Bộ trưởng Y tế: Phải chấp nhận phong toả, giãn cách để chặn dịch COVID-19
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến nghị Hải Dương chấp nhận phong tỏa, giãn cách trong 2 tuần để chặn tốc độ lây lan của dịch COVID-19.
Phát biểu tại hội nghị truc tuyen chi đao cong tac phong chong dich benh COVID-19 với tỉnh Hải Dương, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị tỉnh Hải Dương nghiên cứu áp dụng Chỉ thị 16 ở diện rộng hơn (hiện mới thực hiện tại 1 huyện, 1 thành phố) để không đi chậm hơn dịch.
” Chỉ thị 16 làm chậm lại, ngăn chặn dịch lây lan. Chúng ta phải chấp nhận phong tỏa, giãn cách trong 2 tuần để chặn lại tốc độ lây nhiễm của dịch. Chúng tôi khuyến nghị như vậy, còn thực hiện Chỉ thị 16 tại bao nhiêu huyện, xã là do tỉnh quyết định. Tuy chúng ta áp dụng Chỉ thị 16 nhưng theo hướng giãn cách trên diện rộng, phong tỏa trên diện hẹp để không ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Chúng ta phong tỏa, nhưng không tuân thủ nghiêm vấn đề cách ly, nhà giãn cách nhà, người giãn cách người thì chúng ta khó có thể thực hiện được chống dịch”, Bộ trưởng phân tích.
Ông Nguyễn Thanh Long nhận định, tình hình dịch bệnh tại Hải Dương có yếu tố nguy cơ cao hơn Đà Nẵng vì tốc độ lây lan nhanh, hệ số lây nhiễm cao, thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng đào thải nhanh hơn, tốc độ lây lan gấp 4 lần chủng cũ. Có nhiều yếu tố tiềm ẩn nguy cơ dịch diễn biến phức tạp và có thể kéo dài hơn.
Hải Dương phải hết sức lưu ý ổ dịch Cẩm Giàng. ” Đây là mối lo ngại của chúng tôi” , Bộ trưởng nhấn mạnh và lưu ý tỉnh phải chú trọng công tác phòng chống dịch tại các ổ dịch Kinh Môn, Nam Sách. ” Tốc độ lấy mẫu và xét nghiệm phải nhanh hơn, chúng ta đang có xu hướng đi chậm, quan điểm là không nên đuổi theo dịch mà phải chặn dịch “, ông nói.
Hoi nghi truc tuyen chi đao cong tac phong chong dich benh COVID-19 tren đia ban tinh Hải Dương.
Video đang HOT
Đồng ý với quyết định xét nghiệm diện rộng của tỉnh Hải Dương, Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý tỉnh nên ưu tiên tối đa cho việc phòng chống dịch trước, ví dụ tại các xã trên địa bàn Cẩm Giàng, Chí Linh cần lấy mẫu xét nghiệm chùm.
Đối với khu công nghiệp, ông tán đồng phương án của tỉnh là giãn cách xã hội nhưng vẫn đảm bảo sản xuất. Tỉnh không nên quá ưu tiên xét nghiệm toàn bộ mà trước hết tập trung những nơi có dịch; mặc dù vẫn triển khai sản xuất nhưng phải tuân thủ quy định an toàn theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.
Liên quan đến công tác xét nghiệm, lo ngại việc trả mẫu còn chậm, cường độ làm việc của CDC Hải Dương quá căng thẳng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lập tức điều “đội quân thiện chiến” của Bộ Y tế hỗ trợ Hải Dương. Ông yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai đưa máy móc, nhân lực đến lập labo xét nghiệm tại Bệnh viện Dã chiến số 2. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương sẽ thiết lập labo xét nghiệm tại Bệnh viện Dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế Chí Linh). Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ xuống khảo sát ngay tại huyện Cẩm Giàng để lập labo tại đây.
“Làm sao để trả kết quả xét nghiệm trong ngày, tránh để qua ngày. Không dồn xét nghiệm về CDC Hải Dương như hiện nay “, Bộ trưởng nói. Ông cũng yêu cầu Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương kêu gọi sinh viên quay lại trường sớm để hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm. Trường Cao đẳng Dược Trung ương – Hải Dương cũng cần chuẩn bị tinh thần hỗ trợ tỉnh.
Liên quan đến vấn đề cách ly, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng cần quan tâm, chỉnh đốn lại các khu cách ly, giải toả ngay toàn bộ khu cách ly tại Trường nghề Canada vì ở đây đã có ca nhiễm. Khu cách ly tại Trường tiểu học Chu Văn An cũng cần được đánh giá lại, nếu cần thiết thì không tổ chức cách ly tại đó nữa.
Ông Long đề nghị giao cho quân đội quản lý, vận hành toàn bộ những địa điểm cách ly lớn trên 50 người để đảm bảo tính tuân thủ trong cách ly. Đối với những địa điểm cách ly tập trung công nhân của nhà máy Poyun và Kuroda Kagaku, Bộ trưởng đề nghị Quân khu 3 rải ra các địa phương lân cận do quân khu quản lý đưa những trường hợp cách ly này ra khỏi Hải Dương.
“Không cho trứng vào một giỏ vì vẫn còn nguy cơ lây nhiễm. Chúng ta chỉ để lại những nơi đảm bảo kiểm soát tốt” , Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh, đồng ý với việc tăng cường xét nghiệm trong các khu cách ly để kịp thời phát hiện ca bệnh ngay tại đó.
