Bộ trưởng Y tế: “Với TPHCM, việc tìm nguồn lây rất khó khăn”
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng TPHCM có thể tiếp tục xuất hiện những ca lây nhiễm tại cộng đồng nhưng không phát hiện được nguồn lây. Lý do là dịch đã đi qua một số chu kỳ lây nhiễm.
“Thời gian qua tình hình dịch tại phía Nam, đặc biệt tại các địa phương như TPHCM, Bình Dương và một số tỉnh khác khiến Bộ Y tế rất lo ngại”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định.
Cụ thể, đối với TPHCM, theo đánh giá chung có thể tiếp tục xuất hiện những ca lây nhiễm tại cộng đồng nhưng không phát hiện được nguồn lây. Lý do là dịch đã đi qua một số chu kỳ lây nhiễm nên việc tìm ra nguồn lây rất khó khăn.
Bên cạnh đó, nguy cơ lây nhiễm vào các khu công nghiệp rất lớn. Bản thân các khu công nghiệp đã có ca nhiễm. Cộng thêm TPHCM, đặc biệt là Bình Dương có mật độ công nhân lao động lớn, trong khi đó điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt tại nơi lưu trú rất chật hẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây nhiễm Covid-19 tại khu vực này.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
Vì vậy, Bộ Y tế đã đặt trọng tâm trong phòng chống dịch tại khu vực này, nhất là ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận có khu công nghiệp là phải tăng cường tất cả các biện pháp phòng, chống dịch tại khu công nghiệp.
Video đang HOT
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đã ban hành những hướng dẫn chi tiết về phòng chống lây nhiễm tại khu vực này, như khi chưa có ca mắc thì cần triển khai những biện pháp nào, khi có một ca mắc thì làm gì và khi có nhiều ca mắc thì triển khai phòng, chống dịch như thế nào?… Trên cơ sở đó, các địa phương phải áp dụng theo hướng dẫn này của Bộ Y tế.
Giãn cách xã hội: Phải “chặt cả bên ngoài và chặt cả bên trong”
Bộ trưởng cho rằng trong thời gian qua, đặc biệt đối với TPHCM hiện nay, những biện pháp ứng phó đã tương đối sớm, kịp thời và chủ động. Các địa phương của phía Nam đang thực hiện rốt ráo tất cả các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý TPHCM phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, cho dù là theo Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 16 thì cũng không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, tình trạng giao lưu đi lại giữa các khu vực lẫn nhau. Điều đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
“TPHCM cần phải “chặt cả bên ngoài và chặt cả bên trong”, có như thế mới có thể kiểm soát được tốc độ lây nhiễm tại đây”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vấn đề tiếp theo đối với TPHCM là phải triển khai chặt, quyết liệt hơn các biện pháp về xét nghiệm và phải xét nghiệm trên từng quy mô phù hợp. Bộ Y tế đã có hướng dẫn khu vực nào cần xét nghiệm toàn dân, khu vực nào chỉ xét nghiệm những đối tượng nguy cơ…
“Không riêng TPHCM mà các địa phương đều phải tăng cường xét nghiệm. Đây là mấu chốt quan trọng để kiểm soát dịch nhanh hay chậm”, Bộ trưởng nói.
Bộ Y tế cũng đề nghị TPHCM tăng cường tầm soát tất cả những người đến các cơ sở y tế, bao gồm cả những bệnh nhân và những người có yếu tố nguy cơ… Các địa phương khác cũng cần thực hiện như vậy và không nên ngần ngại thực hiện giãn cách theo từng quy mô phù hợp với tình hình dịch. Trong trường hợp cần thiết thì thực hiện phong tỏa và phải thật nghiêm.
“Phải chia nhỏ các điểm tiêm vắc xin”
Về tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại TPHCM chưa đạt được tiến độ theo yêu cầu, Bộ trưởng Long cho rằng khâu chuẩn bị và kịch bản cho công tác tiêm chủng có những trục trặc ban đầu. TPHCM cũng đã có những thay đổi trong cách thức thực hiện, thay đổi về quy trình, tổ chức điểm tiêm.
“Chúng tôi hy vọng trong thời gian ngắn nữa, TPHCM sẽ đảm bảo tốc độ tiêm theo yêu cầu. Bộ cũng đã có khuyến cáo TP phải chia nhỏ các điểm tiêm, tiêm theo giờ, không để tụ tập quá đông người trong một thời điểm như vậy làm tăng nguy cơ lây nhiễm tại điểm tiêm đó. Điều này các địa phương khác khi tổ chức cũng cần phải lưu ý”, Bộ trưởng nói.
Thêm 2 người ở TP.HCM mắc Covid-19
Các trường hợp mới có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 đều từng tiếp xúc bệnh nhân 1347 (giáo viên tiếng Anh tại TP.HCM).
Theo Chính phủ , chiều 1/12, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông báo TP.HCM thêm 2 trường hợp lây nhiễm SARS-CoV-2 từ bệnh nhân 1347.
Cụ thể, bệnh nhân D.G.H., nam, 14 tháng tuổi, quốc tịch Việt Nam (địa chỉ ở 26 Lô E, Lò Gốm, phường 7, quận 6, TP.HCM). Đây là bệnh nhân tiếp xúc gần BN1347. 13h30 ngày 30/11, bệnh nhân được chuyển cách ly tập trung và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 lúc 18h cùng ngày.
Hiện bé được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), không có triệu chứng. Qua điều tra lịch trình tiếp xúc, cơ quan y tế xác định có 17 người tiếp xúc gần bệnh nhi. Tất cả đều được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm.
Bệnh nhân thứ hai là N.T.T., nữ, 28 tuổi, địa chỉ ở 70 Hoàng Lê Kha, phường 9, quận 6. Đây là học viên của BN1347 tại Trung tâm Anh ngữ Key English, quận 10. Qua điều tra, truy vết, 9 người tiếp xúc gần nữ sinh này đã được cách ly và chờ xét nghiệm.
Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm cho người dân tại TP.HCM. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
Trao đổi với Zing, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chuyên gia phòng, chống dịch Covid-19, cho biết quy định quá lỏng lẻo, không quyết liệt trong thời gian cách ly đã tạo ra ca nhiễm này, nếu thêm nhiều người mắc khác sẽ thành ổ dịch trong cộng đồng.
Sau khi phát hiện ca lây nhiễm cộng đồng ở TP.HCM, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị các đơn vị giám sát chặt chẽ việc tổ chức, thực hiện cách ly tại khu vực được chỉ định làm khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà và nơi lưu trú.
Những người không có trách nhiệm không được vào khu vực cách ly. Người được cách ly phải thực hiện đúng quy định, thường xuyên đeo khẩu trang và không được tiếp xúc gần với người xung quanh.
TP.HCM bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho 8.000 nhân viên chống dịch Sáng 22/3, TP.HCM bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho 8.000 nhân viên tham gia chống dịch, dự kiến diễn ra từ hôm nay đến 19/4. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), dự kiến đợt tiêm vaccine đầu tiên diễn ra từ 22/3 và hoàn thành trước 19/4, với mục tiêu 95% nhân viên tham gia chống dịch COVID-19...