Bộ trưởng Y tế nói về giải trình tự gene virus của bệnh nhân người Nhật đã tử vong
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, kết quả của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trong sáng 15/2 cho thấy, nồng độ virus của bệnh nhân chuyên gia người Nhật ở mức độ khá cao. Bộ đang cho giải trình tự gene, khi đó mới xác định được chủng virus của bệnh nhân này.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, từ ngày 25/1/2021 đến nay đã ghi nhận 642 trường hợp mắc trong nước tại tại 13 tỉnh, thành phố gồm Hải Dương (465), Quảng Ninh (59), TP.Hồ Chí Minh (36), Hà Nội (32), Gia Lai (27), Bình Dương (6), Bắc Ninh (5), Điện Biên (3), Hưng Yên (3), Hòa Bình (2), Bắc Giang (2), Hải Phòng (1), Hà Giang (1). Tổng số tích lũy trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 của Việt Nam là 2.234, trong đó có 1.302 ca trong nước.
Từ 18h00 ngày 14/02 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới, trong đó 4 trường hợp tại Hải Dương đã được cách ly tập trung từ trước và 2 trường hợp tại Hà Nội, cụ thể 1 trường hợp nhập cảnh là chuyên gia Nhật Bản đã đột tử tại khách sạn Summer Set West Point (Hà Nội) vào ngày 13/2, trước đó chuyên gia này nhập cảnh đã qua cách ly tập trung14 ngày và có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV2 (lần 1 ngày 17/1/2021, lần 2 ngày 31/1/2021), sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 14/02.
Một trường hợp còn lại (nữ, 24 tuổi, cư trú tại số 14/4B Yên Thế, Điện Biên, Ba Đình), làm việc tại công ty TNHH Mitsui Việt Nam, được xác định là có tiếp xúc gần với BN2229 chuyên gia quốc tịch Nhật Bản nêu trên (họp cùng phòng ngày 2/2), được lấy mẫu và đưa đi cách ly tập trung tại Khu nhà ở sinh viên Tứ Hiệp, Hoàng Mai ngày 14/2, kết quả dương tính ngày 15/2.
Liên quan đến bệnh nhân chuyên gia quốc tịch Nhật Bản, Hà Nội đã phong tỏa tại khách sạn Somesert Westpoint tiến hành điều tra, phun khử khuẩn khu vực lấy mẫu và khu vực môi trường xung quanh. Qua điều tra sơ bộ, đã lấy 500 mẫu, trong đó có 18 trường hợp F1 (đã lấy mẫu bố, mẹ bệnh nhân nữ nói trên có kết quả âm tính).
Về trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 người Nhật Bản đã đột tử tại khách sạn ở Tây Hồ, Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trường hợp này đã hoàn tất thời gian cách ly tại TP.HCM từ ngày 17-31/1, đủ 14 ngày và đã qua 2 lần xét nghiệm có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Trường hợp này cách ly cùng 34 người khác và qua trích xuất camera, trong thời gian cách ly bệnh nhân thực hiện nghiêm quy định, không có tiếp xúc với bên ngoài.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, kết quả của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trong sáng 15/2 cho thấy, nồng độ virus của bệnh nhân này ở mức độ khá cao nên đưa ra hai giả thiết.
Giả thiết thứ nhất là mới lây nhiễm và có thể lây nhiễm ngay trong khu vực Hà Nội và không phải là F0. Bên cạnh trường hợp này, Hà Nội cũng phát hiện thêm hai trường hợp nữa cùng công ty với ca người Nhật Bản cũng cho kết quả xét nghiệm có nồng độ virus cao. Do đó nhiều khả năng mới bị lây nhiễm từ 5-7 ngày trước đó. Bộ đang cho giải trình tự gene và sẽ cho kết quả sau 48 giờ, khi đó mới xác định được chủng virus của bệnh nhân này.
Giả thiết thứ hai là ca bệnh này lây nhiễm từ khu cách ly (khi nhập cảnh vào Việt Nam). Dù có khả năng nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, giả thiết này có mức độ xảy ra thấp, vì 34 người khác cùng đi với bệnh nhân người Nhật và cùng cách ly tại khách sạn đó đều có kết quả âm tính.
Video đang HOT
Với ca bệnh này, Bộ Y tế cho rằng, Thành phố Hà Nội cần coi đây là ca lây nhiễm trong cộng đồng, phải triển khai biện pháp khoanh vùng, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, truy vết những điểm bệnh nhân đến và làm việc. Từ trường hợp này cho thấy các địa phương cần tiếp tục đề cao cảnh giác và tăng cường biện pháp phòng chống COVID-19, tiếp tục theo dõi giám sát chặt chẽ những trường hợp, nhất là người nước ngoài nhập cảnh từ 15/1 đến nay.
Bộ trưởng Y tế: Dịch ở Hải Dương khó lường và có thể kéo dài
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định, dịch Covid-19 có thể kéo dài và diễn biến khó lường, khiến ngành y tế lo ngại.
Chiều 14/2, tại Hải Dương, Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Thanh Long và Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, Phạm Xuân Thăng, đồng chủ trì hội nghị trực tuyến chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 tại địa phương.
Bộ trưởng Bộ Y tế và Tỉnh ủy Hải Dương cùng tổ chức hội nghị trực tuyến chống dịch Covid-19
Hội nghị kết nối đến các điểm cầu huyện, thành phố và các bệnh viện dã chiến đang điều trị bệnh nhân Covid-19.
Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBDN tỉnh Hải Dương, Lương Văn Cầu cho biết, từ 1 ca bệnh tại khu công nghiệp của TP Chí Linh tính đến hôm nay (14/2), tỉnh Hải Dương đã có 10/12 thành phố, huyện, thị xã có bệnh nhân Covid-19.