Liên quan đến công tác điều trị, ông Nguyễn Thanh Long yêu cầu BV Bạch Mai tiếp tục tập huấn cho BV Dã chiến số 2, không nên sử dụng hết công suất của BV này mà tính sẵn phương án chuyển bệnh nhân sang BV Dã chiến số 3 vì có thể còn có thêm bệnh nhân…
“Với quan điểm hỗ trợ tuyệt đối cho Hải Dương, Bộ Y tế sẽ tiếp tục điều nhân lực, trang thiết bị nhưng mong tỉnh Hải Dương phát huy phương châm 4 tại chỗ và quyết liệt trong chống dịch hơn nữa “, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Bộ trưởng Y tế: Lo lắng khi chưa xác định được nguồn lây COVID-19 ở sân bay TSN
Tại cuộc họp khẩn ngày 8/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, rất lo lắng khi chưa thể xác định được nguồn lây của ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất và số ca nhiễm có thể tăng thời gian tới.
Xét nghiệm lần 2 đối với nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất (ảnh: HCDC)
Báo cáo từ các Trung tâm y tế quận huyện tại TPHCM sáng nay cho thấy, thành phố vừa ghi nhận thêm 24 ca dương tính với SARS-CoV-2. Những người này đã được đưa đi cách ly, điều trị.
Liên quan BN 1979 (nam nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất trú tại tỉnh Bình Dương), quận Bình Thạnh cho biết, 6 ca F1 đã có kết quả tất cả đều âm tính; 14 ca F2 thì có 5 ca nghi nhiễm cao ở các phường 28, khu Thanh Đa (3 trường hợp), phường 21 khu Thị Nghè (2 trường hợp).
Quận Gò Vấp có 5 người nghi mắc COVID-19. Quận 12 phát sinh 6 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đều liên quan các nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất mắc COVID-19 trước đó. Quận Bình Tân có 7 trường hợp dương tính (gồm 5 F2 và 2 người ở quán lẩu dê phường Bình Hưng Hòa B tiếp xúc bệnh nhân 1979).
PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, trong thời gian qua khi phát hiện ca bệnh 1979 mắc COVID-19, hệ thống y tế của TPHCM đã chủ động để lấy được số mẫu rất lớn, hiện nay còn địa bàn 6 quận huyện phải gấp rút kiểm soát.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 họp khẩn với các sở, ngành, quận, huyện theo hình thức trực tuyến ngày 8/2
"Tình trạng F1 âm tính, F2 dương tính, tôi cho rằng vấn đề xét nghiệm cần đặt lên hàng đầu, truy vết để phát hiện những ca rất sớm để kiểm soát. Làm thế nào để nhanh đưa mẫu về tận nơi, không bị nhầm lẫn. Khi có kết quả thì phải trả về đúng nơi để có thể xử lý ngay. Đối với địa bàn rộng phải rất cân nhắc, làm sao để điều tra dịch tễ được sớm hơn" - ông Lân nói.
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, có thể tạm thời phong tỏa, lấy mẫu toàn bộ khu phố đó nhưng sau đó có thể thu hẹp lại khu vực phong tỏa.
Bộ Y tế đề nghị Thành phố lấy mẫu trong gia đình. Ví dụ như khu Mã Lạng (Q.1, TPHCM) có hơn 3.500 nhân khẩu nhưng chỉ có 775 hộ gia đình. "Chúng ta có thể lấy toàn bộ các mẫu trong cùng gia đình, đưa vào chung một ống và xét nghiệm, nếu có mẫu dương tính thì đưa toàn bộ gia đình người đó đi cách ly và lấy mẫu lần 2. Với khu Mã Lạng đáng lý sẽ lấy hơn 3.500 nhưng giờ chỉ cần 775 mẫu" - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói.
Liên quan đến sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, hiện tại chưa thể xác định được khởi nguồn của ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất, có khả năng dịch COVID-19 đã tồn tại ở đây từ trước đó nhưng không được phát hiện.
"Cần lưu ý là các ca lây nhiễm tại khu vực bốc xếp, sân bay Tân Sơn Nhất, có thể khởi nguồn từ các ca xuất hiện trước đây. Chúng ta có thể đã không phát hiện được dịch bằng các biện pháp hiện có" - ông Long cho hay và đề nghị Thành phố thực hiện một số việc khẩn trưởng, quyết liệt phòng, chống dịch. Trong đó, ưu tiên nhất, phải xác định các trường hợp công nhân bốc xếp hàng hóa và người thân của họ là các trường hợp nguy cơ nhất, coi là những ca nghi nhiễm để có hướng xác định.
Cụ thể, không chỉ truy vết liên quan đến 29 trường hợp nhiễm (gồm 24 ca mới và 5 ca ghi nhận những ngày qua - PV) mà phải truy vết tất cả công nhân làm việc với nhau. Trước mắt truy vết 60 trường hợp công nhân liên quan đến các ca nhiễm, sau đó rộng ra các công ty khác.
Mặt khác, TPHCM phải tiến hành khoanh vùng thật nhanh những địa bàn có trường hợp nhiễm, lấy mẫu triệt để và trên diện rộng tất cả trường hợp liên quan các ca bệnh và ở trong khu vực có ca bệnh.
Bộ trưởng Y tế: 'Người dân Quảng Ninh có thể yên tâm đón Tết' Với những động thái dứt khoát, Quảng Ninh đã cơ bản kiểm soát tốt dịch, tạo sự an tâm cho người dân. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, vừa có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Bộ trưởng đánh giá cao hoạt động phong tỏa, truy vết, khoanh vùng, dập dịch của tỉnh. Cơ...