Bộ trưởng Y tế: “Trận chiến với Covid-19 tại TPHCM là khốc liệt nhất”
“Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp song chúng ta đã trải qua những thời khắc cam go, khốc liệt. Có lẽ trong cuộc đời người làm nghề y đây là trận chiến khốc liệt nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Sáng 29/10, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đã có buổi làm việc, gặp gỡ tri ân những thầy thuốc đã hỗ trợ thành phố chống dịch thời gian qua.
“Thật sự tôi không biết nói gì, không biết bắt đầu từ đâu để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình mà chỉ biết nói là “chúng ta”. Từ này thể hiện sự chung vai, sát cánh của ngành y tế với thành phố trong cuộc chiến này”, Bí thư Nguyễn Văn Nên chia sẻ.
Bí thư Nên thừa nhận đây là cuộc chiến khốc liệt, nghiệt ngã, vượt trên cả cuộc chiến thông thường, không có ngôn từ nào diễn tả hết những hy sinh cao cả này.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên tại buổi gặp (Ảnh: Trần Minh).
Theo Bí thư Thành ủy TPHCM, trong cuộc chiến chống dịch, với biến chủng Delta lần này, TPHCM rơi vào tâm dịch, để có giây phút tương đối bình yên như hiện nay, TPHCM vô cùng biết ơn sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, các địa phương… Đồng thời, thành phố cũng gửi lời cảm ơn chân thành với đội ngũ chiến sĩ áo trắng đã có mặt trên tuyến đầu chống dịch. Con số này lên đến gần 25.000 người.
“Tôi nghĩ đây là một cuộc huy động nhân lực lớn nhất chưa từng có của lịch sử ngành y tế. Lịch sử sẽ ghi lại những hy sinh vất vả của các chiến sĩ áo trắng trong cuộc chiến chống dịch chưa có trong tiền lệ này”, Bí thư Nguyễn Văn Nên bày tỏ.
Video đang HOT
Cả nước đang ở trong giai đoạn bình thường mới, TPHCM cố gắng tối đa, hết sức để không lặp lại những gì kinh khủng trong thời gian qua. Vì thế, thành phố mong Bộ Y tế hỗ trợ chia sẻ hướng dẫn cho y tế của thành phố, lấy đó làm điểm để nhân rộng ra, cử chuyên gia người có kinh nghiệm hỗ trợ thành phố hoàn thiện sớm chiến lược y tế trong giai đoạn này.
Chia sẻ những kỷ niệm chống dịch tại huyện Củ Chi, địa phương đầu tiên của TPHCM đẩy lùi được dịch Covid-19, TS Nguyễn Vũ Trung, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ, Tổ trưởng Tổ công tác của Bộ Y tế tại Củ Chi xúc động kể về nghĩa tình của cán bộ và người dân địa phương đối với lực lượng chi viện.
“Bản thân tôi chưa bao giờ tham gia chiến dịch đặc biệt như vậy. Tôi có may mắn có thời gian công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và cũng trải qua nhiều đợt phòng chống dịch như tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, đợt dịch Covid-19 thứ nhất và hai, tuy nhiên đợt dịch Covid-19 lần này rất đặc biệt.
Có những bài học mãi mãi không bao giờ quên được, con đường tôi đã đi, những suất cơm, cân táo được người dân đùm bọc cán bộ y tế chi viện…”, TS Trung nói.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp song chúng ta đã trải qua những thời khắc cam go, khốc liệt. Có lẽ trong cuộc đời người làm nghề y đây là trận chiến khốc liệt nhất.
Như nhiều giáo sư, các thầy, các bác sĩ cũng nói rằng 4 tháng kinh nghiệm tại TPHCM còn có thể nhiều hơn kinh nghiệm của 5 năm, thậm chí cả cuộc đời. Có nhiều người đã trải qua thời khắc rất khó khăn. Tuy nhiên cuộc sống đang dần trở lại với thành phố.
Bộ trưởng xin gửi lời chúc mừng với thành phố, đặc biệt là người dân TPHCM. Những gì TPHCM đạt được như ngày hôm nay là sự đóng góp, đồng lòng, nhất trí của người dân dù trải qua sự mất mát, khó khăn vất vả.
Nhớ lại thời điểm điều lực lượng vào TPHCM với con số đến hơn 10.000 người, Bộ trưởng cho biết thời điểm đó chúng ta đã mường tượng ra cuộc chiến ở TPHCM khốc liệt hơn rất nhiều. Thống kê bước đầu có gần 25.000 lượt cán bộ y tế, 39 đơn vị y tế của Bộ đã điều động vào TPHCM.
