Bộ trưởng Y tế Myanmar từ chức sau đảo chính giữa đại dịch COVID-19
Bộ trưởng Y tế Myanmar Myint Htwe ngày 1-2 tuyên bố từ chức sau khi quân đội đảo chính, giữa bối c ảnh nước này đang chiến đấu với đại dịch COVID-19.
Bộ trưởng Y tế Myanmar Myint Htwe – Ảnh: WHO SEARO
Trong thông điệp đăng trên trang Facebook chính thức của Bộ Y tế Myanmar, ông Myint Htwe kêu gọi các đồng nghiệp tiếp tục phụng sự người dân, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch và chương trình tiêm chủng diễn ra.
Ông Myint Htwe không nói rõ đây là quyết định tự nguyện hay bị cưỡng ép.
Myanmar khởi động chương trình tiêm vắc xin COVID-19 từ ngày 27-1, bắt đầu với nhân viên y tế và các nhân viên chống dịch tuyến đầu.
Theo Tân Hoa xã, Myanmar nhận được lượt vắc xin đầu tiên với 1,5 triệu liều Covishield của Anh. Lượng vắc xin này đủ dùng cho 750.000 người.
Hãng tin Reuters tường thuật, dư luận Myanmar chia làm hai sau khi quân đội Myanmar chiếm quyền kiểm soát tòa thị chính Yangon ngày 1-2.
Video đang HOT
Những người ủng hộ phía quân đội đổ ra khắp các tuyến phố của Yangon, phất cờ và ăn mừng cuộc đảo chính. Một đoạn ghi hình trên mạng xã hội cho thấy một đám đông tập trung bên ngoài trung tâm của Yangon để mừng việc đại tướng Min Aung Hlaing nắm quyền kiểm soát.
Thế nhưng, tinh thần ở những nơi khác lại bao phủ bởi sự sợ hãi, giận dữ và mệt mỏi.
“Tôi cảm thấy giận dữ. Tôi không muốn quân đội tiếp tục kiểm soát. Cách họ hành động giống như chế độ độc tài. Tất cả chúng tôi biết mình đã bầu cho ai” – Zizawah, một người dân Myanmar 32 tuổi, nói.
Quân đội Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm, sau khi bắt các lãnh đạo chủ chốt của chính quyền dân sự trong sáng nay 1-2, trong đó có nữ lãnh đạo Aung San Suu Kyi.
Ông Than Swe, chủ tịch Liên hiệp Hội công dân Myanmar, cho biết bản thân mong muốn bà Suu Kyi và các lãnh đạo dân sự bị bắt phải được thả lập tức. “Quân đội cần chấp nhận kết quả bầu cử 2020 và ngừng việc họ làm ngay bây giờ”, ông nói.
Tại Nhật Bản, hàng trăm người Myanmar cầm theo chân dung của bà Aung San Suu Kyi và tập trung tại thủ đô Tokyo để biểu tình phản đối vụ đảo chính.
Người biểu tình đứng bên ngoài Đại học Liên Hiệp Quốc tại trung tâm thủ đô Tokyo, đồng thời kêu gọi tổ chức quốc tế này tiếp tục phản đối động thái của quân đội Myanmar.
“Tôi lo lắng (về gia đình mình), nhưng tôi lo lắng cho bà Aung San Suu Kyi nhiều hơn” – Tin Htway, một người biểu tình 22 tuổi, chia sẻ.
Một trong những người tổ chức biểu tình cho biết gần 800 người đã xuống đường trong ngày 1-2.
Nhật Bản và Myanmar từ lâu đã có quan hệ gắn bó. Tokyo là nhà cung cấp viện trợ lớn của Myanmar trong nhiều năm qua. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng kinh doanh tại đây trong nhiều năm.
Khoảng 33.000 người Myanmar đang sống tại Nhật Bản tính tới tháng 6-2020.
Mỹ cảnh cáo 'hành động' với Myanmar
Nhà Trắng cảnh cáo Myanmar chớ cố gắng thay đổi kết quả bầu cử và sẽ hành động nếu quá trình chuyển đổi dân chủ bị cản trở sau khi có tin quân đội đảo chính.
"Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả các cuộc bầu cử gần đây hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar, và sẽ thực hiện hành động chống lại những người chịu trách nhiệm nếu những bước đi này bị đảo ngược", phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki tuyên bố.
Bà nói thêm Tổng thống Mỹ Joe Biden đã được thông báo ngắn gọn về tình hình. Mỹ là quốc gia thứ hai lên tiếng về tình hình Myanmar sau Australia. Australia yêu cầu quân đội Myanmar lập tức thả Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều lãnh đạo khác bị bắt trong cuộc đột kích sáng nay của quân đội.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sau đó cũng ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi quân đội Myanmar thả toàn bộ quan chức bị bắt.
"Chúng tôi kêu gọi các lãnh đạo quân đội Myanmar phóng thích toàn bộ quan chức chính phủ và lãnh đạo xã hội dân sự, tôn trọng ý nguyện của người dân được thể hiện qua cuộc bầu cử dân chủ hôm 8/11", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết. "Mỹ sát cánh cùng người dân Myanmar trong khát vọng của họ về dân chủ, tự do, hòa bình và phát triển. Quân đội Myanmar phải đảo ngược những hành động này ngay lập tức", tuyên bố có đoạn.
Bà Suu Kyi theo dõi tiêm chủng cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở Naypyitaw, Myanmar, hôm 27/1. Ảnh: AP
Cuộc đột kích diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và lực lượng quân đội Myanmar, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra đảo chính sau một cuộc bầu cử bị quân đội nước này cáo buộc "gian lận".
Đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuần trước từ chối loại trừ khả năng lên nắm quyền của bà để giải quyết những cáo buộc bất thường trong cuộc bỏ phiếu, tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri. Quân đội đã yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo nhưng uỷ ban không đồng ý.
Myanmar từng chứng kiến hai cuộc đảo chính vào năm 1962 và 1988, kể từ khi giành độc lập từ Anh năm 1948. Bà Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 1991, được người dân Myanmar và thế giới ca ngợi như biểu tượng đấu tranh vì tự do khi đứng lên chống lại chính quyền quân sự dù bị quản thúc suốt 15 năm.
Việc đảng NLD của bà thắng cử vào năm 2015 đã mang tới hy vọng thay đổi đất nước. Bà Suu Kyi sau đó trở thành "lãnh đạo thực quyền" của Myanmar, dù giữ chức Cố vấn Nhà nước. Đây được coi như chức danh nhằm né tránh hiến pháp Myanmar, trong đó quy định người có con hoặc vợ/chồng là công dân nước ngoài không được lên làm tổng thống. Chồng quá cố và con trai bà Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh.
Tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing, người được xem là quyền lực nhất Myanmar, tuần trước cảnh báo có thể "thu hồi" hiến pháp năm 2008 trong những trường hợp nhất định.
10 năm quân đội trở lại nắm quyền Myanmar Quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Suu Kyi và tổ chức đảo chính, 10 năm sau khi từ bỏ nắm quyền trong gần 5 thập kỷ với nước này. Năm 2010 , chính quyền do quân đội Myanmar nắm quyền tổ chức bầu cử vào đầu tháng 11, trong đó Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USUP) được quân...