Toàn tỉnh hiện có 440 bệnh nhân, tập trung ở Chí Linh, Kinh Môn và Cẩm Giàng...
Để triển khai các biện pháp chống dịch, Hải Dương đã phong tỏa 66 khu dân cư, 9 thôn, 2 xã và 2 huyện, thành phố. Toàn tỉnh có 103 khu cách ly tập trung.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (trái) tại cuộc họp trực tuyến ở Hải Dương
Nhận định về tình hình của các ổ dịch trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch Lương Văn Cầu cho hay, ổ dịch Chí Linh có 234 ca mắc, trong đó có ca xét nghiệm đến lần thứ 3 mới dương tính; 6.099 trường hợp F1 đã xét nghiệm ít nhất 2 lần.
Đối với ổ dịch Cẩm Giàng ghi nhận 49 ca mắc, tổng số F1 là 1.550 đã xét nghiệm hết. Tuy nhiên, trên địa bàn đã xuất hiện ổ dịch trong khu công nghiệp, trong đó riêng Công ty Kuroda Kagaku có 12 ca mắc. Đây là ổ dịch phức tạp, xuất hiện các ca bệnh trong khu phong tỏa.
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho hay, dịch xảy ra vào giáp Tết, thời điểm khó khăn cho công tác phòng chống dịch.
Tuy nhiên, Hải Dương đã bám sát các chỉ đạo của Trung ương, sáng tạo trong công tác phòng chống dịch. Dịch xảy ra ở nhiều khu vực, nhưng Hải Dương đã kiểm soát rất tốt.
Đặc biệt, ổ dịch Công ty Poyun đã được "điểm trúng, khóa chặt" ngay từ đầu nên đã ngăn chặn được dịch bệnh lây lan tại Hải Dương và ra các địa phương khác. "Cách làm của Hải Dương cứu được sự nguy hiểm cho các địa phương khác", ông Dương nhận định.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh tại hội nghị chiều nay: "Câu hỏi lớn nhất là làm thế nào để có thể dập ổ dịch ở Hải Dương một cách nhanh nhất. Bộ Y tế đã điều những lực lượng tinh nhuệ hỗ trợ Hải Dương ngay từ đầu".
Bộ đánh giá cao Hải Dương trong việc triển khai các biện pháp chống dịch, huy động cả hệ thống chính trị tham gia chống dịch. Tỉnh đã tăng công suất xét nghiệm, đẩy nhanh truy vết, mở rộng khu cách ly...
"Tuy nhiên, từ thực tiễn chống dịch của Hải Dương, đặc biệt là ổ dịch của Cẩm Giàng... nếu chúng ta không quyết liệt, không làm nhanh nhất thì chính tình hình dịch của Hải Dương sẽ tác động đến công tác chống dịch của cả nước", Bộ trưởng Long nói rõ.
Theo Bộ trưởng Y tế, tình hình dịch bệnh tại Hải Dương có yếu tố nguy cơ cao hơn Đà Nẵng vì tốc độ lây lan nhanh, hệ số lây nhiễm cao, thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng đào thải nhanh hơn.
Bộ trưởng Long nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng có nhiều yếu tố tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp. Dù chúng ta kiểm soát được tình hình chung nhưng trong từng đơn vị cụ thể vẫn còn nhiều phức tạp, Hải Dương phải hết sức lưu ý ổ dịch Cẩm Giàng. Đây là mối lo ngại của chúng tôi".
"Tốc độ lấy mẫu và xét nghiệm phải nhanh hơn, chúng ta đang có xu hướng đi chậm, quan điểm là không nên đuổi theo dịch mà phải chặn dịch. Làm sao để trả kết quả xét nghiệm trong ngày, tránh để qua ngày. Không dồn xét nghiệm về CDC Hải Dương như hiện nay".
Liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục tập huấn cho Bệnh viện dã chiến số 2, không nên sử dụng hết công suất của bệnh viện này mà tính sẵn phương án chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện dã chiến số 3 vì có thể còn có thêm bệnh nhân...
Với quan điểm hỗ trợ tuyệt đối cho Hải Dương, Bộ Y tế sẽ tiếp tục điều nhân lực, trang thiết bị nhưng mong tỉnh Hải Dương phát huy phương châm 4 tại chỗ và quyết liệt trong chống dịch hơn nữa.
Phát biểu kết thúc hội nghị, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương, Phạm Xuân Thăng, bày tỏ cảm ơn đến sự hỗ trợ ngay lập tức của Bộ Y tế đối với tỉnh trong công cuộc phòng chống dịch.
Đồng tình với các ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế liên quan đến công tác phòng chống dịch, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương cho biết sẽ họp Thường vụ tỉnh ủy để bàn bạc, thống nhất, triển khai thêm các biện pháp chống dịch.
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Xuân Thăng khẳng định Hải Dương sẽ nỗ lực hết mình để dập dịch
Đối với các nhà máy, khu công nghiệp, Bí thư Thăng nhấn mạnh tỉnh sẽ lập các đoàn công tác đi kiểm tra quyết liệt tại các nhà máy. Đơn vị nào không đảm bảo đạt yêu cầu về phòng chống dịch thì kiên quyết không cho hoạt động sản xuất.
Bộ trưởng Y tế: Phải chấp nhận phong toả, giãn cách để chặn dịch COVID-19 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến nghị Hải Dương chấp nhận phong tỏa, giãn cách trong 2 tuần để chặn tốc độ lây lan của dịch COVID-19. Phát biểu tại hội nghị truc tuyen chi đao cong tac phong chong dich benh COVID-19 với tỉnh Hải Dương, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị tỉnh Hải Dương nghiên cứu...