Bộ trưởng Y tế: Số ca Covid-19 đang tăng, số tử vong có xu hướng giảm
Báo cáo lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, số ca mắc Covid-19 mới đang tăng do mở rộng xét nghiệm; số ca tử vong đang có xu hướng giảm do hiệu quả các biện pháp mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 với 20 tỉnh thành đang phải giãn cách xã hội do dịch (Ảnh: VGP).
Sáng 29/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã chủ trì hội nghị trực tuyến với 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 209 quận huyện, thị xã và 1.060 xã phường, thị trấn để quán triệt nghiêm việc thực hiện các Công điện của Thủ tướng và một số biện pháp trọng tâm trong phòng, chống dịch.
Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.
TPHCM, Bình Dương có số ca mắc mới vẫn ở mức cao, với khoảng 50% ghi nhận tại cộng đồng. Xu hướng số ca mắc hàng ngày đang gia tăng do đang tăng cường thực hiện xét nghiệm trên diện rộng.
Tại Long An, Tiền Giang, số ca mắc tại cộng đồng đã có xu hướng giảm nhưng vẫn đang ở mức cao (chiếm khoảng 30-50%).
Các tỉnh còn lại tại khu vực miền Nam, tình hình dịch đang từng bước được kiểm soát. Số ca mắc được phát hiện qua sàng lọc tại cộng đồng (khoảng 7-15%) có xu hướng giảm dần. Các tỉnh như Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Bình Phước, Sóc Trăng, Bến Tre có số ca mắc tại cộng đồng thấp, trung bình dưới 20 ca/ngày, đa số rõ nguồn lây.
Tại Hà Nội và các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, dịch bệnh cơ bản vẫn đang trong tầm kiểm soát do thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và thực hiện giãn cách xã hội sớm, kịp thời.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế cũng nhấn mạnh, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn nên vẫn có thể ghi nhận thêm các ổ dịch mới.
Video đang HOT
Bộ trưởng Y tế báo cáo tại cuộc họp.
Nhiệm vụ kéo giảm tỷ lệ tử vong, Bộ trưởng Y tế nêu thông tin, tại TPHCM, số ca tử vong tăng nhanh trong tuần từ giữa tháng 7 và cao nhất vào tuần thứ 2 và thứ 3 tháng 8/2021. Xu hướng này, theo Bộ trưởng, giống nhau giữa các tầng điều trị và hiện đang có xu hướng giảm do hiệu quả bước đầu triển khai tích cực các biện pháp.
Cụ thể, đó là biện pháp gói điều trị F0 tại nhà, trạm y tế lưu động (411 trạm y tế tại TPHCM); hỗ trợ, hội chẩn, chỉ đạo chuyên môn từ Trung tâm hồi sức tầng 3 xuống các bệnh viện quận/huyện và bệnh viện dã chiến; vận hành các trung tâm hồi sức (tầng 3).
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định, các giải pháp đã có hiệu quả giảm số ca tử vong; mặc dù số ca phát hiện vẫn khá lớn, cao hơn trung bình những ngày trước khi triển khai xét nghiệm diện rộng.
Cũng theo báo cáo của người đứng đầu ngành Y tế, tại Việt Nam, đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ 27/4/2021 đến nay cả nước đã ghi nhận 419.617 ca, 208.176 người đã khỏi bệnh (50%), 10.370 ca tử vong; có 8/62 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 4 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát, có một tỉnh chưa ghi nhận ca mắc (Cao Bằng). Tính đến ngày 28/8/2021, cả nước đã tiêm được 19.223.460 liều vắc xin.
Bộ Y tế đã huy động tổng lực ngành y tế cho TPHCM và các tỉnh, thành phố phía Nam. Nhân lực y tế đã huy động trên 16.000 y, bác sỹ và cán bộ y tế hỗ trợ cho khu vực phía Nam; điều động số lượng lớn các trang thiết bị, máy thở, vật tư thuốc men cho các địa phương này; thiết lập và vận hành hiệu quả 11 trung tâm hồi sức bệnh nhân nặng tại khu vực phía Nam, riêng TP. Hồ Chí Minh đã có 6 Trung tâm với lượng lớn số giường cấp cứu và đã có những kết quả tích cực trong việc giảm tử vong.
Phần đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại mốc ngày 25/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 được kiện toàn, thành phần được mở rộng gồm đại diện của Quốc hội, ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Bộ trưởng.
Trước đó ngày 22, 23/8, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1099, số 1102 về tăng cường giãn cách xã hội và các biện, pháp phòng chống dịch. Ngoài những quan điểm, tư tưởng và các giải pháp chống dịch, các công điện này có một số bổ sung, đổi mới, đặc biệt lấy xã, phường, thị trấn, nhà máy, xí nghiệp là pháo đài, người dân là chiến sĩ.
Sau khi các địa phương triển khai thực hiện chỉ đạo được gần một tuần, Ban Chỉ đạo Quốc gia họp để thảo luận, đánh giá một số vấn đề như: cần phải điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện, rút kinh nghiệm những việc gì trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; đặc biệt, các lãnh đạo ở xã, phường, có đề xuất kiến nghị gì với trung ương, tỉnh, huyện…
Thủ tướng cho biết, trong sáng nay ông đã chỉ đạo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng sớm tổ chức việc kết nối trực tuyến xuống tận xã, phường để thông suốt chỉ đạo từ Chính phủ, từ Trưởng ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo đến xã, phường. Thủ tướng nhấn mạnh “lấy xã phường làm pháo đài thì phải chỉ đạo được đến pháo đài”.