“Câu chuyện hồi sức tích cực là cực kỳ quan trọng. Bộ có thể vận chuyển máy móc, cử người vào nhưng để thiết lập được các trung tâm hồi sức tích cực không phải đơn giản vì cần bồn oxy, họng oxy…, vừa thiết kế vừa thi công. Nếu ngồi kiểm đếm lại thì quy trình chắc 90% là sai, vì khi đó không có quy trình gì cả”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Y tế: "Nâng cao cảnh giác, không để xảy ra đợt dịch mới"
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đã xuất hiện các ổ dịch mà nguồn lây chủ yếu từ người về từ vùng dịch.
Các địa phương phải giám sát chặt, theo dõi sức khỏe tại nhà không có nghĩa "thả lỏng".
Chiều 24/10, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến kiểm điểm, đánh giá 10 ngày thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn với tình hình mới.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá về cơ bản Việt Nam đã kiểm soát được tình hình dịch tại các địa bàn trọng điểm như TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và một số địa phương khác. Tuy nhiên sau khi nới lỏng giãn cách, lượng người từ vùng có dịch về các địa phương rất nhiều và đã xuất hiện các ổ dịch mà nguồn lây chủ yếu từ những người trở về từ các vùng dịch. Phú Thọ, Thanh Hóa, Nam Định hay một số địa phương ở khu vực Tây Nam Bộ đã ghi nhận nhiều ca bệnh liên quan đến người trở về từ vùng dịch.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long (Ảnh: Nguyễn Nhiên).
"Chúng tôi bày tỏ lo ngại nguy cơ bùng phát dịch rất lớn trong thời gian tới. Do đó, các địa phương phải nâng cao hơn mức độ cảnh giác với dịch", Bộ trưởng Bộ Y tế Long nhấn mạnh.
Bộ trưởng đề nghị các địa phương phải rà soát lại, kiểm soát người về từ 4 địa bàn TPHCM, Long An, Bình Dương và Đồng Nai để phát hiện kịp thời và triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Theo đó, phải giám sát chặt chẽ, tiến hành xét nghiệm, cách ly... theo đúng hướng dẫn.
Liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 128 và Quyết định 4800 của Bộ Y tế, vẫn còn một vài nơi áp dụng cứng nhắc.
Bộ Y tế lưu ý các địa phương trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn cần trao đổi với Bộ Y tế. Quan trọng hơn cả là phải kiểm soát được tình hình dịch, tránh để xảy ra đợt dịch tiếp theo.
Bộ Y tế họp trực tuyến với các địa phương vào chiều 24/10 (Ảnh: Nguyễn Nhiên).
Bộ trưởng cũng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng Covid-19, đây là một trong những tiêu chí phân loại cấp độ dịch. Đồng thời, chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống điều trị, phải đảm bảo giường bệnh cho tình huống có nhiều ca mắc, có máy thở, có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu, có oxy... để khi dịch xảy ra thì kiểm soát được và giảm tối đa số ca tử vong; phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực điều trị cho cán bộ y tế.
Liên quan đến công tác xét nghiệm, lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị các địa phương thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong xét nghiệm phải lưu ý gộp mẫu, kể cả PCR cũng có thể gộp đến 20 mẫu.
Liên quan đến việc cách ly, phong tỏa phòng chống dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý các địa phương cần phong tỏa và cách ly nhỏ nhất có thể: chỉ vài nhà trong một ngõ hay một vùng nhỏ trong một xã, phường. Trong vùng phong tỏa, cách ly nhỏ cần làm xét nghiệm nhiều vòng lặp lại.
"Người đi từ vùng dịch về đã đủ điều kiện theo dõi sức khỏe tại nhà, nhưng không có nghĩa là "thả lỏng" mà phải dựa vào tổ Covid cộng đồng thường xuyên kiểm tra, giám sát", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Y tế: 3 khó khăn của Việt Nam khi tiếp cận nguồn vắc xin Covid-19 Tình trạng khan hiếm nguồn cung trên toàn cầu vẫn đang diễn ra, các nước lại thay đổi chính sách trong tiêm chủng, giảm bớt cung ứng nên kế hoạch tiếp nhận vắc xin tại nước ta bị ảnh hưởng. "Trong tháng 10 này, mặc dù chúng ta có kế hoạch tiếp nhận vắc xin Covid-19 với số lượng lớn, tuy nhiên nguồn...