xúc của dư luận thời gian qua, bà Tiến thông tin: “Trong lịch sử chưa bao giờ ngành tổ chức hàng trăm lớp học cho hơn 6.000 cán bộ y tế về y đức. Tới đây nếu bệnh viện nào để xảy ra sự việc vi phạm, các danh hiệu thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc y tế hàng năm cũng sẽ phải định lại”. Người đứng đầu ngành cũng bày tỏ nguyện vọng mong các ngành, các cấp, các đại biểu cùng giám sát, định hướng.
“Góp ý của đại biểu vừa qua rất thẳng thắn, tâm huyết. Chúng tôi mong đây là một cơ hội để sốc lại ngành y. Đề nghị các đại biểu thường xuyên giám sát hoạt động của đường dây nóng. Xin cử tri, nhân dân bao dung với ngành y khi vẫn có những con sâu làm rầu nồi canh dù toàn ngành đã nỗ lực lớn, mỗi năm hàng triệu ca bệnh được cứu chữa” – Bộ trưởng Y tế chốt lại phần trả lời “nóng” tại hội trường với lời hứa sớm hoàn thành đề án tăng cường y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của y tế tuyến dưới… để tiến tới nâng cao y đức hơn nữa.
Theo tập hợp chất vấn gửi bằng văn bản của các đại biểu Quốc hội đến các Bộ trưởng tại kỳ họp này, Bộ trưởng Y tế nằm trong top 3 Bộ trưởng nhận được nhiều chất vấn nhất. Rất nhiều câu hỏi chất vấn trong đó đề cập đến vấn đề y đức nói chung, vụ bác sĩ ném xác ở thẩm mỹ viện Cát Tường nói riêng.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng trực tiếp trả lời chất vấn
Dù dư luận đang bức xúc về nhiều vụ tiêu cực xảy ra trong ngành y nhưng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến không có trong danh sách tư lệnh đăng đàn.
Vì sao tư lệnh các ngành đang xảy ra nhiều vấn đề được dư luận quan tâm không có mặt trong danh sách chất vấn lần này thưa ông?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Đoàn thư ký kỳ họp đã đưa ra danh sách các bộ trưởng để xin ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về thành viên Chính phủ trả lời chất vấn dựa trên 3 nguyên tắc: Cơ sở phiếu xin ý kiến các ĐBQH; kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp về các vấn đề bức xúc, cử tri quan tâm; ưu tiên các bộ trưởng từ đầu nhiệm kỳ đến giờ chưa có dịp trả lời chất vấn tại QH.
Qua tổng hợp ý kiến ĐBQH, đoàn thư ký báo cáo với Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH và đến nay đã chọn 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn gồm: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Chánh án TAND Tối cao. Đây cũng là 4 đại diện đầy đủ cho các khối kinh tế, xã hội và tư pháp.
Vừa qua, dư luận rất bức xúc trước hàng loạt vấn đề tiêu cực xảy ra ở ngành y. Vì sao đoàn thư ký không đưa Bộ trưởng Y tế vào danh sách chất vấn kỳ này?
Khi đưa ra danh sách các vị bộ trưởng, trưởng ngành để xin ý kiến thì phải dựa vào câu hỏi chất vấn. Bộ trưởng Y tế không nhận được nhiều câu hỏi, chỉ xếp vị trí thứ 7-8 nên không đưa vào danh sách.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (thứ hai từ phải sang) không có trong danh sách trả lời chất vấn kỳ này - Ảnh: Hoàng Bắc
Vì sao phiếu xin ý kiến không có mục để ĐBQH đề nghị danh sách bộ trưởng khác trả lời chất vấn, thưa ông?
Nhiều ĐBQH đã đề nghị thêm danh sách đưa vào chất vấn như Bộ Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Xây dựng... nhưng các bộ trưởng này chỉ nhận được từ 2-4 phiếu đề nghị trong khi các vị kia đều trên 80% ý kiến phản hồi đề nghị.
Việc chọn Chánh án TAND Tối cao để chất vấn lần này phải chăng do những vụ xét xử oan sai vừa qua, nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang?
Có lẽ các ĐBQH sẽ tập trung hỏi về nội dung đó nhưng chất vấn chánh án không chỉ riêng về việc oan sai mà còn đề cập đến các vấn đề khác nữa.
Ông cho biết cách thức chất vấn lần này có gì khác với trước?
Kỳ họp QH lần này có đổi mới là thời gian chất vấn từ 2 ngày rưỡi lên 3 ngày (từ 19 đến ngày 21/11), trong đó có 1 buổi phó thủ tướng thay mặt Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của QH về chất vấn tại kỳ họp 3, 4, 5, sau đó các ĐBQH sẽ thảo luận ở hội trường.
Còn lại, theo thông lệ, kỳ họp cuối năm, Thủ tướng Chính phủ sẽ có báo cáo những ý kiến tập hợp được qua các vị bộ trưởng trả lời. Thủ tướng sẽ phát biểu và sau đó sẽ trả lời các vị ĐBQH nếu như có chất vấn thêm. Nội dung chất vấn Thủ tướng cũng rất rộng, nhiều vấn đề, trong đó tập trung nhiều vào lĩnh vực kinh tế.
Ông Nguyễn Văn Nên làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Ngày 14/11, QH đã bỏ phiếu về việc phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Nguyễn Văn Nên, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Kết quả, 362/466 ĐBQH đồng ý, đạt tỉ lệ 72,69%; 104 ĐB không đồng ý, chiếm 20,29%. Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Nên đạt 85,94% ĐB tán thành. Như vậy, ông Nguyễn Văn Nên chính thức trở thành Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thay ông Vũ Đức Đam vừa được QH phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng.
Đề nghị bầu bổ sung nhiều nhân sự QH Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng ngày 14/11 cho biết tại kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII, QH đã nhất trí thông qua số lượng UBTVQH là 18 nhưng mới bầu được 17, khuyết vị trí trưởng Ban Dân nguyện. QH cũng thông qua cơ cấu số lượng phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật là 5 nhưng mới bầu được 4 vị. Do vậy đề nghị QH cho bầu bổ sung. Ngoài ra, UBTVQH cũng đề nghị QH cho bầu bổ sung 1 phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc; 1 phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; 1 phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội và 1 phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại. Ngày 15/11, QH bỏ phiếu thông qua nội dung đề nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu cụ thể các nhân sự để QH xem xét. Việc bỏ phiếu bầu sẽ tiến hành vào sáng 16/11.
Theo Thế Dũng
Vụ Cát Tường: Không thấy xác, các cơ quan tố tụng sẽ tranh cãi nảy lửa? Nếu không tìm thấy xác nạn nhân thì không thể truy tố đối tượng Tường về hành vi giết người và kể cả hành vi xâm phạm thi thể Trước băn khoăn của dư luận về việc nếu không tìm thấy thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền thì "bác sỹ đồ tể" Nguyễn Mạnh Tường sẽ bị xử lý về tội...