Thủ tướng: 'Tăng cường y tế xã, phường để người dân tiếp cận sớm, giảm ca tăng nặng
Thủ tướng nhấn mạnh rằng tăng cường hệ thống y tế xã, phường là để người dân được tiếp cận sớm, tiếp cận nhanh nhất và còn giúp phân loại để có điều trị phù hợp, giúp giảm số ca tăng nặng.
Theo Thủ tướng, tăng cường y tế xã, phường giúp giảm số ca tăng nặng, tử vong. ẢNH: NHẬT BẮC
Kết luận cuộc họp đầu tiên trên cương vị Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chiều muộn 25.8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần tăng cường hệ thống y tế xã, phường để người dân được tiếp cận sớm, tiếp cận nhanh nhất và còn giúp phân loại để có điều trị phù hợp.
Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong 2 ngày qua, lực lượng y tế đã triển khai các lực lượng, kết hợp sử dụng nhiều phương thức để tiến hành xét nghiệm toàn TP.HCM để nhanh chóng sàng lọc F0, đưa ra các giải pháp cách ly, điều trị phù hợp.
Qua xét nghiệm, với tổng lượng mẫu đã lấy khoảng nửa triệu, tỷ lệ nhiễm dao động khoảng 3,6%, so với trước đây tỷ lệ này vào khoảng 4 - 5%, cá biệt có địa điểm lên tới 10%, như vậy tỷ lệ nhiễm đã giảm, đây là tín hiệu khả quan.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc triển khai dịch vụ y tế gần dân nhất, Bộ Y tế phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương khẩn trương triển khai đưa vào hoạt động 393 trạm y tế lưu động. Các trạm đều được trang bị các trang thiết bị khám chữa bệnh, bình ô xy và các loại thuốc điều trị cần thiết, hoạt động 24/7. Người dân TP.HCM cảm thấy an tâm khi được các cán bộ y tế đi vào từng khu vực phát thuốc, khám bệnh, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe...
Theo đánh giá ban đầu của Bộ Y tế, mô hình này có ý nghĩa quan trọng là quản lý được sức khỏe và giúp ngay cho người dân trên địa bàn khi có nhu cầu về chăm sóc y tế.
Bên cạnh đó, các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 theo phân tầng cũng được kiện toàn để bảo đảm phục vụ công tác điều trị. Với phương châm vừa triển khai, vừa kiểm tra, giám sát, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh kịp thời những điểm chưa hợp lý để bảo đảm hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch...
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tin rằng nếu chúng ta giữ chắc được như thế này, cùng với đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin thì tình hình dịch bệnh tại TP.HCM sẽ sớm được kiểm soát.
Tăng cường y tế xã, phường giúp giảm số ca tăng nặng, tử vong
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng một lần nữa nhắc lại tinh thần "phải tranh thủ thời gian vàng để ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát dịch bệnh khi giãn cách xã hội".
Ông yêu cầu đã thực hiện giãn cách là phải thực hiện nghiêm, phải thực hiện tốt việc đảm bảo an sinh xã hội theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, trước hết là không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc.
Thứ hai, phải đảm bảo cho mọi người dân đều được tiếp cận dịch vụ y tế ở mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh nhất. "Chúng ta tăng cường hệ thống y tế xã, phường để người dân được tiếp cận sớm, tiếp cận nhanh, tiến hành phân loại hợp lý để có phương án điều trị phù hợp. Điều này vừa góp phần giảm tải cho y tế tuyến trên, giảm số ca tăng nặng, tử vong. Đây chính là lấy "xã, phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ" trên mặt trận phòng chống dịch bệnh", Thủ tướng nói.
Thứ ba, Thủ tướng yêu cầu phải tổ chức triển khai công tác xét nghiệm thực sự khoa học, hợp lý; triển khai tiêm vắc xin nhanh chóng, hiệu quả; cộng với thuốc điều trị.
Thủ tướng cho biết, chiến lược ngoại giao vắc xin đang được tích cực triển khai và vừa qua, chúng ta đã ký được các hợp đồng lớn về vắc xin phòng Covid-19.
Bên cạnh việc tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương không quên thực hiện các nhiệm vụ khác như: bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, vừa chống dịch, vừa sản xuất nhưng phải bảo đảm an toàn, "an toàn mới sản xuất"...
Thủ tướng lưu ý các bộ ngành địa phương trong công tác phòng chống dịch Covid-19 phải chăm lo cho cả những người nước ngoài đang ở Việt Nam. Đồng thời phải thường xuyên đúc kết, sơ kết, điều chỉnh, bổ sung các biện pháp phòng chống dịch cho phù hợp với diễn biến tình hình. Kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập, phát huy những cái tốt, những gì đã làm được để bảo đảm chống dịch đạt hiệu quả cao nhất.
Bộ Y tế công bố ca tử vong do Covid-19 thứ 81 Chiều tối 30/6, Bộ Y tế cho biết trường hợp này là bệnh nhân nam 61 tuổi, ở TPHCM. Nguyên nhân tử vong là viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch, biến chứng suy hô hấp tiến triển, suy đa tạng. Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thông báo ca tử vong số 81...